Căn cứ vào kết quả điều tra thực tế với 2 ô tiêu chuẩn trồng loài Lát hoa có độ tàn che khác nhau là 0,52 và 0,42. Sau 2 năm trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ sinh trưởng của loài này thể hiện thông qua bảng 4.7
Bảng 4.7: Sinh trưởng và chất lượng thân cây của loài Lát hoa dưới các độ tàn che khác nhau
O T C Độ tàn che Tỷ lệ sống (%) Doo (cm) Hvn (m) Chất lượng(%) Xtb S S% ∆Doo (cm/ năm) Xtb S S% ∆H (m/ năm) T TB X 5 0,42 82,4 1,5 0,5 30,7 0,75 1,4 0,4 27,1 0,70 66,7 22,2 11,1 10 0,52 80,0 1,6 0,6 36,5 0,80 1,3 0,4 30,0 0,65 66,7 22,2 11,1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ bảng 4.7 cho thấy sau 2 năm trồng tỷ lệ sống của Lát hoa giảm dần từ độ tàn che thấp đến độ tàn che cao. Cụ thể, trong trường hợp này tỷ lệ sống đạt cao nhất ở độ tàn che 0,42 (82,4%) và tỷ lệ sống thấp hơn ở độ tàn che 0,52 (80%).
Cũng từ bảng 4.7 còn cho thấy khả năng sinh trưởng đường kính của Lát hoa ở độ tàn che 0,52 cao hơn và đạt 1,6cm, thấp hơn ở độ tàn che 0,42 và đạt 1,5cm. Khả năng sinh trưởng chiều cao của cây Lát hoa đạt cao nhất ở độ tàn che 0,42 là 1,4m và thấp nhất ở độ tàn che 0,52 đạt 1,3m.
Hệ số biến động của đường kính và chiều cao cũng khá lớn. Hệ số biến động của đường kính dao động từ 31,3 – 38,3%, hệ số biến động của chiều cao dao động từ 19,8 – 35,8%, trong đó ở độ tàn che 0,42 thì hệ số biến động đường kính và chiều cao đều thấp hơn so với độ tàn che 0,52.
Về chất lượng cây bản địa thì cả 2 độ tàn che 0,42; và 0,52 đều có tỷ lệ cây thuộc cấp chất lượng tốt là giống nhau (66,7%).
Ta thấy rằng với 2 độ tàn che khác nhau thì độ tàn che 0,42 cây có tỷ lệ sống, chiều cao vút ngọn cao hơn, hệ số biến động thấp hơn, và chất lượng thân cây của Lát hoa thì giống như độ tàn che 0,52 đều bằng 66,7%. Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác cho rằng Lát hoa là cây ưa sáng cực đoan, nên khi trồng dưới tán ở độ tàn che cao (0,52) có thể không thích hợp.
Kết quả phân so sánh và phân tích phương sai cho thấy khả năng sinh trưởng của Lát hoa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ với 2 độ tàn che hiện chưa có sự sai khác giữa các độ tàn che về Doo và Hvn (sigt > 0,05, phụ biểu 05, 06). Hay nói cách khác những tác động qua lại giữa Lát hoa và loài Thông mã vĩ với 2 cấp tàn che đã không đem lại những thuận lợi hay bất lợi cho việc sinh trưởng đường kính và chiều cao của Lát hoa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tuy chưa sai khác có ý nghĩa, nhưng Lát hoa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ thì khả năng sinh trưởng về đường kính và chiều cao cũng đạt mức tăng trưởng trung bình, chứng tỏ sau trồng 24 tháng tác dụng che bóng của Thông mã vĩ có thể là một trong những nguyên nhân kích thích Lát hoa đẩy mạnh sinh trưởng đường kính và chiều cao. Điều này cũng phù hợp với những kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của Lát hoa cho rằng khi còn nhỏ Lát hoa là loài chịu bóng nhẹ, lớn lên hoàn toàn ưa sáng và chiếm tầng trên của rừng [34].
Như vậy, tại hai độ tàn che khác nhau là 0,42 và 0,52 sinh trưởng Lát hoa cả về đường kính và chiều cao chưa có sự khác biệt, lý do có lẽ do trong giai đoạn tuổi non hoặc do mật độ thưa nên chưa bị cạnh tranh.
Ảnh 4.5: Ảnh cây Lát hoa 2 tuổi ( trồng năm 2007, ảnh chụp năm 2009)