Tình hình ni trồng đánh bắt, chế biến và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế biển ở Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế potx (Trang 61 - 74)

- Biển, bờ biển.

2.2.1. Tình hình ni trồng đánh bắt, chế biến và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản

hải sản

Nước ta đang bước vào tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là sự kiện trở thành thành viên thứ 150 của WTO và tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Châu Á – Thái Bình Dương vào giữa tháng 11 năm 2006. Ngành Thuỷ sản Việt Nam nói chung, thuỷ sản Nghệ An nói riêng cũng khơng nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên, q trình này cũng đặt ra những thách thức, phải cạnh tranh gay gắt, các hàng rào thương mại, như các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe.

Thuỷ sản Nghệ An trong những năm qua đã đạt những tiến bộ đáng kể, về chất lượng, mẫu mã sản phẩm ngày càng đa dạng, giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trước, trong đó ngành chế biến thuỷ sản nội địa cũng góp một phần khơng nhỏ cho q trình phát triển.

- Nguồn lợi thuỷ hải sản

Vùng biển Nghệ An có chiều dài bờ biển trên 82 km và vùng hải phận rộng khoảng 4.230 hải lý vng, từ độ sâu 40m trở vào nói chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát. Tài nguyên biển Nghệ An được đánh giá là khá phong phú, theo các tài liệu nghiên cứu, nguồn lợi hải sản khu vực biển Nghệ An có trên 267 lồi cá thuộc 91 họ, trong đó có 62 lồi có giá trị kinh tế cao, có thể chia thành 2 nhóm sau: Nhóm gần bờ có 121 lồi chiếm 45,3% (trong đó cá nổi có 20 lồi bằng 7,5%, cá đáy và gần đáy 101 lồi, tương ứng 37,8%). Nhóm xa bờ 146 lồi chiếm 54,7% (trong đó cá nổi 39 lồi bằng 14,6%, cá đáy và gần đáy 107 loài bằng 40,1%). Trữ lượng cá biển trên 80.000 tấn, trong đó cá xa bờ khoảng 50.000 tấn chiếm gần 62,0%, cho phép khai thác từ 30.000-35.000 tấn, có nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá chim; cá thu; cá hồng, nục... Có 20 lồi tơm thuộc 8 giống và 6 họ trong đó có tơm he, tơm rảo, tơm bộp, tôm vàng, tôm sắt, tôm đất, tôm sú và tôm hùm. Trữ lượng 610 - 680 tấn, phân bố tại các bãi tơm chính như: Bãi tơm từ cửa Lạch Bạng đến Lạch Quèn (huyện Quỳnh Lưu): 250 - 300 tấn. Bãi tơm Diễn Châu: 360-380 tấn, trong đó tơm he từ 100-150 tấn. Tơm hùm là loại tơm có giá trị xuất khẩu cao, có trữ lượng từ 20-25 tấn, tập trung tại các vùng rạn đá

ven các đảo và các vùng có đá ngầm trong vùng biển. Nguồn lợi mực cũng mang lại giá trị kinh tế cao cho nghề khai thác của tỉnh. Mực phân bố khắp vùng biển và khá đa dạng về thành phần lồi, nhưng qua thực tế khai thác chỉ có một số nhóm lồi đạt sản lượng cao (mực cơm, mực ống và mực nang). Khả năng khai thác mực ở vùng biển Nghệ An khoảng 1.200-1.500 tấn/năm. [61].

Mặt khác, Nghệ An nằm trong khu vực Vịnh Bắc Bộ, nơi có nghề cá phát triển lâu đời với nhiều ngư trường trọng điểm như Bạch Long Vỹ, Cơ tơ, Hịn Mê, Hịn Mát... Tổng trữ lượng hải sản khu vực Vịnh Bắc Bộ (phần biển Việt Nam) khoảng 543.269 tấn, khả năng khai thác khoảng 256.308 tấn [54]

Nguồn lợi cá nước ngọt của Nghệ An khá phong phú, phân bố tự nhiên dọc theo các hệ thống sông suối. Khu hệ cá sơng Lam gồm có 157 lồi và phân lồi thuộc 52 họ và phân họ nằm trong 17 bộ. Trong số đó có 121 lồi mới cho sơng Lam, 16 loài mới cho khu hệ cá nước ngọt miền Bắc nước ta, có hai phân lồi mới và có thể có 4 lồi mới cho khoa học. Khu hệ cá sông Lam cũng rất đa dạng về sinh thái học, có nhiều lồi cá ngắn như cá lầu, cá mát; nhiều lồi có kích thước lớn trên 30kg như cá ghé, cá bọp, cá măng….Nhiều lồi tuy kích thước nhỏ nhưng mật độ lớn như cá đục, cá mương, cá chiệc; có những lồi được nhân dân tuyển chọn làm cá nuôi truyền thống như cá chép, cá mè, cá trơi; có những lồi cá q như cá chình; có những lồi cá có ý nghĩa phịng dịch do ăn bị gậy như cá rơ, cá cờ, cá sóc; có nhiều lồi có thể làm cá cảnh và cá làm đồ dùng dạy học như cá ép, cá ngần; có những lồi cá có giá trị trên thị trường xuất khẩu như cá trê, lươn; nhiều loại ăn thực vật phù du hay thực vật thượng đẳng như cá mè, cá bóp, cá ních, có chuỗi thức ăn ngắn nên hiệu suất sinh học cao.

+ Diện tích ni trồng thuỷ sản.

Theo thống kê hàng năm của ngành thuỷ sản thì diện tích ni liên tục tăng trong những năm gần đây, năm 2001 diện tích ni mới đạt 13.277ha, đến năm 2007 tồn tỉnh đưa vào nuôi 19.800. Trong đó, diện tích nước ngọt là 17.800, diện tích mặn lợ đã sử dụng là 2.000ha.

Bảng 2.1: Diện tích ni trồng thuỷ sản giai đoạn 2003-2007

Nguồn: Cục Thống kê; Sở Nông nghiệp & PTNT, 2007. * Diện tích ni ngọt

- Trong lĩnh vực ni thuỷ sản của tỉnh Nghệ An thì mức độ phát của hình thức ni trong ao hồ nhỏ là mạnh mẽ nhất thể hiện qua sự gia tăng của diện tích, một số vùng sản xuất lúa kém hiệu quả đã được quy hoạch và chuyển sang nuôi cá thương phẩm, nhiều hộ gia đình đã đầu tư đào thêm ao, mở rộng diện tích ni.Năm 2003, diện tích ni cá trong ao hồ nhỏ là 6.447 ha thì năm 2007 đã tăng lên 6.850ha.

Nguyên nhân của sự gia tăng: hiện nay nhu cầu sử dụng nguồn dinh dưỡng có nguồn gốc thuỷ sản ngày càng tăng, sản phẩm thuỷ sản dễ tiêu thụ (có thể tiêu thụ tại chỗ hoặc tiêu thụ ở thị trường khác do hệ thống giao thông thuận tiện). Mức đầu tư chỗ nuôi cá khơng cao có thể tận dụng các sản phẩm sẵn có của gia đình, địa phương như rau,

2003 2004 2005 2006 2007 1. Diện tích ni trồng Ha 14.895 15.750 17.000 19.704 19.800 2. Diện tích ni ngọt Ha 13.500 14.400 15.000 17.704 17.800 3. Trong đó 4. Diện tích ni cá lúa Ha 4.895 5.000 5.500 6.400 6.500 5. Diện tích ni rơ phi Ha 247 394 500 700 900 6. Số lồng nuôi cá Lồng 510 560 511 651 651 7. Diện tích ni nước lợ Ha 1.395 1.350 2.000 2.000 2.000 8. Trong đó 9. Ni tơm Ha 1.150 1.247 1.470 1.617 1.650 10. Nuôi TC&BTC Ha 420 615 800 950 1.100

cám, phân chuồng..., mức độ rủi ro thấp, hiệu quả từ nuôi cá tuy chưa thực sự cao do nhiều hạn chế nhưng do thu nhập cao, ổn định hơn trồng lúa và chăn nuôi gia súc nên đã được người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất.

