+ Đối tượng để tiến hành gây trồng cây bản địa dưới tán là rừng Thông mã vĩ có mật độ và độ tàn che tầng cây cao như sau: Đối với Re gừng là 540 cây/ha, độ tàn che 0,46; Trám trắng là 980cây/ha, độ tàn che 0,6; Giổi xanh là 840cây/ ha, độ tàn che 0,54;
Riêng đối với 2 loài Lát hoa và Lim xanh do ở thời điểm nghiên cứu thì khả năng sinh trưởng đường kính và chiều cao chưa có sự khác biệt ở các độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tàn che khác nhau, nhưng để tạo điều kiện cho hai loài cây này sinh trưởng thuận lợi thì cần phải tránh ánh sáng trực xạ. Do đó, Lát hoa nên trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ tại khu cực nghiên cứu là 320 - 620cây/ha hoặc độ tàn che 0,42 -0,52; Lim xanh là 510 – 960cây/ha hoặc độ tàn che 0,46 – 0,6;
+ Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa khô, lạnh bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mưa ít. Mùa mưa nóng ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 và tập trung nhất là từ tháng 6 đến tháng 9 lượng mưa chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình năm là 1379 mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7 (278,3mm). Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,7o
C, nhiệt độ trung bình tháng tháng cao nhất 28,50 C, tháng có nhiệt độ lạnh nhất 150
C. Độ ẩm tương đối bình quân năm là 82,5%.
+ Đất đai: Đất feralit mầu nâu đỏ phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét có tính chất lý hóa học như sau:
- pHkcl = 5,01 – 5,17 : Đất chua - Mùn từ 1,1 – 3,4% - NH4+ từ 1,93 – 4,05mg/100g - P2O5 từ 0 – 1,27 mg/100g - K2O từ 2,11 – 5,11mg/100g - Thành phần cơ giới: Sét nhẹ đến thịt nặng
Với các điều kiện đất đai và khí hậu như trên sẽ đảm bảo gây trồng thành công 5 loài cây bản địa là: Trám trắng và Giổi xanh, Lát hoa, Lim xanh và Re gừng trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ.