Đặc điểm lớp cây tái sinh, cây bụi thảm tươi dưới tán

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng của năm loài cây bản địa trồng dưới tán rừng thông mã vĩ ( pinus massoniana lamb) ở chi lăng – lạng sơn làm cơ sở để chuyển hóa rừng thông thuần loài thành rừng hỗn loài (Trang 52 - 113)

mã vĩ

4.1.2.1. Đặc điểm lớp cây gỗ tái sinh

Cây gỗ tái sinh là lớp cây thế hệ non của tầng cây gỗ, chúng sống và phát triển dưới tán rừng, chúng sẽ là đối tượng thay thế tầng cây gỗ phía trên khi tầng cây này được khai thác [22].

Kết quả điều tra lớp cây gỗ tái sinh được tổng hợp ở bảng 4.2 cho thấy lớp cây tái sinh chủ yếu là các loài Sau sau (Liquidambar formasana), Thừng Mực

(Wrightia pubescens), Vối thuốc (Schima wallichii), Thẩu tẩu (Aporosa tetrapleura), Kháo (Machilus odoratissma). Mật độ dao động từ 40 – 140 cây/ha, chiều cao trung bình của cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu là 2,1m. Mật độ cây tái sinh cao nhất là 140 cây/ha (ô tiêu chuẩn số 3, 4, 9 và 11) với chiều cao trung bình là 1,5m. Mật độ thấp nhất là 40 cây/ha (ô tiêu chuẩn số 6) với chiều cao trung bình là 2,5m. Phần lớn số lượng các loài cây tái sinh này đều cao hơn lớp cây bụi thảm tươi. Các loài cây gỗ tái sinh này cũng là những loài cây bản địa rất có triển vọng tham gia vào tổ thành loài của rừng trong tương lai. Vì vậy, việc chăm sóc rừng sau khi trồng các loài cây bản địa cần chú ý tạo điều kiện để các loài cây gỗ tái sinh này sinh trưởng tốt hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.2: Tổng hợp các chỉ tiêu của cây tái sinh, cây bụi và thảm tươi

Ô TC Mật độ

(cây /ha) Cây tái sinh

Chiều cao (m) Cây bụi, thảm tươi Độ che phủ % 1 80

Kháo, Cổ dụt, Sau sau, Thừng mực, Vối thuốc, Hu đay. 3.3 Sim, Mua, Cỏ lào, Ràng ràng, Dương xỉ… 65

2 120 Sau sau, Thừng mực, Vối

thuốc, Hu đay, Thẩu tấu. 3.5

Sim, Mua, Cỏ lào, Ràng rang,dương xỉ…

65

3 140 Sau sau, Thừng mực, Vối

thuốc, Hu đay. 1.5

Cỏ lào, Ràng

rang,dương xỉ… 75

4 140 Sau sau, Cổ dụt, Thừng

mực, Vối thuốc, Hu đay. 1.5

Cỏ lào, Ràng

rang,dương xỉ… 65

5 120 Sau sau, Thừng mực, Vối

thuốc, Hu đay. 1.1

Sim, Mua, Cỏ lào, Ràng rang,dương xỉ…

70

6 40 Sau sau, Thẩu tấu, Hu

đay. 2.5

Sim, Mua , Cỏ lào, Ràng rang,dương xỉ…

70

7 70 Sau sau, Thừng mực, Vối

thuốc, Hu đay. 1.2

Cỏ lào, Ràng

rang,dương xỉ… 70

8 120 Sau sau, Thừng mực, Vối

thuốc, Hu đay, Thẩu tấu. 3.5

Sim, Mua, Cỏ lào, Ràng rang,dương xỉ…

65

9 140 Sau sau, Thừng mực, Vối

thuốc, Hu đay. 1.5

Cỏ lào, Ràng

rang,dương xỉ… 75

10 120 Sau sau, Thừng mực, Vối

thuốc, Hu đay, Thẩu tấu. 3.5

Sim, Mua, Cỏ lào, Ràng rang,dương xỉ…

65

11 140 Sau sau, Thừng mực, Vối

thuốc, Hu đay. 1.5

Cỏ lào, Ràng

rang,dương xỉ… 75

12 120 Sau sau, Thừng mực, Vối

thuốc, Hu đay. 1.1

Sim, Mua, Cỏ lào, Ràng rang,dương xỉ…

70

13 100 Sau sau, Thẩu tấu, Hu

đay, Vối thuốc. 2.5

Sim, Mua , Cỏ lào, Ràng rang,dương xỉ…

70

14 60 Sau sau, Thẩu tấu, Hu

đay. 2.5

Sim, Mua , Cỏ lào, Ràng rang,dương xỉ…

70

15 70 Sau sau, Thừng mực, Vối

thuốc, Hu đay. 1.2

Cỏ lào, Ràng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.1.2.2. Đặc điểm lớp cây bụi, thảm tươi

Cây bụi là những cây không có thân chính rõ ràng và không có khả năng hình thành cây rừng ở điều kiện khí hậu, đất đai tại đó [22]. Trong cấu trúc tầng thứ, cây bụi được ký hiệu là tầng B [31]. Cây bụi có ảnh hưởng trực tiếp đến lớp cây bản địa, tuy nhiên chúng vẫn có khả năng bảo vệ và làm giàu đất, làm giàu nguồn nước và hạn chế sự phát triển của cỏ dại. Giữa cây bụi và cây bản địa hình thành mối quan hệ đặc biệt, khi cây bản địa mới được trồng còn nhỏ thì cây bụi có tác dụng che chở cho cây bản địa. Khi cây bản địa lớn lên thì cây bụi cạnh tranh với cây bản địa về dinh dưỡng, khoáng, là vật cản trở cho sinh trưởng của cây bản địa.

Tầng thảm tươi là những loài cỏ, quyết, rêu, địa y…có tác dụng che phủ mặt đất, đồng thời có ảnh hưởng tới tái sinh rừng, cạnh tranh chất dinh dưỡng và nước trong rừng [22].

Lớp cây bụi, thảm tươi trong khu vực chủ yếu là: Cỏ lào (Chromoleana oderata), Ràng ràng (Ormoria balansea), Dương xỉ (Lycopodio phyta), Sim

(Melastoma affine), Mua (Melastoma candium). Độ che phủ của lớp cây bụi, thảm tươi trung bình là 69%. Với độ che phủ như vậy có thể nói lớp cây bụi, thảm tươi có tác dụng bảo vệ đất chống xói mòn rất tốt, nhưng ít nhiều cũng cạnh tranh nước và chất dinh dưỡng với cây bản địa. Cho nên, khi tiến hành chăm sóc lớp cây bản địa cũng nên chặt bớt tầng cây này để giảm sự cạnh tranh về dinh dưỡng, khoáng và nước tạo điều kiện cho cây bản địa sinh trưởng tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.1.3. Đặc điểm đất dưới rừng Thông mã vĩ

Đất đai cũng là một yếu tố lập địa quan trọng, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây rừng. Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm đất để trồng rừng có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự thành bại của công tác trồng rừng.

Bảng 4.3: Kết quả phân tích lý, hóa tính của đất tại khu vực nghiên cứu

Tên phẫu diện Độ sâu Mùn ( %) Các chất dễ tiêu mg/100gđất pHkcl Thành phần cơ giới (%) NH4+ P2O5 K2O SVL < 0,01mm CVL >0,001mm Phân loại CL1 0-10 3,3 4,06 1,01 2,54 5,01 44,63 55,37 Thịt trung bình 20-30 2,0 3,15 0,76 2,29 5,10 50,93 49,07 Thịt nặng 40-50 1,8 1,93 0,13 2,54 5,13 67,37 32,63 Sét nhẹ CL2 0-10 2,5 3,03 1,11 2,53 5,10 55,55 44,45 Thịt nặng 20-30 1,1 2,04 0,76 2,54 5,10 62,21 37,79 Thịt trung bình 40-50 1,4 1,94 0,00 5,11 5,13 61,05 38,95 Sét nhẹ CL3 0-10 3,4 3,57 1,27 2,55 5,10 84,73 25,27 Sét nhẹ 20-30 2,3 3,06 0,76 2,55 5,15 69,71 30,29 Sét nhẹ 40-50 1,4 2,96 0,41 2,43 5,17 63,95 36,05 Sét nhẹ Qua bảng 4.3 và hồ sơ thiết kế xây dựng mô hình chuyển hóa rừng Thông thuần loài thành rừng hỗn loài với cây bản địa tại Chi Lăng – Lạng Sơn cho thấy đất đai của khu vực trồng cây bản địa dưới tán rừng Thông mã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vĩ chủ yếu là đất feralit mầu nâu đỏ phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét, độ sâu tầng đất trên 50cm, thành phần cơ giới sét nhẹ đến trung bình, đất chua với độ pHkcl từ 5,01 – 5,17, hàm lượng mùn từ nghèo (1,1%) đến giầu mùn ( 3,4%), hàm lượng các chất dễ tiêu như NH4

