Biện pháp kỹ thuật chuyển hóa

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng của năm loài cây bản địa trồng dưới tán rừng thông mã vĩ ( pinus massoniana lamb) ở chi lăng – lạng sơn làm cơ sở để chuyển hóa rừng thông thuần loài thành rừng hỗn loài (Trang 80 - 113)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.5.3.1. Xử lý tầng cây cao:

Tầng cây cao là rừng Thông mã vĩ có độ tàn che thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận cho cây bản địa sinh trưởng và phát triển tốt. Rừng Thông mã vĩ 13 tuổi nên điều chỉnh mật độ và độ tàn che để trồng cây bản địa như sau: Đối với Trám trắng là 980cây/ha, độ tàn che 0,6; Giổi xanh là 840cây/ ha, độ tàn che 0,54; Lát hoa từ 320 - 620cây/ha, độ tàn che 0,42 -0,52; Lim xanh từ 510 – 960cây/ha , độ tàn che 0,46 – 0,6; Re gừng từ 540 – 1330 cây/ha, độ tàn che 0,46 – 0,6. Khi độ tàn che tầng cây cao vượt cao hơn độ tàn che như đã đề cập ở trên cho từng loài thì nhất thiết phải tiến hành tỉa thưa để điều chỉnh độ tàn che nằm trong phạm vi từ thích hợp trước khi trồng cây bản địa, và phải đảm bảo sự phân bố đều các cây tầng cao trên toàn diện tích, tránh để chỗ có cây quá dày, chỗ thì quá thưa.

4.5.3.2. Xử lý tầng cây bụi dưới tán

Tầng cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng là đối tượng cạnh tranh trực tiếp với cây trồng về dinh dưỡng, khoáng và nước, thậm chí cạnh tranh cả về ánh sáng làm giảm tốc độ sinh trưởng của cây bản địa. Do vậy, trước khi trồng xen cây bản địa dưới tán và trong quá trình chăm sóc nhất thiết phải xử lý tầng cây bụi, thảm tươi. Để xử lý tầng cây bụi thảm tươi có hiệu quả thì cần phải căn cứ vào đặc tính sinh thái, sinh lý cây trồng để bố trí mở rộng băng chặt, băng chừa cho hợp lý. Đối với cây ưa sáng nên mở rộng băng chặt để trồng nhiều hàng trên băng, đối với cây chịu bóng nên thu hẹp băng chặt. Trước khi trồng nên xử lý thực bì theo băng: Băng phát rộng 4m và băng chừa 4m, các băng phát song song theo đường đồng mức. Cũng có thể xử lý thực bì cục bộ theo đám xung quanh vị trí trồng 1,5m, thực bì băm ngắn rải đều. Chú ý phải chừa lại cây gỗ bản địa tái sinh, không được đốt.

4.5.3.3. Các biện pháp kỹ thuật gây trồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phương thức trồng: Trồng cây bản địa hỗn giao theo đám (bổ xung vào đám trống), theo hàng (hàng Thông đã tỉa thưa) dưới tán rừng Thông mã vĩ.

- Thời vụ trồng: Chọn thời vụ trồng rừng là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống của cây. Trồng rừng các loài cây bản địa thực hiện trồng vào mùa mưa từ tháng 6 - 8 dương lịch, chọn ngày râm mát, có mưa nhỏ để trồng. Trước khi trồng phải tưới đẫm tránh vỡ bầu.

- Làm đất: Kích thước hố 40x40x40cm, hố đào trước khi trồng ít nhất 1 tháng, san lấp hố bằng đất mặt. Lấp hố trước khi trồng từ 7 – 10 ngày. Hố đào lớn, lấp đất tơi xốp là điều kiện cơ bản giúp cây con chịu được nhiều yếu tố bất lợi, để tồn tại và phát triển nhanh trong thời kỳ đầu thích ứng.

- Bón lót 0,5kg phân vi sinh/ hố

- Tiêu chuẩn cây giống: Thông qua kết quả điều tra đánh giá công tác trồng rừng một số loài cây bản địa. Đề tài đưa ra những tiêu chuẩn cần thiết trong công tác gieo ươm và tiêu chuẩn cây con đem trồng như sau:

+ Cây con được tạo từ hạt, được gieo ươm và cấy vào bầu PE . + Kích cỡ túi bầu ươm cây con các loài cây bản địa từ 12x19cm. + Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 8 tháng đến 1 năm . + Chiều cao ≥ 0,6m, đường kính cổ rễ ≥ 0,6 cm.

+ Cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, không cụt ngọn, không sâu bệnh, vỡ bầu.

- Sau khi trồng 1 tháng cần tiến hành kiểm tra và tiến hành trồng dặm những cây bị chết đảm bảo tỷ lệ sống trên 90%.

4.5.3.4. Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng

Chăm sóc trong 3 năm đầu: Mỗi năm chăm sóc 2 lần: Lần 1 vào đầu mùa sinh trưởng ( tháng 4 – tháng 5), lần 2 vào cuối mùa sinh trưởng (tháng 11 – tháng 12).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mỗi lần chăm sóc cần tuân thủ các kỹ thuật sau:

+ Phát dọn thực bì xung quanh, xới đất vun gốc rộng 0,8 – 1m, có thể chừa lại những cây bản địa có giá trị nhưng chúng phải không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các loài cây bản địa được gây trồng.

+ Dẫy sạch cỏ xung quanh gốc cây bản địa để giảm bớt sự cạnh tranh của cỏ dại. Vun, xới quanh gốc cây tạo cho đất xung quanh tơi xốp giúp cho bộ rễ cây bản địa phát triển tốt hơn, sẽ thuận lợi cho hấp thu được nước, dinh dưỡng và khoáng. Dùng lớp thực bì phát xuống ủ vào xung quanh gốc cây bản địa có tác dụng giữ lại lượng nước nhất định sau khi mưa, và giảm cường độ thoát hơi nước trên mặt đất. Ngoài ra, khi lớp thực bì phân hủy sẽ cung cấp cho cây bản địa một lượng mùn nhất định giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

- Bón thúc cho cây bằng phân vô cơ NPK với liều lượng 0,2kg/cây/năm.

- Gỡ bỏ dây leo, tơ hồng quấn cây.

- Tỉa thưa, tỉa cành, điều chỉnh độ tàn che cho phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu ánh sáng cho cây bản địa sinh trưởng và phát triển theo từng giai đoạn trưởng thành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu đề tài đi đến một số kết luận sau:

1) Đặc điểm rừng Thông mã vĩ tại khu vực nghiên cứu

Rừng Thông mã vĩ 13 năm tuổi tại Chi Lăng – Lạng Sơn trồng với mật độ ban đầu là 1660 cây/ha, qua 1 lần tỉa thưa, hiện tại mật độ còn lại từ 320 - 1330 cây/ha. Độ tàn che của rừng Thông mã vĩ khá cao từ 0,42 – 0,6. Đường kính trung bình đạt từ 11,0 – 15,9cm, chiều cao vút ngọn bình quân đạt từ 9,6 - 12,0 m, đường kính tán bình quân từ 2,0 – 5,4m.

2) Ảnh hưởng của độ tàn che tới khả năng sinh trưởng của các loài cây bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ

Đã có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng của Re gừng, Trám trắng và Giổi xanh giữa các độ tàn che khác nhau, trong đó độ tàn che thích hợp đối với Trám trắng 0,6, với Giổi xanh 0,54 và đối với Re gừng là 0,46. Nhưng đối với Lát hoa và Lim xanh hiện chưa thấy có sự sai khác khi trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ với các độ tàn che khác khau.

3) Ảnh hưởng độ dốc đến khả năng sinh trưởng của các loài cây bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ

Đã có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng của Re gừng, Trám trắng và Giổi xanh giữa các độ dốc khác nhau, trong đó độ dốc thích hợp đối với Re gừng là 270, đối với Trám trắng là dưới 250

và đối với Giổi xanh là dưới 240. Nhưng đối với Lát hoa và Lim xanh hiện chưa thấy có sự sai khác khi trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ với các độ dốc khác khau ở giai đoạn tuổi non tại Chi Lăng – Lạng Sơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4) Ảnh hưởng tổng hợp của một số nhân tố tới khả năng sinh trưởng của các loài cây bản địa.

Trong hai nhân tố là độ tàn che và độ dốc thì nhân tố độ dốc có ảnh hưởng nhất đến sinh trưởng đường kính và chiều cao của các loài cây bản địa trong khu vực nghiên cứu, độ dốc càng cao sinh trưởng đường kính và chiều cao của các loài cây bản địa càng kém.

