Không ngừng cải tiến quy trình cung ứng sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 74 - 76)

Hầu hết các ngân hàng Việt Nam coi việc hoàn thiện quy trình là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên

hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ cũng cần được xác định là một chiến lược bộ phận quan trọng trong hệ thống chiến lược Marketing mix theo mô hình 7p’s.

Mục tiêu của chiến lược quy trình cung ứng sản phẩm của Ngân hàng là: giảm thiểu tối đa sự tham gia của khách hàng vào quá trình cung ứng sản phẩm, đơn giản hóa quy trình thủ tục, tiết kiệm thời gian, tăng cường tiện ích, tạo được sự khác biệt, ấn tượng mạnh mẽ và đem lại sự hài lòng cao nhất đối với khách hàng.

Để có thể làm được những điều trên, Agribank cần thực hiện một số biện pháp cụ thể như:

Thứ nhất, tách biệt quá trình cung ứng dịch vụ thành hai công đoạn: công đoạn cần có sự tham gia của khách hàng và không đoạn không cần có sự tham gia của khách hàng. Ở công đoạn có sự tham gia của khách hàng, ngân hàng nên bố trí càng ngắn càng tốt, có thể cho họ các bản hướng dẫn về thủ tục, quy trình cần phải có. Ở công đoạn không cần sự tham gia của khách hàng mà do nhân viên ngân hàng đảm nhiệm, ngân hàng nên chọn những nhân viên xử lý tốt các tình huống và thông thạo nghiệp vụ.

Thứ hai, bố trí đủ nhân viên giao dịch; tránh tình trạng quá tải trong giai đoạn có sự tham gia của khách hàng, giảm thời gian khách hàng phải chờ đợi giao dịch.

Thứ ba, giảm thiểu tối đa các thủ tục, số bước trong một quy trình, rút ngắn thời gian giao dịch, tăng cường giao dịch ngân hàng trực tuyến.

Thứ tư, quá trình xử lý nghiệp vụ phải được thường xuyên xem xét trên cơ sở cải tiến quyền lợi của cả hai bên Ngân hàng và khách hàng. Tránh tình trạng đòi hỏi quá nhiều thủ tục giấy tờ hoặc lại quá thoáng dẫn đến không đầy đủ các giấy tờ pháp lý. Để làm được điều này, yêu cầu đầu tiên là đòi hỏi các nhân viên ngân hàng, những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng phải luôn lắng nghe và tìm mọi cách khắc

Cần xây dựng một chính sách khách hàng cho phù hợp, trong đó hướng tới nhiều đối tượng khách hàng và có những nội dung đề cập đến các mặt lợi ích của khách hàng như vật chất, thời gian, sự thoải mái.

Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với khách hàng, lắng nghe ý kiến đề xuất từ khách hàng, nắm bắt chính sách khách hàng của các TCTD khác, từ đó chỉnh sửa kịp thời trên quan điểm bình đẳng, hiệu quả và an toàn trong kinh doanh. Đối với những khách hàng có khó khăn trong kinh doanh, ngân hàng cần có biện pháp tháo gỡ, giúp đỡ khách hàng có điều kiện trả nợ cho Ngân hàng.

Ngoài ra, như đã đề cập ở các phần trên, khách hàng của Ngân hàng bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Do nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng của các nhóm khách hàng này có sự khác nhau, vì vậy hoạt động Marketing đối với từng nhóm khách hàng này cũng khác nhau. Dịch vụ của khách hàng doanh nghiệp thường phức tạp và khó bán; còn dịch vụ của các khách hàng cá nhân thường đơn giản và dễ bán hơn. Về đặc điểm phân phối, khách hàng cá nân có thể giao dịch với máy ATM, còn các khách hàng doanh nghiệp bắt buộc phải giao dịch tại trụ sở Ngân hàng. Về phương thức xúc tiến, đối với khách hàng doanh nghiệp thì phải trực tiếp đến từng khách hàng, còn với khách hàng cá nhân có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: vô tuyến, truyền thanh, điện thoại, báo chí…Tóm lại, có rất nhiều đặc điểm khác biệt giữa nhóm khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.Vì vậy quy trình cung ứng sản phẩm dịch vụ của hai nhóm khách hàng này cũng khác nhau. Đây cũng là một trong những điểm ngân hàng cần lưu ý khi xây dựng hệ thống quy trình bán hàng của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)