+

từ rất nghèo (1,93 mg/100gđất) đến trung bình (4,05mg/100gđất), hàm lượng P2O5 rất nghèo dưới 1,5mg/100gđất, còn hàm lượng K2O trong đất từ nghèo (2,11 mg/100gđất) đến trung bình (5,11 mg/100gđất).

So sánh với nhu cầu sinh thái của 5 loài cây bản địa đã trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ thì điều kiện đất đai ở đây khá phù hợp.

4.2. Ảnh hƣởng của độ tàn che tới khả năng sinh trƣởng của các loài cây bản địa

4.2.1. Sinh trưởng của cây Re gừng dưới các độ tàn che khác nhau

Căn cứ vào kết quả điều tra thực tế trên 3 ô tiêu chuẩn điển hình trồng loài cây Re gừng dưới các độ tàn che khác nhau là 0,6; 0,54 và 0,46. Sau 2 năm trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ sinh trưởng của loài này thể hiện thông qua bảng 4.4

Bảng 4.4: Sinh trưởng và chất lượng thân cây của loài Re gừng dưới các độ tàn che khác nhau

O T C ĐTC TLS (%) Doo (cm) Hvn (m) Chất lượng(%) Xtb S S% ∆Doo (cm/ năm) Xtb S S% ∆H (m/ năm) T TB X 1 0,6 82,2 0,8 0,3 31,3 0,4 1,01 0,2 19,8 0,51 22,7 31,8 45,5 2 0,54 83,1 0,8 0,3 32,5 0,4 1,00 0,2 24,0 0,50 41,9 32,6 25,6 11 0,46 86,6 1,2 0,5 38,3 0,6 1,20 0,4 35,8 0,60 52,4 33,3 14,3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả bảng 4.4 cho thấy sau 2 năm trồng tỷ lệ sống của Re gừng giảm dần từ độ tàn che thấp đến độ tàn che cao. Cụ thể, trong trường hợp này tỷ lệ sống đạt cao nhất ở độ tàn che 0,46, tiếp đến 0,54 và tỷ lệ sống thấp nhất ở độ tàn che 0,6. Chỉ so sánh tỷ lệ sống ở các độ tàn che này cũng cho thấy Re gừng là loài không ưa bóng.

Số liệu ở bảng 4.4 còn cho thấy sau 2 năm trồng khả năng sinh trưởng về đường kính cũng giảm dần từ độ tàn che thấp đến độ tàn che cao. Trong phạm vi nghiên cứu này thì khả năng sinh trưởng về đường kính của Re gừng ở độ tàn che 0,46 là cao nhất và đạt 1,2cm, sau đó đến độ tàn che 0,54 và 0,6 chỉ đạt 0,8cm. Như vậy, lượng tăng trưởng bình quân về đường kính cũng cao nhất ở độ tàn che 0,46 đạt 0,6cm/năm và thuộc cấp tăng trưởng trung bình, tương đương nhau ở độ tàn che 0,54 và 0,6 chỉ đạt 0,4cm/năm thuộc cấp tăng trưởng chậm.

Tương tự như vậy, khả năng sinh trưởng chiều cao của cây Re gừng cũng đạt cao nhất ở độ tàn che 0,46 là 1,2m, tương đương nhau ở độ tàn che 0,54 và 0,6 đều chỉ đạt 1,0m. Theo đó là hệ số biến động của đường kính và chiều cao cũng khá lớn. Hệ số biến động của đường kính dao động từ 31,3 - 38,3%, hệ số biến động của chiều cao dao động từ 19,8 – 35,8%.

