Sinh trưởng của cây Re gừng dưới các độ tàn che khác nhau

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng của năm loài cây bản địa trồng dưới tán rừng thông mã vĩ ( pinus massoniana lamb) ở chi lăng – lạng sơn làm cơ sở để chuyển hóa rừng thông thuần loài thành rừng hỗn loài (Trang 56 - 58)

Căn cứ vào kết quả điều tra thực tế trên 3 ô tiêu chuẩn điển hình trồng loài cây Re gừng dưới các độ tàn che khác nhau là 0,6; 0,54 và 0,46. Sau 2 năm trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ sinh trưởng của loài này thể hiện thông qua bảng 4.4

Bảng 4.4: Sinh trưởng và chất lượng thân cây của loài Re gừng dưới các độ tàn che khác nhau

O T C ĐTC TLS (%) Doo (cm) Hvn (m) Chất lượng(%) Xtb S S% ∆Doo (cm/ năm) Xtb S S% ∆H (m/ năm) T TB X 1 0,6 82,2 0,8 0,3 31,3 0,4 1,01 0,2 19,8 0,51 22,7 31,8 45,5 2 0,54 83,1 0,8 0,3 32,5 0,4 1,00 0,2 24,0 0,50 41,9 32,6 25,6 11 0,46 86,6 1,2 0,5 38,3 0,6 1,20 0,4 35,8 0,60 52,4 33,3 14,3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả bảng 4.4 cho thấy sau 2 năm trồng tỷ lệ sống của Re gừng giảm dần từ độ tàn che thấp đến độ tàn che cao. Cụ thể, trong trường hợp này tỷ lệ sống đạt cao nhất ở độ tàn che 0,46, tiếp đến 0,54 và tỷ lệ sống thấp nhất ở độ tàn che 0,6. Chỉ so sánh tỷ lệ sống ở các độ tàn che này cũng cho thấy Re gừng là loài không ưa bóng.

Số liệu ở bảng 4.4 còn cho thấy sau 2 năm trồng khả năng sinh trưởng về đường kính cũng giảm dần từ độ tàn che thấp đến độ tàn che cao. Trong phạm vi nghiên cứu này thì khả năng sinh trưởng về đường kính của Re gừng ở độ tàn che 0,46 là cao nhất và đạt 1,2cm, sau đó đến độ tàn che 0,54 và 0,6 chỉ đạt 0,8cm. Như vậy, lượng tăng trưởng bình quân về đường kính cũng cao nhất ở độ tàn che 0,46 đạt 0,6cm/năm và thuộc cấp tăng trưởng trung bình, tương đương nhau ở độ tàn che 0,54 và 0,6 chỉ đạt 0,4cm/năm thuộc cấp tăng trưởng chậm.

Tương tự như vậy, khả năng sinh trưởng chiều cao của cây Re gừng cũng đạt cao nhất ở độ tàn che 0,46 là 1,2m, tương đương nhau ở độ tàn che 0,54 và 0,6 đều chỉ đạt 1,0m. Theo đó là hệ số biến động của đường kính và chiều cao cũng khá lớn. Hệ số biến động của đường kính dao động từ 31,3 - 38,3%, hệ số biến động của chiều cao dao động từ 19,8 – 35,8%.

Trong 3 độ tàn che nói trên thì ở độ tàn che 0,46 có tỷ lệ cây tốt đạt cao nhất (52,4%), sau đó đến độ tàn che 0,54 (41,9%), và ở độ tàn che 0,6 có tỷ lệ cây xấu nhiều nhất (45,5%).

Như vậy, ta thấy rằng với 3 độ tàn che khác nhau thì độ tàn che 0,46 tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng về đường kính gốc, chiều cao và chất lượng thân cây của Re gừng đạt cao nhất.

Điều này chứng tỏ Re gừng là cây ưa sáng hơn là ưa bóng, nó phụ thuộc vào độ che sáng của tán rừng Thông mã vĩ, nơi nào có độ che sáng ít thì khả năng sinh trưởng nói chung tốt hơn nơi có độ che sáng nhiều. Kết quả so

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sánh và phân tích phương sai cũng cho thấy khả năng sinh trưởng đường kính gốc cũng như chiều cao của Re gừng trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ với 3 độ tàn che khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (sigt < 0,05, phụ biểu 02 ). Ở độ tàn che 0,46 khả năng sinh trưởng đường kính cũng như chiều cao đạt cao nhất, tương ứng là 1,2cm và 1,2m.

Như vậy, khi trồng cây Re gừng dưới 3 độ tàn che khác nhau thì khả năng sinh trưởng đường kính cũng như chiều cao đã có sự khác biệt.

Ảnh 4.2: Ảnh cây Re gừng 2 tuổi ( trồng năm 2007, ảnh chụp năm 2009)

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng của năm loài cây bản địa trồng dưới tán rừng thông mã vĩ ( pinus massoniana lamb) ở chi lăng – lạng sơn làm cơ sở để chuyển hóa rừng thông thuần loài thành rừng hỗn loài (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)