- Cảng Nghệ Tĩnh:
2.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu kinh tế biển Nghệ An đã đạt được, vẫn tồn tại những hạn chế yếu kém sau.
Mặc dù kinh tế biển đóng một vai trị quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, song nhận thức về kinh tế biển, vai trò của biển về kinh tế cũng như an ninh, quốc phòng của các cấp, các ngành và nhân dân chưa thật sự đầy đủ, chính vì vậy chưa tích cực triển khai thực hiện tốt vai trị của mình, đặc biệt là đề ra các chính sách ưu tiên cho phát triển kinh tế biển. Từ đó, dẫn đến.
Phát triển kinh tế biển chưa thật sự tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, hiệu quả đưa lại còn thấp, bên lợi thế về tự nhiên chưa được khai thác một cách triệt để, chủ yếu chỉ tập trung ở ngành nuôi trồng thuỷ sản và du lịch; các ngành kinh tế biển như khai thác hải sản xa bờ, công nghiệp đóng tàu, vận tải biển, cảng biển, phát triển rừng
ngập mặn,nghề muối và các hoạt động dịch vụ khai thác liên quan đến biển, ven biển còn phát triển chậm và đầu tư chưa đúng mức.
Cơng nghiệp và dịch vụ chưa đa dạng, chưa đóng góp nhiều trong q trình tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó cơ cấu kinh tế và chuyển dịch kinh tế còn chậm, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trong nội bộ ngành kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm chưa tăng nhanh, chưa tạo ra nhiều sản phẩm mang tính chủ lực trong cạnh tranh.
Đặc biệt những cư dân vùng ven biển cịn gặp nhiều khó khăn. Thu nhập chủ yếu là từ nơng nghiệp, chính những tư duy đó nên nơng nghiệp còn phát triển về quy mơ, chưa có sự cân đối ở chăn nuôi và trồng trọt; tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản đã được chú trọng và có tốc độ phát triển nhanh, song sản xuất sản phẩm có tính cạnh tranh chưa cao. Nhiều nơng dân đã tham gia vào khai thác hải sản nhưng chỉ xem đây là một hình thức kiếm sống cuối cùng dẫn đến số lượng người tham gia khai thác khu vực ven bờ tăng lên làm cho sản lượng ngày một cạn kiệt.
Bên cạnh đó thời tiết, khí hậu Nghệ An khắc nghiệt, gió lào, nắng nóng đã tác động đến hệ sinh thái, mơi trường biển vì vậy làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cộng đồng cư dân ven biển. Thời tiết nắng nóng, gió lào làm cho nhiệt độ tăng cao lên mức làm nhiều loài sinh vật, trong đó các lồi thuỷ hải sản chết hàng loạt gây thiệt hại cho nông dân nuôi trồng thuỷ sản. Mặt khác, trong sự nghiệp văn hoá - xã hội đã đạt nhiều kết quả, nhưng trên một số lĩnh vực, như công tác quản lý, an ninh xã hội trên địa bàn cịn có nhiều bất cập bức xúc chưa được giải quyết, các hành vi làm trái pháp luật và nhận thức về pháp luật trên biển chưa đầy đủ vẫn diễn ra như tình trạng sử dụng thuốc nổ, xung điên để đánh bắt hải sản, đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, huỷ diệt mơi trường sinh thái, trình độ dân trí tham gia vào kinh tế biển chưa được nâng cao, cuộc sống của cư dân cịn gặp nhiều khó khăn.
2.3.2.2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan:
Kiểu bờ biển giáp núi Bắc Quỳnh Lưu (tiếp giáp với tỉnh Thanh hoá đến xã Quỳnh Lộc huyện Quỳnh Lưu và đoạn từ Xã Diễn Trung huyện Diễn Châu đến xã Nghi thiết huyện Nghi lộc): địa hình bao gồm các dãy núi ăn sát ra biển có xen kẽ bãi cát nhỏ.
Kiểu bãi ngang (đoạn từ xã Quỳnh Phương huyện Quỳnh Lưu đến xã Diễn Trung huyện Diễn Châu và đoạn Thị xã Cửa Lò ): bao gồm các bãi cát được bồi đắp của sóng biển thỉnh thoảng có một vài quả núi độc lập sát biển.
