Các nghiên cứu về cây bản địa trồng dưới tán rừng trồng

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng của năm loài cây bản địa trồng dưới tán rừng thông mã vĩ ( pinus massoniana lamb) ở chi lăng – lạng sơn làm cơ sở để chuyển hóa rừng thông thuần loài thành rừng hỗn loài (Trang 25 - 27)

Đa số rừng trồng trong những năm trước đây là rừng thuần loài, mà rừng trồng thuần loài rất kém bền vững, nhất là ở những khu vực phòng hộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xung yếu hay ở những khu rừng đặc dụng. Vì thế, việc nghiên cứu trồng các loài cây bản địa dưới tán các khu rừng trồng thuần loài là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Do tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu trồng cây bản địa dưới tán, điển hình là một số công trình nghiên cứu sau đây:

Phạm Xuân Hoàn (2002) đã đề xuất 10 loài cây bản địa gồm: Gội trắng (Aphanamixis grandifolia), Re hương (Cinnamomum iners), Nhội (Bischofia trifoliate), Trám (Cinnamomum sp), Sấu ( Dracontomelon duperreanum), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Lim xanh (Erythrophloeum), Lim xẹt

(Peltophorum tonkinense), Dẻ (Castanopsis) và Kim giao (Podocarpus fleurgi ) để trồng dưới tán các lâm phần Keo lá tràm (A. auriculiformis) và Keo tai tượng (A. mangium) ở Vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng theo phương thức trồng hỗn giao theo hàng. Tác giả đã nhận thấy rằng dưới tán rừng Keo tai tượng các loài cây bản địa sinh trưởng kém hơn dưới tán rừng Keo lá tràm. Tỷ lệ sống của các loài cây bản địa trồng hỗn giao dưới tán Keo tai tượng đạt 79,1%, thậm chí loài Sấu chết hoàn toàn. Trong khi đó, ở dưới tán Keo lá tràm tỷ lệ sống đạt tới 95,3%. Lượng tăng trưởng thường xuyên và tăng trưởng bình quân của cây bản địa dưới tán Keo lá tràm cũng cao hơn so với dưới tán rừng Keo tai tượng. Ví dụ như Gội trắng có lượng tăng trưởng bình quân về đường kính gốc 0,61cm, tăng trưởng bình quân về chiều cao vút ngọn đạt 0,45m và tăng trưởng đường kính tán lá đạt 0,8 m. Tác giả cho rằng tầng cây cao là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của các loài cây bản địa trồng dưới tán.

Hoàng Vũ Thơ (1998) cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của cây Lim xanh (Erythrophloeum) trồng dưới tán rừng, kết quả cho thấy Lim xanh sinh trưởng tốt nhất ở độ tàn che tầng cây cao từ 0,1- 0,4 [10].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguyễn Đức Thế (2007) đã nghiên cứu 10 loài cây bản địa dưới tán rừng Keo lá tràm (A. auriculiformis) và Keo tai tượng (A. mangium) tại Vườn quốc gia Cát Bà. Kết quả thấy rằng sau một năm trồng các loài cây bản địa bước đầu sinh trưởng tương đối tốt, nhưng sang năm thứ 2 thì cây trồng dưới tán rừng Keo lá tràm sinh trưởng tốt hơn trồng dưới tán rừng Keo tai tượng.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng của năm loài cây bản địa trồng dưới tán rừng thông mã vĩ ( pinus massoniana lamb) ở chi lăng – lạng sơn làm cơ sở để chuyển hóa rừng thông thuần loài thành rừng hỗn loài (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)