Kiến nghị với Chính phủ:

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 82 - 85)

Ở nước ta hiện nay, NHNN và Chính phủ vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, một chính sách kinh tế đúng đắn, một sự phối hợp hài hòa giữa CSTT và CSTC của Chính phủ và NHNN sẽ đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững, đảm bảo cho các định hướng, chiến lược và dự báo của ngành Ngân hàng nói riêng đi đúng quỹ đạo. Điều này góp phần không nhỏ cho các TCTD trong việc xây dựng những chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển của mình. Hơn thế nữa, vai trò của NHNN và Chính phủ càng trở nên quan trọng khi nền kinh tế đi vào hội nhập, các cam kết của WTO được vận hành thì khả năng đỗ vỡ và áp lực cạnh tranh cũng tăng cao, tính bất ổn của nền kinh tế sẽ gia tăng. Để đảm bảo cho sự phát triển

bền vững của nền kinh tế, đảm bảo cho cuộc cạnh tranh của các TCTD nói riêng được công bằng và cũng góp phần cho sự phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam NHNN và Chính phủ cần phải:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công cụ điều hành CSTT gián tiếp (nghiệp vụ thị trường mở, tái chiếu khấu, tái cấp vốn..), đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa CSTT và chính sách tài khóa (CSTK). Kiểm soát toàn bộ các luồng tiền trong nền kinh tế, đặc biệt là các luồng tiền liên quan đến khu vực ngân sách nhà nước và các định chế tài chính phi ngân hàng.

Thứ hai, tăng cường vai trò của thanh tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các TCTD.

Thứ ba, Nhanh chống hoàn thiện hệ thống luật NHNN và luật các TCTD theo hướng chuyển NHNN thành NHTW thực sự. Nâng cao vị thế độc lập tương đối của NHNN và Chính phủ để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của CSTT, xác lập vai trò và quyền tự chủ của NHNN trong xây dựng, điều hành CSTT.

Cuối cùng, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế hoạt động của thị trường tiền tệ, hạn chế sự chồng chéo giữa các luật, các qui định về ngân hàng với các luật và qui định khác ở cấp quốc gia và quốc tế.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hội nhập, cạnh tranh được xem là tất yếu, là sự sống còn của mỗi tổ chức, để có thể cạnh tranh tốt ở thị trường trong nước, tạo cơ sở vươn ra thị trường nước ngoài, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam còn phải thực sự có nhiều nỗ lực trong việc củng cố, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng các công nghệ hiện đại để phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ và đẩy mạnh xây dựng thương hiệu trên cả thị trường trong nước và hướng ra quốc tế. Marketing là một trong những công cụ hữu hiệu giúp Agribank thực hiện được các mục tiêu đó của mình.

Với sự giới hạn về nhiều mặt, bản thân tác giả cũng chỉ đưa ra một số giải pháp Ma r keti n g mang tính khái quát để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của Agribank trên cơ sở những điểm mạnh, điểm yếu, những thời cơ và thách thức trong mối tương quan về “sức” giữa các ngân hàng trong nước, cùng với những xu thế mới của hội nhập mà các ngân hàng sẽ và phải hướng đến để tạo dựng vị thế trên thị trường.

Dù đã rất cố gắng để hoàn thiện tốt nghiên cứu của mình nhưng đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của các Thầy, Cô giáo để bài luận văn được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, tháng 5 năm 2010

Sinh viên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

2. Trần Minh Đạo (2007), Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản Đại học

Kinh tế quốc dân.

3. Nguyễn Thị Minh Hiền – chủ biên (2007), Giáo trình Marketing Ngân hàng,

Nhà xuất bản thống kê.

4. Trịnh Quốc Trung (2009), Marketing Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.

5. Philip Kotler (1997), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống kê

6. Micheal E.Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản Khoa học và

Kỹ Thuật Hà Nội.

7. Báo cáo thường niên các năm 2004, 2005, 2006, 2007 của các NHTM

8. Báo cáo kết quả họat động kinh doanh của Agribank năm 2007, 2008

9. Phạm Tấn Mến (2008), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân

hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong xu thế hội nhập”.

10. Lê Thị Vân Anh (2007), “Chiến lược năng cao năng lực cạnh tranh của các

Ngân hàng Thương mại Việt Nam góp phần phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập”

11.Các trang web của các NHTM gồm:

http://www.sacombank.com.vn http://www.bidv.com.vn http://www.vcb.com.vn. http://www.dongabank.com.vn http://www.icb.com.vn http://www.vbard.com.vn

12. Nguyễn Thị Thu Hương (2009), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)