Đặc điểm tầng cây cao (Thông mã vĩ)

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng của năm loài cây bản địa trồng dưới tán rừng thông mã vĩ ( pinus massoniana lamb) ở chi lăng – lạng sơn làm cơ sở để chuyển hóa rừng thông thuần loài thành rừng hỗn loài (Trang 47 - 52)

Kế thừa số liệu điều tra trước khi tỉa thưa rừng Thông trồng năm 1996 của Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản, từ kết quả điều tra thu thập và xử lý số liệu của lâm phần Thông mã vĩ, kết quả tổng hợp như sau:

Mật độ trồng ban đầu là 1660 cây/ha, cự ly trồng là 2x3m. Mật độ trước khi tỉa thưa khoảng 1500 cây/ha, đường kính ngang ngực trung bình là 11,8cm, chiều cao vút ngọn trung bình là 9,1m, đường kính tán trung bình là 3,4m, độ tàn che khoảng ≥ 0,7.

Năm 2007 đã tiến hành tỉa thưa rừng Thông mã vĩ và sử dụng phương pháp tỉa thưa theo hàng, cứ cách 3 hàng thì tỉa thưa 1 hàng. Như vậy, nếu không kể những cây Thông đã chết thì tỷ lệ ¾ là Thông mã vĩ và ¼ trồng các loài cây bản địa. Ngoài ra, trong quá trình sinh trưởng của rừng Thông thì một số cây đã bị chết, để lại những đám trống từ 100 - 300m2

, những đám trống này cũng được trồng cây bản địa với mật độ 1100 cây/ha, tức là cự ly hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3m hoặc cây cách cây 3m (trồng theo hàng Thông đã tỉa thưa). Trên những hàng Thông để lại có một số cây sinh trưởng kém, cong queo sâu bệnh cũng được tỉa thưa để trồng cây bản địa. Chính vì vậy, mật độ còn lại của Thông mã vĩ thống kê được trong các ô tiêu chuẩn đã điều tra là không giống nhau (bảng 4.1), theo đó độ tàn che của các ô tiêu chuẩn này cũng rất khác nhau, biến động từ 0,42 – 0,6 cao nhất ở ô tiêu chuẩn số 1 có mật độ là 1330 cây/ha, độ tàn che cũng cao nhất là 0,6, mật độ thấp nhất ở ô tiêu chuẩn số 5 có mật độ 320 cây/ha, độ tàn che thấp nhất 0,42. Do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mật độ biến động như vậy nên khả năng sinh trưởng của Thông mã vĩ cũng có biến động lớn (bảng 4.1).

Kết quả bảng 4.1 cho thấy rừng Thông mã vĩ 13 năm tuổi khi đã tỉa thưa ở năm thứ 11 có số cây cũng như độ tàn che phân bố không đều ở các ô tiêu chuẩn, nên khả năng sinh trưởng của chúng trong các ô tiêu chuẩn cũng không đồng nhất (sigt =0 < 0,05, phụ biểu 01). Đường kính (D1.3) dao động từ 11,0 -15,9cm, hệ số biến động về đường kính (Sd%) từ 18 - 42%, điều này chứng tỏ sự phân hóa về đường kính khá mạnh. Sự phân hóa mạnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do khả năng sinh trưởng của Thông mã vĩ ở những ví trí cụ thể khác nhau hoặc do quá trình tỉa thưa không chú ý điều chỉnh đường kính ở các vị trí khác nhau.

Tương tự như vậy, khả năng sinh trưởng chiều cao giữa các ô tiêu chuẩn cũng rất khác nhau (sigt =0 < 0,05, phụ biểu 01). Chiều cao trong các ô tiêu chuẩn dao động từ 9,6 - 12,0m, hệ số biến động của chiều cao cũng khá lớn từ 9,9 - 27,7%. Chứng tỏ biến động về chiều cao giữa các lâm phần cũng tương đối cao.

