0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Du lịch biể n đảo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: KINH TẾ BIỂN Ở NGHỆ AN TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ POTX (Trang 79 -83 )

- Cảng Nghệ Tĩnh:

2.2.5. Du lịch biể n đảo

Từ xa xưa, những vùng ven biển, vùng đảo hoang sơ đã thu hút con người đến nghỉ ngơi khám phá và sinh sống. Ngày nay, với sự đa dạng các loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, lặn biển, lướt ván, bơi thuyền, vượt sóng,… Du lịch đã trở thành

ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước có biển, đảo. Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng phát triển du lịch biển đảo đã được khẳng định.

Nghị quyết số 16/NQ/TW của BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An về ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW4 đã xác định: “Đẩy mạnh phát triển du lịch biển, đảo và ven biển trở thành kinh tế chủ lực của kinh tế biển và ven biển Nghệ An…”.

Tiềm năng du lịch biển đảo là rất lớn, thực tế đã chứng minh điều đó trong hoạt động khai thác du lịch biển, đảo những năm qua tại Nghệ An.

Thực trạng tiềm năng và công tác phát triển du lịch biển đảo tại Nghệ An thời gian qua:

- Tiềm năng lợi thế phát triển du lịch biển Nghệ An. + Điều kiện tự nhiên:

Nghệ An có 82 km bờ biển trải dài từ Quỳnh Lưu đến cửa hội với nhiều bãi tắm đẹp như bãi biển Cửu Lò, Nghi Thiết, Bãi Lữ (Nghi Lộc), Diễn Thành, Diễn Hải (Diễn Châu), Quỳnh Phương, Quỳnh Bảng, Quỳnh Liên..(Quỳnh Lưu), cùng với nhiều di tích lịch sử văn hố, danh lam thắng cảnh, có khả năng để xây dựng và phát triển thành nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn.

Các bãi biển Nghệ An thoải, cát mịn, nước trong, phần nhiều cịn mang tính hoang sơ, có cảnh quan thiên nhiên đẹp rất thuận lợi cho việc khai thác, phục vụ du lịch biển như: Bãi tắm Cửa Lò 800 ha, bãi Nghi Thiết 100 ha, bãi Cửa Hiền 150 ha, bãi Quỳnh Phương – Quỳnh bảng 670 ha, bãi Diễn Thành 100 ha, Bãi Lữ 52 ha.

Nước biển tại đây có độ mặn khơng vượt q 30%, sóng trung bình khoảng 1-1,3 mét rất thích hợp cho hoạt động vui chơi giải trí.

Với địa hình có nhiều bán đảo nhỏ nhơ ra như: đảo Lan Châu, Hịn Ngư (Cửa Lò), Mũi Rồng, Tiên Phong (Nghi Lộc), Hòn Câu (Diễn Châu)… tạo cho biển Nghệ An có nhiều bãi tắm riêng biệt, có thể làm công viên du lịch và khu nghỉ dưỡng du lịch sinh thái.

Tại các bãi biển Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu có nhiều đồi núi, độ cao khơng quá 500 m so với mực nước biển, với các khu rừng tái sinh, rặng phi lao, rừng ngập mặn

xanh tốt, tạo cho cảnh quan thiên nhiên nơi đây nét nguyên sơ, khơng khí trong lành, rất thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái.

Đặc biệt, cách Cửa Lò 4 km là đảo Ngư, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có chùa Ngư, có thể xây dựng thành khu du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, tâm linh, tắm biển, nghỉ dưỡng và nuôi thả động vật hoang dã. Xung quanh đảo Ngư có mực nước sâu trên 10m, đáy biển gồ ghề, có nhiều loại hải sản sinh sống, thích hợp du lịch lặn biển.

+ Tài nguyên du lịch nhân văn:

Vùng ven biển Nghệ An có trên 324 di tích, danh thắng, chiếm 31% tổng di tích danh thắng tồn tỉnh, trong đó có 50 di tích, danh thắng đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Nhiều di tích, danh thắng đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn như: Đền Cờn, Đền Cuông, đền thờ Cương quốc công Nguyễn Xý, đền Vạn Lộc, đình làng Quỳnh Đơi, đền thờ vua Quang Trung, và lâm viên Núi Quyết, rừng Bần ngập mặn Hưng Hoà, Hồ Vực Mấu, hồ Xuân Dương, lèn Hai Vai, di chỉ khảo cổ Quỳnh Văn…

Cùng với các di tích lịch sử văn hố, vùng ven biển Nghệ An có nhiều lễ hội dân gian, truyền thống. Các lễ hội còn lưu giữ được những nét văn hoá riêng từng vùng miền, tái hiện lại phong tục tập quán và cuộc sống của nhân dân vùng biển, có sức hấp dẫn thu hút khách du lịch như: Lễ cầu ngư của nhân dân vùng biển, lễ hội Đền Cuông, lễ hội đền Cờn, lễ hội đền thờ Cương Quốc công Nguyễn Xý, lễ hội đền Vạn Lộc…

Cùng với các lễ hội tại các địa bàn ven biển, còn lưu giữ những làn điệu dân ca, hị vè, hát ví dặm, ca trù…

Đặc biệt, vùng ven biển Nghệ An có nhiều đặc sản và các món ăn ngon, hấp dẫn khách du lịch như: Tôm, cua, ghẹ, mực nhảy, cà pháp Nghi Lộc, canh lá lằng (Quỳnh Lưu), cháo lươn Vinh, cam Xã Đoài, nước mắm Vạn Phần… nhiều làng nghề truyền thống sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như: nghề mây tre đan ở xã Nghi Long (Nghi Lộc), nghề đúc rèn Nho Lâm (Diễn Châu)…

- Thực trạng về đầu tư phát triển du lịch. + Về hạ tầng phục vụ du lịch.

Trong những năm qua, nhận thức rõ tiềm năng, lợi thế và hiệu quả to lớn của việc phát triển du lịch biển, Nghệ An đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật với

tổng mức vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Hệ thống đường giao thông đến các khu điểm du lịch Nghệ An đã được nâng cấp một bước. Từ quốc lộ 1A đã có các tuyến đường bộ dẫn đến các bãi biển của Nghệ An. Các tuyến đường Vinh – Cửa lò, Nam Cấm – Cửa Lị, đền Cng – Cửa Hiền và đường ven biển Nghi Lộc – Quỳnh Lưu tiếp tục được nâng cấp mở rộng. Nhờ đó ven biển có hệ thống hạ tầng khá tốt để phát triển du lịch.

+ Về cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch.

Trong thời gian qua việc đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú du lịch đã có tốc độ phát triển nhanh. Năm 2002 các huyện thị ven biển mới chỉ có 108 cơ sở lưu trú với 2.775 phòng, 5.696 giường, tập trung ở khu vực Vinh và thị xã Cửa Lị, thì đến năm 2008 các địa phương ven biển đã có 344 cơ sở lưu trú với 8574 phịng, 17067 giường, trong đó có 1832 phịng với 3721 đủ tiêu chuẩn quốc tế. Phân bố theo khu vực như sau.

Khu vực thành phố Vinh: có 94 cơ sở lưu trú với 2527 phòng, 4746 giường; TX Cửa Lị có 214 cơ sở lưu trú với 5340 phịng, 11132 giường; Quỳnh lưu có 15 cơ sở lưu trú với 206 phịng, 400 giường; Diễn Châu có 18 cơ sở lưu trú với 325 phịng, 531 giường; Nghi Lộc có 03 cơ sở lưu trú với 176 phịng, 258 giường và hàng trăm quán gió, nhà hàng nằm trên các bãi biển.

Quy mô và chất lượng khách sạn được xây dựng đã có xu hướng chất lượng ngày càng cao và quy mô ngày càng lớn, với hệ thống dịch vụ khá đa dạng. Năm 2002 các huyện, thị ven biển có 03 cơ sở lưu trú đạt hạng 2 sao, 02 khách sạn dạng 1 sao, thì đến năm 2008 đã có 01 khách sạn 4 sao, 7 khách sạn 3 sao, 13 khách sạn 2 sao, 02 khách sạn 1 sao, và trên 200 cơ sở lưu trú du lịch khách đạt tiêu chuẩn tối thiểu.

Vốn đầu tư cho các cơ sở lưu trú cũng tăng nhanh. Năm 2002 các huyện thị vùng ven biển mới có mức đầu tư 420,7 tỷ đồng, đến năm 2008 đã tăng lên mức 1.687,5 tỷ đồng.

Hiện tại một số đơn vị đầu tư xây dựng sản phẩm, du lịch, dịch vụ cao cấp tại Cửa Lò như dự án khu du lịch 4 mùa do Tổng công ty du lịch Hà Nội đầu tư xây dựng, dự án Tổ hợp sân gôn, khách sạn , biệt thự cao cấp, với diện tích 132,7 ha, vốn đầu tư hơn 1.527 tỷ đồng…

- Thực trạng về hoạt động kinh doanh du lịch Nghệ An.

Trong thời kỳ 2002 – 2008, lượng khách đến các điểm du lịch vùng ven biển tăng nhanh với tốc độ trung bình 22,08% / năm, trong đó khách du lịch quốc tế có xu thế tăng đều hằng năm. Tỷ trọng khách du lịch ven biển hàng năm chiếm 75% tổng lượt khách du lịch đến Nghệ An. Năm 2002 các địa phương ven biển mới đón được 651.193 lượt khách du lịch đến tham quan tắm biển, nghỉ dưỡng, thì đến năm 2005 đạt 1.368.796 lượt người và đến năm 2008 đạt: 2.150.000 lượt người.

Khách du lịch đến các điểm du lịch biển Nghệ An thời kỳ 2002-2008 phần lớn là khách du lịch nội địa, trong đó khách từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc chiếm 70-75%.

Về khách du lịch quốc tế: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế bình quân hàng năm từ 15-18%/năm. Cơ cấu khách quốc tế đến các khu, điểm du lịch biển Nghệ An thay đổi không lớn. Và chủ yếu vẫn là khách từ các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á, khách từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ tăng khơng đáng kể. Khách có nhu cầu du lịch thuần tuý, thăm người thân chiếm tỷ trọng từ 20-30% trong đó phần lớn khách từ Đơng Bắc Thái Lan, Lào đến Nghệ An theo đường 8, đường 9 và quốc lộ 7.

Giai đoạn 2002-2008, doanh thu du lịch biển có tốc độ tăng trưởng bình qn hàng năm đạt 27%/năm. Năm 2003 đạt 154,592 tỷ đồng và đến năm 2008 đạt 690,352 tỷ đồng.

Có thể khẳng định, trong thời gian qua, du lịch vùng ven biển và hải đảo luôn chiếm tỷ trọng lớn đối với du lịch Nghệ An và đã đóng góp một nguồn thu đáng kể cho ngân sách tỉnh, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho hàng ngàn lao động trong ngành cũng như ngồi xã hội; góp phần đảm bảo an ninh quốc phịng, bảo vệ mơi trường biển và thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: KINH TẾ BIỂN Ở NGHỆ AN TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ POTX (Trang 79 -83 )

×