Trong 3 độ tàn che nói trên thì ở độ tàn che 0,46 có tỷ lệ cây tốt đạt cao nhất (52,4%), sau đó đến độ tàn che 0,54 (41,9%), và ở độ tàn che 0,6 có tỷ lệ cây xấu nhiều nhất (45,5%).

Như vậy, ta thấy rằng với 3 độ tàn che khác nhau thì độ tàn che 0,46 tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng về đường kính gốc, chiều cao và chất lượng thân cây của Re gừng đạt cao nhất.

Điều này chứng tỏ Re gừng là cây ưa sáng hơn là ưa bóng, nó phụ thuộc vào độ che sáng của tán rừng Thông mã vĩ, nơi nào có độ che sáng ít thì khả năng sinh trưởng nói chung tốt hơn nơi có độ che sáng nhiều. Kết quả so

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sánh và phân tích phương sai cũng cho thấy khả năng sinh trưởng đường kính gốc cũng như chiều cao của Re gừng trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ với 3 độ tàn che khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (sigt < 0,05, phụ biểu 02 ). Ở độ tàn che 0,46 khả năng sinh trưởng đường kính cũng như chiều cao đạt cao nhất, tương ứng là 1,2cm và 1,2m.

Như vậy, khi trồng cây Re gừng dưới 3 độ tàn che khác nhau thì khả năng sinh trưởng đường kính cũng như chiều cao đã có sự khác biệt.

Ảnh 4.2: Ảnh cây Re gừng 2 tuổi ( trồng năm 2007, ảnh chụp năm 2009)

4.2.2. Sinh trưởng của cây Trám trắng dưới các độ tàn che khác nhau

Căn cứ vào kết quả điều tra thực tế với 4 ô tiêu chuẩn trồng loài Trám trắng có độ tàn che cũng hoàn toàn khác nhau là 0,6; 0,54; 0,51 và 0,45.

Kết quả sau 2 năm trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ (bảng 4.5) cho thấy tỷ lệ sống của Trám trắng tại 4 độ tàn che trên là tương đối cao, với độ tàn che 0,6 thì tỷ lệ sống là cao nhất đạt 89,5%, tiếp đến là độ tàn che 0,54 và 0,51 cuối cùng tỷ lệ sống thấp nhất ở độ tàn che 0,45 chỉ đạt 82,1%. Như vậy, tỷ lệ sống của Trám trắng tăng dần từ độ tàn che thấp đến độ tàn che cao. Mặc dù Trám trắng là cây ưa sáng, nhưng giai đoạn 2 năm đầu cần có độ tàn che

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhất định. Trong phạm vi nghiên cứu này thì giai đoạn đầu Trám trắng cần được che sáng với độ tàn che 0,6 cho tỷ lệ sống cao nhất.

Bảng 4.5: Sinh trưởng và chất lượng thân cây của loài Trám trắng dưới các độ tàn che khác nhau

O T C Độ tàn che Tỷ lệ sống (%) Doo (cm) Hvn (m) Chất lượng(%) Xtb S S% ∆Doo (cm/ năm) Xtb S S% ∆H (m/ năm) T TB X 3 0,54 87,2 1,7 0,5 29,4 0,85 1,5 0,3 20,7 0,75 63,3 33,3 3,3 4 0,45 82,1 1,5 0,6 37,1 0,75 1,1 0,3 23,3 0,55 50,0 45,8 4,2 9 0,51 83,5 1,6 0,4 30,0 0,80 1,2 0,4 32,2 0,60 36,0 36,0 28,0 15 0,6 89,5 2,7 0,7 25,6 1,35 1,9 0,5 24,7 0,95 61,5 7,7 30,8

Số liệu ở bảng 4.5 còn cho thấy sau 2 năm trồng khả năng sinh trưởng về đường kính của Trám trắng ở độ tàn che 0,6 là cao nhất và đạt 2,7cm, thấp nhất ở độ tàn che 0,45 chỉ đạt 1,5cm. Như vậy, lượng tăng trưởng bình quân về đường kính cũng cao nhất ở độ tàn che 0,6 đạt 1,35cm/năm và thuộc cấp tăng trưởng nhanh, thấp nhất ở độ tàn che 0,45 chỉ đạt 0,75cm/năm thuộc cấp tăng trưởng trung bình. Mỗi năm đường kính gốc của Trám trắng trong mô hình này trung bình tăng lên được khoảng gần 1cm/năm đây là mức tăng trưởng nhanh và rất có triển vọng khi trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ.

