Sinh trưởng của cây Lim xan hở hai độ tàn che khác nhau

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng của năm loài cây bản địa trồng dưới tán rừng thông mã vĩ ( pinus massoniana lamb) ở chi lăng – lạng sơn làm cơ sở để chuyển hóa rừng thông thuần loài thành rừng hỗn loài (Trang 66 - 113)

Căn cứ vào kết quả điều tra thực tế với 2 ô tiêu chuẩn trồng loài Lim xanh có độ tàn che khác nhau là 0,6 và 0,46. Sau 2 năm trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ sinh trưởng của loài này thể hiện thông qua bảng 4.8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 4.8 cho thấy ở độ tàn che từ 0,46 sinh trưởng của chúng đạt giá trị cao nhất, những cây sinh trưởng tốt đều tập trung trong độ tàn che này. Những cây sinh trưởng trung bình tập trung và cây sinh trưởng xấu ở độ tàn che từ 0,6. Cụ thể:

Bảng 4.8: Sinh trưởng và chất lượng thân cây của loài Lim xanh dưới các độ tàn che khác nhau

O T C Độ tàn che Tỷ lệ sống (%) Doo (cm) Hvn (m) Chất lượng(%) Xtb S S% ∆Doo (cm/ năm) Xtb S S% ∆H (m/ năm) T TB X 7 0,6 84,5 1,1 0,3 24,5 0,55 1,04 0,3 27,5 0,52 43,8 50,0 6,3 8 0,46 86,7 1,2 0,3 25,0 0,60 1,00 0,3 34,4 0,50 54,5 45,5 0 Tỷ lệ sống của Lim xanh trong trường hợp này đạt cao nhất ở độ tàn che 0,46 và tỷ lệ sống thấp hơn ở độ tàn che 0,6.

Khả năng sinh trưởng đường kính của Lim xanh ở độ tàn che 0,46 cao hơn và đạt 1,2cm, thấp hơn ở độ tàn che 0,6 và đạt 1,1cm. Khả năng sinh trưởng chiều cao của cây Lim xanh gần như nhau ở độ tàn che 0,6 và 0,46 đều đạt 1,0m.

Hệ số biến động của đường kính và chiều cao cũng khá lớn. Hệ số biến động của đường kính dao động từ 24,5 – 25%, hệ số biến động của chiều cao dao động từ 27,5 – 34,4%, trong đó ở độ tàn che 0,6 thì hệ số biến động đường kính và chiều cao đều thấp hơn so với độ tàn che 0,46. Hệ số biến động của các chỉ tiêu sinh trưởng đều lớn, chứng tỏ sinh trưởng của loài Lim xanh dưới tán rừng Thông mã vĩ có sự phân hoá tương đối mạnh. Chất lượng sinh trưởng không cao, tỷ lệ cây trung bình còn tương đối lớn từ 45,5 – 50,0% gần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bằng tỷ lệ cây tốt mặc dù tỷ lệ cây xấu rất ít. Điều này có thể là do sự ảnh hưởng bất lợi của tầng cây cao đến sinh trưởng của loài Lim xanh [33].

Trong 2 độ tàn che nói trên ở độ tàn che 0,46 tỷ lệ cây thuộc cấp chất lượng tốt là nhiều nhất (54,5%), và ở độ tàn che 0,6 có nhiều cây thuộc cấp chất lượng trung bình (50%).

Với 2 độ tàn che khác nhau thì độ tàn che 0,46 dường như các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Lim xanh có phần nổi trội hơn so với độ tàn che 0,6, cây có tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng đường kính cao hơn, chiều cao vút ngọn thì như nhau, nhưng chất lượng thân cây của Lim xanh thì tỷ lệ cây tốt nhiều hơn.

Kết quả kiểm tra sự sai khác giữa 2 độ tàn che cho thấy khả năng sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao của loài Lim xanh hiện chưa có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (sigt > 0,05, phụ biểu 07 và 08).