Về đường kính tán: Đối với đa số thực vật lá là cơ quan quang hợp, tán lá cho biết diện tích quang hợp hay chính là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quang hợp về mặt số lượng. Mặc dù tán lá còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như loài cây, tuổi cây, thời gian chiếu sáng và mùa sinh trưởng... nhưng người ta vẫn có thể dựa vào đường kính tán lá để xác định hiệu quả của quá trình quang hợp cũng như khả năng tận dụng không gian dinh dưỡng và khả năng cạnh tranh không gian dinh dưỡng của cây rừng. Từ bảng 4.1, hình vẽ 4.1, 4.2 và 4.3 cho thấy: Đường kính tán bình quân của các ô tiêu chuẩn là có sự khác nhau khá rõ rệt dao động từ 2,0 – 5,4 m, với hệ số biến động tương đối lớn 15,0 – 34,9% điều đó chứng tỏ sự phân hoá về đường kính tán trong từng ô tiêu chuẩn cũng rất lớn. Mặc dù khu vực nghiên cứu về tầng cây cao có cùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một độ tuổi. Ví dụ ô số 1 đường kính tán trung bình là 2,0m, nhưng ở ô tiêu chuẩn số 13 thì có đường kính tán trung bình lại tăng lên tới 5,4m. Không những vậy, tại thời điểm này giữa các cây Thông trong lâm phần nghiên cứu đã có sự giao tán, do đó tán rừng Thông mã vĩ có sự phân hóa rất rõ và biến động khá lớn.

Bảng 4.1: Tổng hợp các chỉ tiêu thống kê của rừng Thông mã vĩ ở giai đoạn 13 tuổi

OTC Mật độ hiện tại (cây/ha) Độ tàn che D1.3 (cm) Hvn (m) Dt (m) Xtb S S% Xtb S S% Xtb S S% 1 1330 0,6 12,6 3,4 26,7 11,3 2,0 17,9 2 0,3 15,0 2 920 0,54 11,0 4,4 40,3 9,7 2,7 27,7 2,6 0,7 26,9 3 800 0,54 11,5 2,9 25,9 10,6 2,1 19,5 2,8 0,8 28,6 4 440 0,45 13,4 2,4 18,0 11,2 2,7 24,0 3,3 0,6 18,2 5 320 0,42 13,0 3,3 25,1 11,1 1,4 12,7 2,0 0,6 29,7 6 600 0,48 12,5 4,1 33,1 10,7 1,4 13,1 4,0 0,7 17,5 7 960 0,6 15,5 3,6 23,4 11,1 1,5 13,8 4,4 1,0 22,7 8 510 0,46 12,4 3,5 28,3 10,1 1,5 14,8 4,2 1,1 26,2 9 620 0,51 15,9 5,6 34,9 10,4 1,3 12,2 4,9 1,2 24,5 10 620 0,52 14,0 5,9 41,7 10,4 1,3 12,2 4,3 1,5 34,9 11 540 0,46 12,9 2,8 22,0 9,8 1,5 15,5 4,6 1,2 26,1 12 590 0,48 14,4 3,1 21,1 9,6 1,1 11,9 4,4 0,9 20,5 13 1020 0,6 14,6 3,4 23,4 10,3 1,0 9,9 5,4 1,1 20,4 14 840 0,54 13,6 3,7 27,4 12,0 2,0 16,4 5,0 0,8 15,9 15 980 0,6 13,8 4,4 31,9 10,7 2,3 21,5 4,8 0,9 18,5

Qua phân tích, đánh giá ở trên cho thấy: Diện tích rừng này cần được cải tạo để dần thay thế bằng diện tích rừng khác có chất lượng và phát huy được chức năng của rừng. Việc trồng cây bản địa dưới tán nhằm mục đích dần dần thay thế lâm phần Thông mã vĩ là việc làm hết sức kịp thời và đúng đắn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vấn đề là xác định hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào đối tượng này như thế nào để có hiệu quả cao nhất.

Một số hình ảnh mô tả độ tàn che tại khu vực nghiên cứu.

Ảnh 4.1: Rừng thông mã vĩ 13 tuổi ( trồng năm 1996, ảnh chụp năm 2009)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình vẽ 4.2: Trắc đồ ngang rừng Thông mã vĩ có độ tàn che 0,54 (otc 14)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng của năm loài cây bản địa trồng dưới tán rừng thông mã vĩ ( pinus massoniana lamb) ở chi lăng – lạng sơn làm cơ sở để chuyển hóa rừng thông thuần loài thành rừng hỗn loài (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)