Khả năng sinh trưởng của 5 loài cây bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ trong giai đoạn 2 năm tuổi khác nhau khá rõ, xếp theo thứ tự ưu tiên về sinh trưởng từ cao xuống thấp của 5 loài cây bản địa là: Trám trắng

(Canarium album), Giổi xanh (Michelia mediocris), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Lim xanh (Erythrophloeum fordii) và Re gừng (Cinamomum obtusifolium).

5) Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật chuyển hóa rừng Thông mã vĩ thành rừng hỗn loài với cây lá rộng bản địa ở Chi Lăng – Lạng Sơn

- Các loài cây bản địa có thể trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ theo thứ tự ưu tiên gồm: Trám trắng, Giổi xanh, Lát hoa, Lim xanh và Re gừng.

- Biện pháp kỹ thuật gây trồng cây bản địa dưới tán rừng Thông mã vĩ được tóm tắt như sau:

+ Rừng Thông mã vĩ 13 tuổi nên điều chỉnh mật độ và độ tàn che để trồng cây bản địa như sau: Đối với Trám trắng là 980cây/ha, độ tàn che 0,6; Giổi xanh là 840cây/ ha, độ tàn che 0,54; Lát hoa từ 320 - 620cây/ha, độ tàn che 0,42 -0,52; Lim xanh từ 510 – 960cây/ha , độ tàn che 0,46 – 0,6; Re gừng từ 540 – 1330 cây/ha, độ tàn che 0,46 – 0,6.

+ Tầng cây gỗ tái sinh, cây bụi, thảm tươi: Xử lý cục bộ để trồng, tránh làm giảm đa dạng sinh học, nhất là cây gỗ tái sinh có giá trị.

+ Kỹ thuật trồng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mật độ trồng: 1.100 cây/ha

Phương thức trồng: Trồng cây bản địa hỗn giao theo đám (bổ xung vào đám trống), theo hàng (hàng Thông đã tỉa thưa).

Thời vụ trồng: Trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 6 - 8 dương lịch. Làm đất: Kích thước hố 40x40x40cm, hố đào trước khi trồng ít nhất 1 tháng.

Bón lót 0,5kg phân vi sinh/ hố

+ Tiêu chuẩn cây con: Cây con có bầu D00 ≥ 0,6 cm, Hvn ≥ 0,6m. Tuổi cây từ 8 tháng đến 12 tháng. Cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, không cụt ngọn, không sâu bệnh.

+ Kỹ thuật chăm sóc:

Chăm sóc, bảo vệ 3 năm sau khi trồng Phát sạch thực bì trên băng chặt

Bón thúc bằng phân vô cơ NPK với liều lượng 0,2kg/cây/năm.

Điều chỉnh độ tàn che theo nhu cầu ánh sáng của từng giai đoạn tuổi cây bản địa.

5.2. Tồn tại

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy đề tài còn một số tồn tại nhất định sau:

- Do điều kiện thời gian còn hạn chế, nên phạm vi nghiên cứu của đề tài còn hẹp. Đề tài mới chỉ tập chung nghiên cứu được một số nhân tố độ tàn che và độ dốc ảnh hưởng đến sinh trưởng của 5 loài cây bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ tại Chi Lăng – Lạng Sơn, chưa có điều kiện mở rộng phạm vi nghiên cứu nhiều loài cây bản địa, nhiều nhân tố ngoại cảnh khác ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và nghiên cứu ở những địa điểm khác nhau để đánh giá khả năng thích ứng của các loài cây bản địa được chính xác hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Mới chỉ nghiên cứu trồng xen cây bản địa dưới 1 loại rừng Thông mã vĩ trồng năm 1996, chưa mở rộng trồng cây bản địa dưới tán rừng Thông mã vĩ ở nhiều cấp tuổi khác nhau, để xác định xem nên trồng xen cây bản địa vào rừng Thông tuổi nào là phù hợp nhất.

- Cây bản địa mới trồng được 2 năm, nhu cầu về ánh sáng chưa rõ, các giai đoạn tiếp chưa có điều kiện nghiên cứu.

- Do thời gian nghiên cứu có hạn nên chưa theo dõi được diễn biến của đất và thảm thực vật sau khi gây trồng các loài cây bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ tại Chi Lăng – Lạng Sơn.