Như vậy, khả năng sinh trưởng về đường kính và chiều cao của Lim xanh trồng dưới tán rừng Thông với hai độ tàn che chưa có sự sai khác, nguyên nhân có thể là do cây còn nhỏ và đặc biệt Lim xanh là cây chịu bóng và ưa bóng nên ở độ tàn che 0,46 – 0,6 có khả năng sinh trưởng là như nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.3. Ảnh hƣởng của độ dốc đến khả năng sinh trƣởng của các loài cây bản địa

4.3.1. Ảnh hưởng của nhân tố độ dốc tới sinh trưởng của cây Re gừng

Từ số liệu điều tra thấy rằng, cây Re gừng được trồng ở 2 độ dốc đó là: 270 và 360 . Kết quả thể hiện qua bảng 4.9

Bảng 4.9: Sinh trưởng và chất lượng thân cây của loài Re gừng dưới các độ dốc khác nhau O T C Độ dốc Tỷ lệ sống (%) Doo (cm) Hvn (m) Chất lượng(%) Xtb S S% ∆Doo (cm/ năm) Xtb S S% ∆H (m/ năm) T TB X 1 360 82,2 0,8 0,3 31,3 0,4 1,01 0,2 19,8 0,51 22,7 31,8 45,5 2 360 83,1 0,8 0,3 32,5 0,4 1,00 0,2 24,0 0,50 41,9 32,6 25,6 11 270 86,6 1,2 0,5 38,3 0,6 1,20 0,4 35,8 0,60 52,4 33,3 14,3

Qua bảng 4.9 cho thấy sau 2 năm trồng tỷ lệ sống của Re gừng giảm dần từ độ dốc thấp đến độ dốc cao. Cụ thể, trong trường hợp này tỷ lệ sống đạt cao nhất ở độ dốc 270, và tỷ lệ sống thấp nhất ở độ dốc 360

.

Khả năng sinh trưởng về đường kính và chiều cao của cây Re gừng cũng đạt cao nhất ở độ dốc 270

(Doo = 1,2cm, Hvn =1,2m), tương đương nhau ở độ dốc 360 trong 2 ô tiêu chuẩn đều chỉ đạt 0,8cm đối với đường kính và 1,0m đối với chiều cao. Hệ số biến động của đường kính dao động từ 31,3 - 38,3%, hệ số biến động của chiều cao dao động từ 19,8 - 35,8%. Sự biến động lớn như vậy thể hiện có sự phân hóa về đường kính và chiều cao ở các độ dốc khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong 2 độ dốc nói trên thì ở độ dốc 270

tỷ lệ cây thuộc cấp chất lượng tốt là nhiều nhất (52,4%), nhưng với độ dốc 360

thì lại có nhiều cây thuộc cấp chất lượng xấu từ 25,6 - 45,5%.

Tóm lại, với 2 độ dốc khác nhau thì độ dốc 270

tỷ lệ sống, đường kính gốc, chiều cao và chất lượng thân cây của Re gừng là cao nhất. Điều này chứng tỏ độ dốc càng cao thì sinh trưởng của Re gừng càng giảm. Kết quả so sánh và phân tích phương sai thể hiện rõ về khả năng sinh trưởng đường kính cũng như chiều cao của Re gừng ở các độ dốc khác nhau ( sigt < 0,05, phụ biểu 09 và 10). Trong đó, độ dốc 270

(cấp 3) sinh trưởng về đường kính và chiều cao tốt hơn so với độ dốc 360

(cấp 4).

4.3.2. Ảnh hưởng của nhân tố độ dốc tới sinh trưởng của cây Trám trắng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào kết quả điều tra thực tế với 4 ô tiêu chuẩn trồng Trám trắng có độ dốc cũng hoàn toàn khác nhau là 200

,250 , 270 và 360. Sau 2 năm trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ sinh trưởng của loài này thể hiện thông qua bảng 4.10.

