Thực trạng hoạt động nghiên cứu thị trƣờng và xác định thị trƣờng

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 50 - 52)

tiêu của Agribank

Tại các chi nhánh loại I của Agribank đều có phòng/ tổ tiếp thị, do vậy từ Trung ương tới địa phương đã hình thành được một hệ thống chuyên trách về mảng công tác, nghiệp vụ này.Tuy nhiên, phòng/ tổ tiếp thị tại các chi nhánh này hiện tại lại được lồng ghép và đảm nhiệm nhiều mảng công việc khác nhau như: tiếp thị, thẻ, quan hệ khách hàng, thậm chí ghép cả phần tiếp cận các dự án ngân hàng phục vụ…Do vậy mặc dù tên là phòng “tiếp thị” song hầu như không phải mang chức năng tổ chức các hoạt động Marketing cho ngân hàng. Hơn nữa, các phòng này đều thiếu cán bộ chuyên

trách, không được đào tạo về Marketing, cán bộ không được trang bị kiến thức về quan hệ công chúng (PR) và cách tổ chức điều tra thị trường, tổng hợp, viết tin, hoạch định chiến lược Marketing. Phần lớn cán bộ làm việc tại phòng/ tổ tiếp thị là kiêm nhiệm, bán chuyên trách.Trong khi đó, các ngân hàng thương mại là đối thủ cạnh tranh của Agribank hầu như đều thành lập phòng Marketing chuyên biệt, do vậy công tác nghiên cứu thị trường cũng được thực hiện rất bài bản và chuyên nghiệp. Ví dụ như ACB là một trong những ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam thành lập một phòng chuyên trách về Marketing thuộc hội sở. Phòng được chia làm 4 bộ phận, phụ trách 4 mảng chính trong hoạt động Marketing.

Hình 2.1: Cơ cấu phòng Marketing của ACB hội sở

Tóm lại, công tác nghiên cứu thị trường của Agribank được đánh giá là còn rất yếu kém so với các đối thủ của mình. Đó chính là nguyên nhân khiến cho những sản phẩm dịch vụ Agribank cung ứng ra thị trường thường không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đơn điệu và kém hấp dẫn so với các sản phẩm dịch vụ hiện có trên thị trường của các đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên, bước sang năm 2010, thay đổi tư duy, nhận thức về phát triển sản phẩm dịch vụ bằng hành động cụ thể, lần đầu tiên, Agribank tổ chức khảo sát cơ sở khách hàng, môi trường cạnh tranh, hệ thống SPDV... trên từng địa bàn trong toàn hệ

Giám đốc

Bp Quảng cáo Bp IT Marketing

Phó giám đốc

Bp nghiên cứu thị trường, KH

Bp Quan hệ công chúng

việc này, Ngân hàng nắm được tiềm năng khách hàng, hiểu rõ toàn bộ hoạt động dịch vụ tại chi nhánh, cũng như môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn. Dựa trên cơ sở thông tin thu được qua khảo sát, Ngân hàng thực hiện đánh giá SWOT - đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và phân đoạn thị trường cho từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm, từ đó xác định địa bàn, xu hướng phát triển từng sản phẩm, đối tượng sử dụng sản phẩm v.v.. Qua đây tạo ra cơ sở dữ liệu hết sức quan trọng cho hệ thống chi nhánh. Trên cơ sở nắm chắc tiềm năng khách hàng trên địa bàn, các chi nhánh có kế hoạch điều hành, xây dựng chiến lược phát triển cho từng sản phẩm hằng năm nhằm gia tăng thị phần.

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)