Các nghiên cứu về cây bản địa trồng dưới tán rừng

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng của năm loài cây bản địa trồng dưới tán rừng thông mã vĩ ( pinus massoniana lamb) ở chi lăng – lạng sơn làm cơ sở để chuyển hóa rừng thông thuần loài thành rừng hỗn loài (Trang 27 - 31)

(Pinus massoniana Lamb)

Thực tế đã chứng minh rằng rừng trồng thuần loài, nhất là rừng trồng một số loài Thông ở nước ta trong những năm qua rất kém bền vững, dịch sâu róm thông thường xuyên xuất hiện không những hạn chế sinh trưởng và khả năng cung cấp nhựa mà còn làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái khá rõ cụ thể như: Từ năm 1937 sâu róm thông đã phá hoại mạnh trên nhiều diện tích trồng Thông thuộc dẫy núi Nham Biền (Yên Dũng - Bắc Giang). Tháng 8 - 1958 sâu róm thông phá hại nghiêm trọng ở Phú Nham, Phú Điền, Sơn Viện thuộc tỉnh Thanh Hoá, diện tích bị sâu ăn trụi lá Thông khoảng gần 100 ha. Năm 1958 và 1959 ở Bắc Giang, sâu róm thông lại phát dịch đã gây hại 160 ha rừng Thông đuôi ngựa tại dãy núi Neo thuộc huyện Yên Dũng, sâu còn ăn cả cây con mới đem trồng được 2 năm, làm thiệt hại khá nhiều cho công tác trồng rừng nơi đây. Từ năm 1959 - 1960 ở Nghệ An đã phát sinh nạn dịch sâu róm thông rất lớn làm trụi 515 ha rừng Thông. Không chỉ có sâu hại thông mà còn thường xảy ra các loại bệnh dịch nguy hiểm như: Bệnh khô xám thông, bệnh rơm lá thông, bệnh khô ngọn thông… đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng ngàn ha rừng và sản xuất lâm nghiệp ở nước ta [2].

Để khắc phục vấn đề này, gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu trồng một số loài cây bản địa dưới tán rừng Thông nhằm chuyển hóa rừng Thông thuần loài thành rừng hỗn loài, điển hình là một số công trình nghiên cứu sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tại Núi Luốt – Đại học Lâm Nghiệp – Xuân Mai, Phạm Xuân Hoàn (2002) đã nghiên cứu về cây bản địa trồng dưới tán rừng Thông đuôi ngựa và Keo lá tràm. Hai loài cây này được sử dụng để tạo lập hoàn cảnh ban đầu từ năm 1985, khi độ tàn che của rừng đạt 0,7 – 0,8 vào các năm 1990 – 1991 thì các loài cây bản địa được đưa vào trồng dưới tán rừng. Tại khu thực nghiệm này, số loài cây bản địa được đưa vào trồng dưới tán rừng Keo và Thông là 165 loài khác nhau. Dưới tán rừng Thông trồng gồm 27 loài, dưới tán rừng Keo trồng gồm 21 loài, số còn lại được trồng dưới tán rừng hỗn loài Thông – Keo lá tràm, Thông – Keo tai tượng và Bạch đàn…Kết quả sau 10 năm trồng cây bản địa dưới tán cho thấy tỷ lệ sống của cây bản địa dưới tán rừng Thông đạt 93,2% và dưới tán rừng Keo lá tràm đạt 91,2%. Tăng trưởng thường xuyên và tăng trưởng bình quân của cây bản địa có sự phân hóa rõ rệt ở các loài. Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là một số loài cây thường được đánh giá là sinh trưởng chậm như Đinh thối, Re hương, Lim xanh, Sưa…nhưng ở giai đoạn chịu bóng dưới tán rừng Thông và Keo lại có tăng trưởng khá nhanh, cụ thể là: Re hương có ZDoo = 0,5cm, ZHvn = 0,5m, ZDt = 0,2m; Lim xanh có ZDoo

= 0,5cm, ZHvn = 0,45m, ZDt = 0,15m. Tác giả còn nhận xét khả năng sinh trưởng và phát triển các loài cây bản địa trên chịu sự chi phối, ảnh hưởng rất lớn của các nhân tố độ tàn che của tầng cây cao (giai đoạn chịu bóng…), cường độ ánh sáng, đất đai...