Qua bảng 4.10 cho thấy sau 2 năm trồng tỷ lệ sống của Trám trắng tại 4 độ dốc trên là tương đối cao. Với độ dốc 200

tỷ lệ sống của Trám trắng là cao nhất đạt 89,5% , tỷ lệ sống thấp nhất ở độ dốc 270

chỉ đạt 82,1%.

Khả năng sinh trưởng về đường kính của Trám trắng ở độ dốc 200

là cao nhất và đạt 2,7cm, thấp nhất ở độ dốc 270

chỉ đạt 1,5cm. Như vậy, thì lượng tăng trưởng bình quân về đường kính cũng cao nhất ở độ dốc 200

đạt 1,35cm/năm và thuộc cấp tăng trưởng nhanh, thấp nhất ở độ dốc 270

chỉ đạt 0,75cm/năm thuộc cấp tăng trưởng trung bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.10: Sinh trưởng và chất lượng thân cây của loài Trám trắng dưới các độ dốc khác nhau O T C Độ dốc Tỷ lệ sống (%) Doo (cm) Hvn (m) Chất lượng(%) Xtb S S% ∆Doo (cm/ năm) Xtb S S% ∆H (m/ năm) T TB X 3 360 87,2 1,7 0,5 29,4 0,85 1,5 0,3 20,7 0,75 63,3 33,3 3,3 4 270 82,1 1,5 0,6 37,1 0,75 1,1 0,3 23,3 0,55 50,0 45,8 4,2 9 250 83,5 1,6 0,4 30,0 0,80 1,2 0,4 32,2 0,60 36,0 36,0 28,0 15 200 89,5 2,7 0,7 25,6 1,35 1,9 0,5 24,7 0,95 61,5 7,7 30,8

Tương tự như vậy, khả năng sinh trưởng chiều cao của loài Trám trắng cũng đạt cao nhất ở độ dốc 200

là 1,9m, thấp nhất ở độ dốc 270 chỉ đạt 1,1m. Theo đó là hệ số biến động của đường kính và chiều cao cũng có dao động ở những độ dốc khác nhau.

Về đường kính hệ số biến động của Trám trắng dao động từ 25,6 - 37,1%, hệ số biến động thấp nhất ở độ dốc 200

đạt 25,6% và hệ số biến động cao nhất ở độ dốc 270

là 37,1%. Về chiều cao hệ số biến động của chiều cao dao động từ 20,7 - 32,2%, hệ số biến động thấp nhất ở độ dốc 360 và cao nhất ở độ dốc 250

.

Trong 4 độ độ dốc khác nhau thì ở độ dốc 360

tỷ lệ cây thuộc cấp chất lượng tốt là nhiều nhất 63,3%, và ở độ dốc 250

có nhiều cây thuộc cấp chất lượng xấu 36%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ta thấy rằng với 4 độ dốc khác nhau thì độ dốc 200

và 360 tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao đạt cao hơn và hệ số biến động thấp hơn so với độ dốc 250

và 270.

Kết quả kiểm tra sự sai khác giữa các cấp độ dốc cũng cho thấy với 4 độ dốc khác nhau thuộc 3 cấp độ dốc khác nhau thì khả năng sinh trưởng đường kính và chiều cao của Trám trắng có sự khác nhau rất rõ rệt (sigt <0,05, phụ biểu 11). Trong 3 cấp độ dốc khác nhau, độ dốc cấp 2 (150

- 250) khả năng sinh trưởng về sinh trưởng đường kính và chiều cao tốt nhất (D = 2,7cm; H=1,9m).

4.3.3. Ảnh hưởng của nhân tố độ dốc tới sinh trưởng của cây Giổi xanh

Căn cứ vào kết quả điều tra thực tế với 3 ô tiêu chuẩn trồng Giổi xanh có độ dốc hoàn toàn khác nhau là 240

, 280 và 290 thuộc 2 cấp độ dốc cấp 2 và cấp 3. Sau 2 năm trồng sinh trưởng của loài này thể hiện thông qua bảng 4.11. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.11: Sinh trưởng và chất lượng thân cây của loài Giổi xanh dưới các độ dốc khác nhau O T C Độ dốc Tỷ lệ sống (%) Doo (cm) Hvn (m) Chất lượng(%) Xtb S S% ∆Doo (cm/ năm) Xtb S S% ∆H (m/ năm) T TB X 6 280 87,6 1,6 0,5 31,3 0,8 1,38 0,3 25,4 0,69 75,0 12,5 12,5 13 290 87,5 1,4 0,9 62,1 0,7 1,34 0,5 51,0 0,67 50,0 4,5 45,5 14 240 90,1 2,8 1,0 37,5 1,4 1,88 0,6 32,6 0,94 70,0 15,0 15,0

Qua bảng 4.11 cho thấy sau 2 năm trồng tỷ lệ sống của Giổi xanh là tương đối cao. Tỷ lệ sống đạt cao nhất ở độ dốc 240

(90,1%) và tỷ lệ sống gần như nhau ở độ dốc 280

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số liệu ở bảng 4.11 còn cho thấy sau 2 năm trồng khả năng sinh trưởng về đường kính của Giổi xanh ở độ dốc 240

là cao nhất và đạt 2,8cm, thấp nhất ở độ dốc 290

chỉ đạt 1,4cm. Như vậy, lượng tăng trưởng bình quân về đường kính cũng cao nhất ở độ dốc 240

đạt 1,4cm/năm và thuộc cấp tăng trưởng nhanh, sau đó là độ dốc 280

và thấp nhất ở độ dốc 290 chỉ đạt 0,7cm/năm thuộc cấp tăng trưởng trung bình. Trung bình mỗi năm đường kính gốc của Giổi xanh trong mô hình này tăng lên được gần 1,0cm/năm đây là mức tăng trưởng nhanh và rất có triển vọng khi trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ.

Tương tự như vậy, khả năng sinh trưởng chiều cao của loài Giổi xanh cũng đạt cao nhất ở độ dốc 240

là 1,88m, sau đó là độ dốc 280 và thấp nhất ở độ dốc 290

chỉ đạt 1,34m. Theo đó là hệ số biến động của đường kính và chiều cao cũng có biến động ở những độ dốc khác nhau. Về đường kính thì hệ số biến động từ 31,3 – 62,1%, hệ số biến động thấp nhất ở độ dốc 280

đạt 31,3% và hệ số biến động cao nhất ở độ dốc 290

là 61,2%. Về chiều cao hệ số biến động của chiều cao dao động từ 25,4 – 51,0%, hệ số biến động thấp nhất ở độ dốc 280

và cao nhất ở độ dốc 290.

Trong 3 độ dốc khác nhau thì độ dốc 280

có tỷ lệ cây thuộc cấp chất lượng tốt là nhiều nhất 75%, ở độ dốc 290

có nhiều cây thuộc cấp chất lượng xấu chiếm 45,5%.

Ta thấy rằng với 3 độ dốc khác nhau thì độ dốc 240

tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao đạt cao nhất so với độ dốc 280

và 290. Nhưng ở độ dốc 280 tỷ lệ cây thuộc cấp chất lượng tốt là nhiều nhất, và ở độ dốc 290

có nhiều cây thuộc cấp chất lượng xấu.

Dường như nơi có độ dốc càng thấp loài Giổi xanh sinh trưởng tốt hơn so với nơi có độ dốc cao. Kết quả phân tích phương sai về ảnh hưởng của các cấp độ dốc đến khả năng sinh trưởng của Giổi xanh cho thấy đã có sự khác biệt giữa các cấp độ dốc (sigt < 0,05, phụ biểu 12,13). Trong 2 cấp độ dốc đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đề cập ở trên thì độ dốc 24o

(độ dốc cấp 2) ảnh hưởng tốt hơn tới sinh trưởng đường kính và chiều cao D = 2,81cm, H= 1,88m.