Bờ Biển tỉnh Nghệ An phần lớn là phù sa và cát. Cơ chế hình thành bờ biển chủ yếu là quy trình bồi tích phù sa và cát. Ngồi ra ở bờ biển Nghi Lộc có q trình mài mịn từ các đồi đá tại chỗ do sóng biển mà tạo nên: Kiểu bờ biển đồng bằng bồi tích thấp (bờ biển vùng cửa sông) đặc điểm Nghệ An là có nhiều sơng, suối chia cắt đồng bằng, sơng thường ngắn, có độ dốc lớn, lưu vực hẹp vì thế dễ bị ngập úng khi có mưa lớn đầu nguồn. Để bảo vệ đồng ruộng, dân cư, ngăn nước mặn, các vùng cửa sông đều hình thành hệ thống đê biển và cửa sơng (tồn tỉnh có 180,5km).
Kiểu bờ biển bồi tích mài mịn là bờ biển cát, được hình thành do vật liệu cát ở những vùng lưu vực các con sơng hẹp, cát chủ yếu bồi tích vào bờ do cơ chế hoạt động của sóng biển, xen kẽ bờ biển cát là những vùng núi ăn lan ra biển được mài mòn như dãy Hồng Mai, Thần Vũ, Đại Vạc.
Địa hình vùng đồng bằng:
Địa hình vùng đồng bằng ven biển tỉnh Nghệ An nhìn chung chỉ cao hơn mực nước biển từ 1- 4m, nơi cao nhất không quá 6m, đồng bằng ven biển tỉnh Nghệ An bị những dãy đồi và núi thấp chia cắt thành những ô . Mỗi ơ đều có ít nhất một con sơng chính đổ từ dãy Trường Sơn xuống biển, những ơ đồng bằng có chung nguồn gốc bồi tụ, những dải phù sa sơng có thành phần cơ giới nặng, địa hình bồi tụ phần lớn là đất cát biển có kết cấu khơng ổn định, rời rạc. Do đó dễ bị xói lở vào mùa mưa lũ.
Địa hình vùng đồi, núi ven Biển:
Là các núi và dãy núi, đồi thấp chạy dọc theo bờ biển với khoảng cách từ 10-30km, có khi ăn ra tận bờ biển (dãy Hoàng Mai, Thần Vũ, Đại Vạc) các dãy đồi núi này có độ cao từ 200-400m, có độ dốc từ 250-300, có đặc điểm xói mịn mạnh, trơ sỏi đá, rừng tự nhiên khơng cịn nữa, thay vào đó là quần thể rừng trồng(thơng nhựa, keo, bạch đàn ...).
Địa hình vùng hải đảo:
Là địa hình kiểu đồi núi, gồm các dãy núi nhiều chỗ bị sóng đánh xói mịn tạo địa hình núi đá hiểm trở (chủ yếu là đá các bon nát) thực bì chủ yếu là các lồi cây đặc trưng của thực vật hải đảo.
Những điều kiện tự nhiên đó đã tác động đến tồn diện phát triển kinh tế biển Nghệ an, đồng thời Nghệ An lại nằm trong khu vực khắc nhiệt của thời tiết chịu nhiều rủi ro thiên tai, nguy cơ tiềm ẩn đối với các lĩnh vực khai thác kinh tế biển là rất cao.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành kinh tế biển thiếu sự ổn định, bị giới hạn bởi hàng hoá của các nước phát triển nên việc xuất khẩu khơng đều.
Chưa có cơ chế, chính sách để tập trung huy động vào nguồn lực phục vụ cho khai thác các tiềm năng để phát triển kinh tế biển, vùng ven biển.
- Nguyên nhân chủ quan:
Nhận thức về vị trí, vai trị của kinh tế biển đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân chưa sát với thực tế kinh tế biển, vùng ven biển của tỉnh; việc tổng kết kinh nghiệm, thực tiễn nhằm nhân rộng các mơ hình có hiệu quả kinh tế, xã hội cịn chậm.
Chưa có cơ chế, chính sách và tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế biển còn thấp. Việc quản lý khai thác biển kém hiệu quả, dẫn đến lãng phí tiềm năng biển. Nguyên nhân đó là do tư duy cách nghĩ, cách làm trong sinh hoạt ảnh hưởng của tư tưởng tiểu nơng mang tính sản xuất nhỏ lẻ, phương thức sinh tồn chỉ dựa vào tự cung, tự cấp được bó hẹp trong cộng đồng làng, xã mang tính thời vụ, trình độ người lao động và cơng nghệ lạc hậu.
Những nguồn lực đầu tư cho kinh tế biển chưa cao, các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng vào kinh tế biển, dự báo các nguồn lợi của biển chưa chính xác, diễn biến mơi trường sinh thái, thiên tai bão lụt thiếu chính xác.
Tư tưởng ỷ lại, trơng chờ của người dân và các doanh nghiệp trực đối với nguồn cho phát triển kinh tế biển.