Cũng tại Trường Đại Học Lâm nghiệp - Xuân Mai đã xây dựng vườn thực vật với gần 300 loài cây bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ (Pinus massoniana), và Keo tai tượng (A. mangium). Sau nhiều năm nghiên cứu đã tìm ra một số loài cây thích hợp trồng dưới tán rừng như: Đinh thối

(Fernandoa brilletii), Máu chó (Knema pierrei), Tai chua (Garcinia cowa), Re hương (Cinnamomun camphora)… Ngoài ra, ở đây cũng đã xác định được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một số loài không thích nghi trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ (dẫn theo Lê Minh Cường, 2007).

Nghiên cứu về đặc điểm sinh lý, sinh thái của một số loài cây gỗ bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ và Keo lá tràm tại Núi Luốt – Trường Đại học Lâm Nghiệp - Xuân Mai, Đỗ Thị Quế Lâm (2003) cũng đã nhận định các loài Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Re hương (Cinnamomum iners), Đinh thối (F. brilletii) có khả năng sinh trưởng tương đối tốt ở giai đoạn chịu bóng. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn khác nhau yêu cầu về độ tàn che cũng khác nhau. Tại khu vực nghiên cứu, loài Lim xanh sinh trưởng thích hợp nhất ở độ tàn che từ 0,47 - 0,52; loài Đinh thối sinh trưởng thích hợp nhất với độ tàn che từ 0,51 - 0,58; Re hương sinh trưởng tốt nhất với độ tàn che trong khoảng 0,48 - 0,52. Trong giai đoạn hiện nay, loài Lim xanh có nhu cầu về ánh sáng cao nhất, sau đó đến Re hương, nhu cầu về ánh sáng của Đinh thối thấp nhất.

Khi nghiên cứu trồng cây bản địa dưới tán rừng Thông mã vĩ ở Đại Lải-Vĩnh Phúc, Lê Minh Cường (2007) đã đề xuất được 3 loài cây bản địa có triển vọng trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb) gồm: Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Re hương (Cinnamomum iners Reinw) và Sao đen (Hopea odorata Roxb). Trong đó, Lim xanh là loài cây có khả năng sinh trưởng tốt nhất dưới tán rừng Thông mã vĩ. Đây là cơ sở có thể ứng dụng cho những vùng có điều kiện sinh thái tương tự.

Tóm lại, điểm qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ở trên đây cho thấy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về trồng rừng hỗn giao, trồng rừng cây lá rộng bản địa dưới tán rừng cây lá kim nói chung và rừng Thông mã vĩ nói riêng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đã thực hiện trong hoàn cảnh cụ thể khác nhau, loài cây bản địa khác nhau, kỹ thuật cũng có thể khác nhau. Việc áp dụng trong hoàn cảnh cụ thể ở một địa phương nước ta cần phải xem xét thận trọng hơn. Đặc biệt, trong các công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trình nghiên cứu đã đề cập ở trên còn 1 số tồn tại cần phải đặt ra để tiếp tục nghiên cứu như sau:

- Về giống cây bản địa và đặc điểm sinh thái của các loài như nhu cầu ánh sánh, đất đai, dinh dưỡng, địa hình…

- Kỹ thuật gây trồng, tiêu chuẩn cây con khi trồng.

- Kỹ thuật chăm sóc, tỉa thưa để đáp ứng nhu cầu ánh sáng cho từng giai đoạn.

Tuy còn nhiều tồn tại cần phải nghiên cứu, nhưng trong phạm vi giới hạn của đề tài chỉ có thể giải quyết một số vấn đề về độ tàn che, độ dốc ảnh hưởng đến sinh trưởng của một số loài cây bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ ở khu vực Lạng Sơn và biện pháp kỹ thuật gây trồng, biện pháp tác động vào tầng cây cao, các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng các loài cây bản địa trồng dưới tán.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng của năm loài cây bản địa trồng dưới tán rừng thông mã vĩ ( pinus massoniana lamb) ở chi lăng – lạng sơn làm cơ sở để chuyển hóa rừng thông thuần loài thành rừng hỗn loài (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)