4.3.4. Ảnh hưởng của nhân tố độ dốc tới sinh trưởng của cây Lát hoa

Căn cứ vào kết quả điều tra thực tế với 2 ô tiêu chuẩn trồng loài Lát hoa dưới tán rừng Thông mã vĩ có độ dốc khác nhau là 240

và 300 thuộc hai cấp độ dốc cấp 2 và cấp 3. Sau 2 năm trồng sinh trưởng của loài này thể hiện thông qua bảng 4.12.

Bảng 4.12: Sinh trưởng và chất lượng thân cây của loài Lát hoa dưới các độ dốc khác nhau O T C Độ dốc Tỷ lệ sống (%) Doo (cm) Hvn (m) Chất lượng(%) Xtb S S% ∆Doo (cm/ năm) Xtb S S% ∆H (m/ năm) T TB X 5 240 82,4 1,5 0,5 30,7 0,75 1,4 0,4 27,1 0,70 66,7 22,2 11,1 10 300 80,0 1,6 0,6 36,5 0,80 1,3 0,4 30,0 0,65 66,7 22,2 11,1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 4.12 cho thấy tỷ lệ sống của Lát hoa giảm dần từ độ dốc thấp đến độ dốc cao. Cụ thể, trong trường hợp này tỷ lệ sống đạt cao hơn ở độ dốc 240 (82,4%) và tỷ lệ sống thấp hơn ở độ dốc 300 (80,0%) .

Khả năng sinh trưởng đường kính của Lát hoa ở độ dốc 300

cao hơn và đạt 1,6cm, thấp hơn ở độ dốc 240

và đạt 1,5cm.

Đối với chiều cao thì khả năng sinh trưởng chiều cao của cây Lát hoa đạt cao hơn ở độ dốc 240

là 1,4m và thấp hơn ở độ dốc 300 đạt 1,3m.

Hệ số biến động của đường kính và chiều cao cũng khá lớn. Hệ số biến động của đường kính dao động từ 30,7 – 36,5%, hệ số biến động của chiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cao dao động từ 27,1 – 30,0%, trong đó ở độ dốc 240

thì hệ số biến động đường kính và chiều cao đều thấp hơn so với độ dốc 300

. Về chất lượng cây bản địa thì cả 2 độ dốc 240

và 300 đều có tỷ lệ cây thuộc cấp chất lượng tốt là như nhau 66,7%.

Với 2 độ dốc khác nhau thì độ dốc 240

cây có tỷ lệ sống và chiều cao vút ngọn cao hơn, nhưng chất lượng thân cây của Lát hoa thì giống như độ dốc 300

đều bằng 66,7%.

Kết quả phân so sánh và phân tích phương sai cho thấy với sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao của cây Lát hoa tại 2 cấp độ dốc khác nhau là chưa có sai khác có ý nghĩa thống kê (sigt > 0.05, phụ biểu 14, 15).

4.3.5. Ảnh hưởng của nhân tố độ dốc tới sinh trưởng của cây Lim xanh

Căn cứ vào kết quả điều tra thực tế với 2 ô tiêu chuẩn trồng loài cây Lim xanh dưới tán rừng Thông mã vĩ có độ dốc khác nhau là 290

và 390 thuộc hai cấp độ dốc cấp 3 và cấp 4. Sau 2 năm trồng sinh trưởng của loài này thể hiện thông qua bảng 4.13.

Bảng 4.13: Sinh trưởng và chất lượng thân cây của loài Lim xanh dưới các độ dốc khác nhau O T C Độ dốc Tỷ lệ sống

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng của năm loài cây bản địa trồng dưới tán rừng thông mã vĩ ( pinus massoniana lamb) ở chi lăng – lạng sơn làm cơ sở để chuyển hóa rừng thông thuần loài thành rừng hỗn loài (Trang 66 - 113)