Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế biển ở Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế potx (Trang 91 - 95)

- Cảng Nghệ Tĩnh:

2.3.3. Những vấn đề đặt ra

Đối với các ngành kinh tế biển luôn cần đạt tốc độ tăng trưởng bình quân, đặc biệt là những khâu đột phá theo lĩnh vực ngành kinh tế có thế mạnh của tỉnh. Trong đó các ngành kinh tế biển được xác định có các chính sách đầu tư thích hợp để kinh tế biển phát triển xứng đáng với tiềm năng. Những năm qua có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, địa phương cho phát triển kinh tế biển, ven biển. Do đó, kinh tế biển đã có những bước đột phá, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Mặc dù thời tiết khí hậu khắc nhiệt, đã tác động một phần nào đến phát triển kinh tế biển Tỉnh Nghệ An bình quân mỗi năm chịu tác động từ 3-5 cơn bão từ biển đổ vào đất liền, sức gió từ cấp 8 trở lên, có khi giật lên cấp 12, bão thường kèm theo mưa to, sóng lớn, triều cường (vào khoảng tháng 8-11) gây thiệt hại lớn về tài sản và tính mạng của nhân dân.

Trong những năm qua khai thác tiềm năng thế mạnh từ biển, đã thu hút được nguồn nhân lực từ vùng ven biển và các địa phương phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế biển, đã góp phần vào xố đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân vùng ven biển, đặc biệt ngành thuỷ sản và du lịch đã đóng một vai trị là ngành kinh tế mũi nhọn, giải quyết được nhiều công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho nhân dân thu về nhiều ngoại tệ ngày càng cao cho tỉnh.

Mặc dù vậy, kinh tế biển của Nghệ An quy mơ phát triển cịn nhỏ, cơ sở hạ tầng, trình độ lực lượng sản xuất tham gia vào hoạt động kinh tế biển còn yếu. Cơ cấu các ngành kinh tế biển chưa đồng đều, thiếu đồng bộ ít có sự liên kết của các ngành trong kinh tế biển.

Như vậy để thực hiện thành công phát triển kinh tế biển, Nghệ An cần nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân về vị trí, vai trị to lớn của kinh tế biển trong quá trình CNH,HĐH với sự nghiệp xây dựng bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Tiểu kết chương 2

Trong q trình phân tích tiềm năng, lợi thế kinh tế biển Nghệ An cho thấy kinh tế biển thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút nhiều nguồn lực tham gia vào quá trình phát triển của các ngành kinh tế biển có nhiều tiềm năng để phát triển thành ngành kinh tế chủ đạo.

Với sự thu thập xử lý số liệu, luận văn đã phân tích các ngành kinh tế biển của Nghệ An, trong đó luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng và những yếu tố phát triển của ngành du lịch cùng với sự phát triển của ngành thuỷ sản mà được Nghệ An xem là ngành kinh tế mang tính đột phá của tỉnh.

Đối với ngành du lịch, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động du lịch Nghệ An trong những năm qua còn một số hạn chế cần khắc phục. Quy hoạch chưa tính đến đặc thù của vùng biển, đảo Nghệ An, đặc thù khách du lịch biển. Phần lớn quy hoạch nghiêng về đơ thị hố, hoặc là quy hoạch khu du lịch ở một vùng biển, đảo mang tính khí hậu bốn mùa rõ rệt, phần lớn mới đáp ứng phần nào khách du lịch nội địa và gần như chưa đáp ứng được khách du lịch quốc tế. Chất lượng quy hoạch chưa cao, xây dựng ồ ạt dẫn đến tình trạng phá vỡ cảnh quan, gây ơ nhiễm môi trường.

Quy mô, chất lượng hệ thống giao thông chưa đáp ứng yêu cầu. Năng lực quản lý kém, các doanh nghiệp du lịch hầu hết thuộc vào vừa và nhỏ, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chưa phong phú, sức cạnh tranh thấp. Nguồn nhân lực cho du lịch còn hạn chế.

Phát triển du lịch biển đang đứng trước những nguy cơ ô nhiễm môi trường do quy hoạch và quản lý đô thị chưa được triển khai kịp thời, công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đối với ngành thuỷ sản quá trình chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ ngành còn chậm, nhất là cơ cấu giữa khai thác vùng lộng với vùng khơi; giữa khai thác với nuôi trồng.

Năng suất nuôi trồng thuỷ sản chưa cao, chưa thật sự ổn định, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích ni cịn thấp. Diện tích đưa vào ni trồng thuỷ sản cịn thấp so với tiềm năng; diện tích ni thâm canh chưa nhiều, chủ yếu quy mô nhỏ. Sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản đưa vào chế biến xuất khẩu chiếm tỷ trọng thấp và đơn điệu.

Khai thác thuỷ sản thiếu tính bền vững, mơi trường, mơi sinh vùng biển ngày càng bị xâm hại. Ngư trường, nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm. Công nghệ khai thác còn lạc hậu, cơng suất bình qn trên đơn vị tàu thuyền nhỏ; sản lượng đánh bắt vùng khơi tăng chậm, hiệu quả đánh bắt xa bờ đạt thấp.

Chế biến thuỷ sản còn nhiều hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa mang tính cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của các đơn vị chế biến thuỷ sản chưa đáp ứng được yêu cầu

hội nhập. Giá trị xuất khẩu tăng hàng năm nhưng tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp nhỏ so với quy mô nuôi trông thuỷ sản của tỉnh.

Quá trình chỉ đạo chưa được thường xuyên, cơng tác chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản chưa rõ ràng, Chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chậm được ban hành, nên chưa tạo được động lực cho các DN phát triển, nhất là các doanh nghiệp chế biến.

Năng lực các Doanh nghiệp chế biến trong tỉnh còn nhỏ và yếu cả về cán bộ, công nghệ, năng lực tài chính và cơng tác thị trường. Nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu trên địa bàn tỉnh cịn mang tính thời vụ, phát triển về chiều rộng, chưa thật sự đi vào chiều sâu.

Vốn cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình vay để đầu tư phát triển kinh tế thuỷ sản vẫn cịn nhiều khó khăn.

Giá đầu vào của cả khai thác, chế biến và nuôi trồng tăng cao, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất. Nguồn lợi thuỷ sản ngày một giảm dần, nhất là một số sản phẩm có giá trị xuất khẩu như mực, tơm.

Do tính đặc thù của thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên việc sản xuất một số giống mới có giá trị kinh tế cao gặp khó khăn. Mặt khác, nguồn lợi biển tuy đa dạng về loài, nhưng trữ lượng mỗi một lồi khơng lớn, do đó ảnh hưởng nhiều đến quá trình thu hút đầu tư phát triển các cơ sở chế biến.

Việc phát triển du lịch và nuôi trồng thuỷ sản không theo quy hoạch và chưa chú ý đến đảm bảo điều kiện an tồn mơi trường sinh thái và an toàn thực phẩm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng mang tính chất lâu và dài về môi trường, xã hội- kinh tế của tỉnh. Như vậy, để kinh tế biển phát triển một cách bền vững, đặc biệt là du lịch và thuỷ sản cần phải có những giải pháp mang tính chất khả thi, tồn diện và bền vững thì kinh tế biển mới đưa lại hiệu quả như mong đợi.

Chương 3

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế biển ở Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế potx (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)