5.3. Kiến nghị

- Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu nhiều loài cây bản địa, nhiều nhân tố ngoại cảnh khác ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và nghiên cứu ở những địa điểm khác nhau để đánh giá khả năng thích ứng của các loài cây bản địa được chính xác hơn.

- Cần thử nghiệm mở rộng trồng cây bản địa dưới tán rừng Thông mã vĩ ở nhiều cấp tuổi khác nhau, để xác định xem nên trồng xen cây bản địa vào rừng Thông tuổi nào là phù hợp nhất.

- Cần tiếp tục điều tra, đánh giá khả năng thích ứng của các loài cây trong cả chu kỳ sống của chúng khi trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ.

- Cần tiếp tục theo dõi diễn biến của đất và thảm thực vật sau khi gây trồng các loài cây bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ tại Chi Lăng – Lạng Sơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ NN&PTNT (2010), Quyết định số 2140/QĐ – BNN – TCLN, ngày 9/8/2010 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2009, Hà Nội.

2. Bộ NN&PTNT (2004), Cẩm nang nghành Lâm nghiệp, NXB Thống kê. 3. Lê Mộng Chân và Nguyễn Thị Huyền (2000), Thực vật rừng, NXB

Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Bá Chất (1976), Nghiên cứu rừng trồng hỗn loài Bồ đề với một số loài cây bản địa, Báo cáo khoa học, Viện nghiên cứu Lâm Nghiệp. 5. Nguyễn Bá Chất (1994), “Xây dựng cấu trúc hỗn loài Lát hoa với một số

loài cây bản địa”, Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm Nghiệp, (2).

6. Nguyễn Bá Chất (1995), “Trồng rừng hỗn loài ở Việt Nam”, Tạp chí Lâm Nghiệp, (2), tr.95.

7. Nguyễn Bá Chất (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và biện pháp kỹ thuật gây trồng loài lát hoa,Luận án Tiến sỹ khoa học Lâm Nghiệp. 8. Nguyễn Bá Chất, Hoàng Văn Thắng (2005), Nghiên cứu xây dựng mô

hình trồng rừng hỗn loài cây lá rộng bản địa trên đất rừng thoái hóa ở các tỉnh phía Bắc, tài liệu hội thảo năm 2005.

9. Lê Đình Cẩm, Nguyễn Minh Đường (1985), Nghiên cứu trồng Sao dầu ở Đông Nam Bộ, Đề tài nghiên cứu khoa học.

10. Lê Minh Cường (2007), Đánh giá khả năng sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ ở Đại Lải – Vĩnh Phúc làm cơ sở để chuyển hóa rừng trồng thuần loài thành rừng hỗn loài, Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại Học Lâm Nghiệp, Hà Tây

11. Hoàng Đức Doanh (2007), Nghiên cứu đánh giá kết quả trồng rừng cây bản địa lá rộng trên đất trống đồi núi trọc tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại Học Lâm Nghiệp, Hà Tây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

12. Nguyễn Văn Đẳng (2001), Lâm nghiệp Việt Nam 1945-2000, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Ngô Quang Đê và Nguyễn Hữu Vĩnh (1997), Trồng rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Lê Tự Đức “Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa trồng dưới tán cây mọc nhanh tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học Lâm Nghiệp, Hà Tây.

15. Phạm Xuân Hoàn (2002), Đặc điểm một số nhân tố tiểu hoàn cảnh của rừng trồng thí nghiệm hỗn giao cây lá rộng nhiệt đới tại phân khu phục hồi sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng, Trường Đại Học Lâm Nghiệp, Hà Tây.

16. Phạm Xuân Hoàn, Triệu Văn Hùng, Phạm Văn Điển, Nguyễn Trung Thành và Võ Đại Hải (2004), Một số vấn đề trong lâm học nhiệt đới,

NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Phạm Xuân Hoàn (2002), “Một số kết quả nghiên cứu phục hồi rừng bằng cây bản địa”, Tạp chí BNN và PTNT, (10).

18. Lại Hữu Hoàn (2004), Nghiên cứu đánh giá kết quả trồng rừng cây bản địa lá rộng vùng Trung Trung Bộ - Việt Nam, Phân Viện Đều tra quy hoạch vùng Trung Trung Bộ.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng của năm loài cây bản địa trồng dưới tán rừng thông mã vĩ ( pinus massoniana lamb) ở chi lăng – lạng sơn làm cơ sở để chuyển hóa rừng thông thuần loài thành rừng hỗn loài (Trang 80 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)