Trong thời gian gần đây, phong trào nuôi cá trên ruộng lúa ở Nghệ An đang phát triển rất mạnh, bước đầu đã chứng minh hiệu quả kinh tế rõ rệt trên vùng ruộng trũng. Diện tích ni cá lúa tăng đều trong thời gian qua: năm 2003 tồn tỉnh có 4.895 ha ni cá lúa thì đến năm 2007 đạt 6.500 ha (tăng 32,7%).

* Diện tích mặn lợ:

Trong những năm qua đặc biệt là từ năm 2003, diện tích ni tơm được phát triển mạnh chiếm 88% tổng diện tích ni thuỷ sản mặn lợ. Năm 2003 toàn tỉnh mới chỉ có 1.150ha thì đến năm 2007 đã có 1.650ha trong đó có 1.100 ha ni tơm thâm canh và bán thâm canh. .

* Quy mô đánh bắt

Lực lượng tàu thuyền đánh bắt hải sản.

Số lượng tàu thuyền khai thác hải sản của tỉnh Nghệ An tăng hàng năm, từ 2.905 chiếc năm 2001 tăng lên 4.097 chiếc năm 2008, tương ứng với tổng công suất từ 115.327 CV lên 195.000 CV. Cơng suất bình qn của 1 tàu tăng từ 40 CV/tàu lên 47,6 CV/tàu năm 2008.

Bảng 2.2: Diễn biến tàu thuyền khai thác giai đoạn 2001-2007

Nhóm tàu Số lượng tàu thuyền theo các năm (chiếc)

2003 2004 2005 2006 2007 2008 Dưới 20CV 1.071 1.059 1.117 930 916 919 Từ 21-50CV 1.155 1.232 1.475 1.535 1.535 1.560 Từ 50-90CV 357 375 863 870 884 980 Trên 90CV 447 449 444 465 465 638 Tổng cộng 3.030 3.115 3.899 3.800 3.800 4.097 Tổng công suất (CV) 143.321 152.389 163.509 169.000 170.000 195.000 Công suất BQ (CV/tàu) 47,3 48,9 41,9 44,5 44,7 47,6

Nguồn: Sở Nông nghiệp& PTNT Nghệ An, tháng 9/2008.

Từ 2003 đến nay, đội tàu khai thác thuỷ sản của Nghệ An có sự thay đổi đáng kể về số lượng và công suất máy. Cơ cấu đội tàu phát triển theo hướng giảm dần loại tàu thuyền có cơng suất nhỏ < 20CV và tăng mạnh số lượng loại tàu có cơng suất từ 20 - 50CV. Điều này được giải thích là do ngư dân tự cải tiến lắp thêm máy (loại 12 - 18CV) để tăng thêm sức kéo (loại 24 - 45CV). Mặc dù đội tàu này được nâng cấp máy tàu nhưng vẫn chủ yếu hoạt động khai thác ở vùng rộng và ven bờ, cơng nghệ khai thác cịn chậm đổi mới.

Kết thúc chương trình khai thác hải sản xa bờ, tồn tỉnh đã được đầu tư, đóng mới 67 chiếc tàu có cơng suất từ 105 - 390CV (tổng cơng suất 14.158CV). Chương trình khai thác hải sản xa bờ tạo ra động lực cho việc phát triển đội tàu khai thác hải sản ở vùng khơi, từ chỗ 1 số đội tàu khai thác có hiệu quả, nhiều hộ ngư dân đã tự bỏ vốn đóng mới tàu thuyền có cơng suất từ 90 - 300CV để khai thác hải sản ở vùng khơi, đưa tổng số tàu khai thác thuỷ sản ở vùng khơi năm 2008 lên 638 chiếc, chiếm 16% số lượng tàu thuyền hiện có.

Bên cạnh đó, một số hộ ngư dân chưa đủ năng lực để đóng tàu to máy lớn khai thác xa bờ thì đóng mới, cải hốn tàu thuyền, lắp thêm máy đẩy để có cơng suất máy từ 45 - 90CV, khai thác ở vùng giữa khơi và rộng.