Tương tự như vậy, khả năng sinh trưởng chiều cao của loài Trám trắng cũng đạt cao nhất ở độ tàn che 0,6 là 1,9m, thấp nhất ở độ tàn che 0,45 là 1,1m.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo đó là hệ số biến động của đường kính và chiều cao cũng có giao động ở những độ tàn che khác nhau. Về đường kính thì hệ số biến động của dao động từ 25,6 – 37,1%, hệ số biến động thấp nhất ở độ tàn che cao là 0,6 đạt 25,6% và hệ số biến động cao nhất ở độ tàn che 0,45 là 37,1%. Về chiều cao hệ số biến động của chiều cao dao động từ 20,7 – 32,2%, hệ số biến động thấp nhất ở độ tàn che 0,54 và cao nhất ở độ tàn che 0,51.

Trong 4 độ tàn che nói trên thì ở độ tàn che 0,54 tỷ lệ cây thuộc cấp chất lượng tốt là nhiều nhất (63,3%), và ở độ tàn che 0,51 có nhiều cây thuộc cấp chất lượng xấu 36%.

Như vậy, ta thấy rằng với 4 độ tàn che khác nhau thì độ tàn che 0,6 và 0,54 tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao đạt cao nhất và hệ số biến động thấp hơn so với độ tàn che 0,51 và 0,45.

Điều này chứng tỏ Trám trắng là cây ưa bóng giai đoạn đầu, khả năng sinh trưởng của Trám trắng phụ thuộc vào độ che sáng của tán rừng Thông mã vĩ, nơi nào có độ che sáng thấp thì khả năng sinh trưởng chậm hơn nơi có độ che sáng cao.

Kết quả so sánh và phân tích phương sai cho thấy sinh trưởng của cây Trám trắng có sự khác nhau rõ rệt về đường kính và chiều cao giữa 4 độ tàn che (sigt < 0,05, phụ biểu 0.3). Điều này cũng có nghĩa là trồng rừng Trám trắng dưới 4 độ tàn che khác nhau thì sinh trưởng của cây sẽ có sự khác nhau, kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Quang Việt (2002) cho rằng Trám trắng là loài mọc nhanh, ưa sáng mạnh, thường chiếm tầng trên trong rừng tự nhiên, nhưng hai năm đầu cần có độ che bóng, nhưng không thể che kín cả ngọn cây.

Với khả năng tăng trưởng như trên, lượng tăng trưởng bình quân về đường kính có giá trị trong khoảng 0,75 – 1,35cm/năm, trung bình mỗi năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đường kính gốc của Trám trắng trong mô hình này tăng lên được gần 1cm đây là mức tăng trưởng nhanh khi trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ.

Tóm lại, kết quả phân tích phương sai cho thấy đã có sự khác nhau về khả năng sinh trưởng của Trám trắng khi trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ với 4 độ tàn che khác nhau. Trong đó, độ tàn che 0,6 khả năng sinh trường đường kính cũng như chiều cao đạt cao nhất lần lượt là 2,7cm và 1,9m.

Ảnh 4.3: Ảnh cây Trám trắng 2 tuổi ( trồng năm 2007, ảnh chụp năm 2009)

4.2.3. Sinh trưởng của cây Giổi xanh dưới các độ tàn che khác nhau

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng của năm loài cây bản địa trồng dưới tán rừng thông mã vĩ ( pinus massoniana lamb) ở chi lăng – lạng sơn làm cơ sở để chuyển hóa rừng thông thuần loài thành rừng hỗn loài (Trang 52 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)