* Cơ cấu nghề nghiệp

Cơ cấu nghề nghiệp khai thác rất đa dạng, từ các nghề khai thác truyền thống ven bờ đến các nghề khai thác xa bờ và đặc biệt là một số nghề mới du nhập về địa phương.

Bảng 2.3: Cơ cấu nghề nghiệp tàu thuyền khai thác

Nghề khai thác Nhóm cơng suất (CV) Tổng 0-20 21-50 51-90 91-140 140- 300 > 300 Câu tay cá 63 81 61 3 3 211 Câu tay mực 20 12 150 74 4 260 Chụp 153 375 175 36 6 745 Giã đôi 8 354 46 408 Giã đơn 180 360 40 6 2 588 Mành 56 35 1 92 Bóng ốc, ghẹ 5 26 31 Rê 233 121 50 404 Rê ba lớp 260 69 3 332 Te 12 15 4 31 Vây 43 29 4 15 21 2 114 Vó ánh sáng 22 69 82 65 6 244 Xăm 18 187 32 44 1 282 Bẫy 2 2 Vớt sứa, ruốc 678 678 Đáy 37 1 1 39 Khác 13 2 1 1 17 Tổng 1.594 1.535 884 377 78 10 4.478

Phần trăm (%) 36 34 20 8 2 100

Nguồn: Sở NN&PTNT và các huyện thị , 2007.

Tồn tỉnh có tổng số 4.478 thuyền nghề; trong đó chủ yếu nhóm tàu nhỏ hơn 20CV (36 %), hoạt động khai thác bằng các loại nghề ven bờ như cá tôm, moi, rê (lưới bén) ven bờ, cửa sông , rê 3 lớp.

Tiếp theo là nhóm tàu 21- 50 CV có 1.535 chiếc (chiếm 34 %), đây là đội tàu hoạt động ở làn nước vùng lộng (từ 10-40m nước), ngư cụ chủ yếu là nghề mang tính đặc trưng của vùng lộng như giã cá, cá tơm moi, xăm, rê, chụp mực.

Nhóm tàu có cơng suất 51-90 CV hoạt động giữa khơi và lộng, khai thác có hiệu quả như câu mực, chụp mực.

Nhóm tàu khai thác xa bờ (>90CV) là 465 chiếc, chiếm 11% tổng số tàu thuyền toàn tỉnh, khai thác hải sản vùng khơi bằng các loại nghề chụp mực, vây rút chì, vó ánh sáng và câu vàng. Như vậy, có tới 70 % số tàu thuyền lắp máy từ dưới 50 CV đang hoạt động khai thác vùng lộng và ven bờ. Chỉ có 11 % tàu thuyền hoạt động thưa thớt ở vùng khơi. Đây là một thách thức lớn đối với công tác quy hoạch, điều chỉnh hợp lý khai thác giữa các vùng khai thác, khai thác gắn với tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản vùng biển.

* Năng suất, sản lượng

Năm 2001 là 30.502 tấn, đến năm 2007 tăng lên 48.163 tấn, tăng gần 60 % so với năm 2001. Sự tăng lên của tổng sản lượng chủ yếu là do sản lượng khai thác cá biển tăng; riêng sản lượng mực và sản lượng tôm không biến động lớn. Sản lượng cá biển tăng là do tăng sản lượng khai thác vùng khơi. Trong 48.168 tấn sản lượng khai thác năm 2007, có gần 20.000 tấn khai thác vùng khơi, chiếm 45% tổng sản lượng khai thác.

Bảng 2.4. Sản lượng khai thác hải sản giai đoạn 2003-2007

Nhóm sản phẩm

Sản lượng khai thác qua các năm (tấn)

2003 2004 2005 2006 2007

Cá 30.350 32.689 32.557 34.938 37.632

Mực 3.200 2.600 3.500 4.000 4.200

Khác 2.382 2.663 5.680 4.019 5.631

Tổng cộng 36.732 38.552 42.337 43.557 48.163

Chỉ số phát triển (%) 107 105 110 103 110

Nguồn: Cục thống kê, 2007 và Sở Nông nghiệp & PTNT, 2008.

Năng suất bình quân cơ bản ổn định qua các năm, dao động trong khoảng từ 0,25 đến 0,28 tấn/CV. Việc tăng công suất tàu thuyền tương ứng với sản lượng tăng lên.

Bảng 2.5. Năng suất khai thác hải sản bình quân giai đoạn 2003-2007

Chỉ tiêu

Theo các năm

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng sản lượng (tấn) 36.732 38.552 42.337 43.557 48.163 Tổng công suất (CV) 143.321 152.389 163.509 169.000 170.000

Năng suất BQ

(tấn/CV) 0,26 0,25 0,26 0,26 0,28

Biểu đồ 2.1: Năng suất bình quân

Năng suất bình quân

0,230,24 0,24 0,25 0,26 0,27 0,28 0,29

+ Chế biến và xuất khẩu. Chế biến thuỷ sản

- Giá trị, sản phẩm

Chế biến thuỷ sản đã phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, chất lượng hàng hoá, mẫu mã, thương hiệu đã được quan tâm chú trọng và không ngừng mở rộng thị trường. Giá trị chế biến xuất khẩu năm 2007 đạt 13 triệu USD, trong đó xuất khẩu trực tiếp 1.5 triệu USD, uỷ thác 4 triệu USD, xuất tiểu ngạch 7.5 triệu USD. Sản phẩm qua chế biến, bảo quản đông lạnh đạt 2.550 tấn; sản phẩm sơ chế, khô (cá, mực,…) xuất tiểu ngạch đạt 4.800 tấn. Sản xuất được 16 triệu lít nước mắm; mắm các loại đạt 5.700 tấn; bột cá đạt 2.000 tấn.

Bảng 2.6: Giá trị-sản phẩm chế biến giai đoạn 2003-2007 TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Chế biến xuất khẩu 1.1 Sản phẩm Tấn 5.570 6.490 6.700 7.100 7.350 1.1. 1 Sản phẩm đông lạnh Tấn 1.170 1.600 2.000 2.400 2.550 Cá đông lạnh Tấn 100 100 100 100 150 Tôm đông lạnh Tấn 800 700 1.000 1.100 1.100 Mực đông lạnh Tấn 220 600 700 900 900 Hải sản đông lạnh khác Tấn 50 200 200 300 400 1.1. 2 Sản phẩm sơ chế Tấn 4.400 4.890 4.700 4.700 4.800 Cá các loại Tấn 1.750 1.850 1.850 1.850 1.900 Mực khô Tấn 400 450 500 500 550 Mực tươi Tấn 1.250 1.390 1.350 1.350 1.350 Sản phẩm khác Tấn 1.000 1.200 1.000 1.000 1.000

1.2 Giá trị xuất khẩu Triệu

USD 14 12,3 12,6 14,5 13,0 Xuất trực tiếp Triệu

USD 3,6 0,3 - 2 1,5

Xuất uỷ thác Triệu

USD 3,1 4,5 5,1 5 4

Tiểu ngạch Triệu

USD 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5

2.1 Nước mắm Triệu

lít 13,5 14,0 15,0 15,0 16,0 * Cơ sở CB nhân dân Cơ

sở 213 235 250 250 250 2.2 Mắm các loại Tấn 4.500 5.000 5.000 5.600 5.700 2.3 Bột cá Tấn 300 1.200 1.500 2.000 2.000 * Số nhà máy CB bột cá Nh. máy 1 4 4 4 4

Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT. - Năng lực và công nghệ

Cơ sở chế biến xuất khẩu đã và đang từng bước được đầu tư về qui mô cũng như thiết bị, công nghệ sản xuất. Đã và đang thực hiện đổi mới từng phần công nghệ như cơng nghệ đóng gói chân khơng, cơng nghệ Sashimi, cơng nghệ sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng. Các doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH thu mua và chế biến xuất khẩu thuỷ sản ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, đã thu mua và chế biến số lượng lớn trong tổng sản phẩm của tỉnh. Sản phẩm chế biến ngày một đa dạng và có nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao. Một số cơ sở chế biến được nâng cấp, xây dựng mới như

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế biển ở Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế potx (Trang 61 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)