Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu một số giải pháp góp phần phát triển hiệu quả hệ thống cảng biển việt nam (Trang 83 - 85)

2283 guyên nh n của những hạn chế

3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đảm bảo đủ cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng được chiến lược phát triển ngành Hàng hải quốc gia, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn tới. Để giải quyết được vấn đề này, không chỉ là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, huấn luyện hàng hải mà cần có sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, các bộ ngành liên quan và đặc biệt là sự gắn bó, phối hợp chặt chẽ của các đơn vị thành viên 5V (VINALINES, VINAMARINE, VINASHIN, VMU, VR).

H nh 3.1: M h nh 5V

guồn: C c hàng hải iệt am

NGUỒN NH N LỰC H NG HẢI VI T NAM CỤC H NG HẢI VI T NAM TỔNG CÔNG TY H NG HẢI VI T NAM ĐẠI HỌC H NG HẢI VI T NAM CỤC ĐĂNG KIỂM VI T NAM T P ĐO N CÔNG NGHI P T U THỦY VI T NAM

74

Cụ thể là:

- Cần có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là của các cơ quan chuyên ngành trong việc định hướng phát triển, định hướng đầu tư để phát triển nguồn nhân lực cho ngành Hàng hải.

- Cần đánh giá một cách chi tiết và khách quan về năng lực của các cơ sở đào tạo, huấn luyện trong cả nước. Qua đó, xây dựng chiến lược cụ thể về quy mô đào tạo cho từng trường, ở từng cấp độ cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Cần xem xét lại việc giao chỉ tiêu tuyển sinh trên cơ sở phân tích, dự báo một cách chính xác để có thể có những điều chỉnh thích hợp. - Nên đánh giá, phân tích cụ thể khả năng cung ứng nguồn lực hàng hải theo vùng, miền, để có thể đưa ra được mạng lưới đào tạo huấn luyện hàng hải hợp lý.

- Cần đưa ra những chính sách quản lý nhân lực hàng hải một cách khoa học, chính xác và có tính liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước. - Đối với nhân lực hàng hải cần áp dụng những chính sách ưu đãi đặc biệt, vì đây là nghề đặc thù đòi hỏi phải có kiến thức và tay nghề cao, chịu cường độ lao động lớn, đồng thời chịu tác động của môi trường độc hại, khắc nghiệt, rủi ro cao. Cần tham khảo chính sách ưu đãi về thuế thu nhập cao đối với đội ngũ thuyền viên như các nước đã và đang áp dụng, qua đó khuyến khích sỹ quan, thuyền viên gắn bó lâu dài với nghề đi biển.

- Cần có sự thống nhất trong cả nước về các tiêu chuẩn đào tạo, huấn luyện hàng hải, đặc biệt là sỹ quan hàng hải, kỹ sư thiết kế và đóng tàu... Các tiêu chuẩn này phải đảm bảo tính đồng nhất về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, quy trình đào tạo, huấn luyện và quy trình đánh giá.

- Cần có sự đầu tư tập trung của Đảng và Nhà nước cho các cơ sở đào tạo, huấn luyện, hoặc có thể tạo ra một cơ chế đặc biệt áp dụng cho ngành Hàng hải nói chung và các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực nói riêng. Mạnh dạn huy động mọi nguồn vốn, kể cả nguồn vốn vay ưu đãi của nước

75

ngoài, để tập trung đầu tư các cơ sở đào tạo, huấn luyện với những trang thiết bị như tàu huấn luyện, các hệ thống mô phỏng, bể thử tàu...

- Tăng tính chủ động cho các trường trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện.

- Tăng cường tính gắn kết giữa các công ty vận tải biển, các nhà máy đóng tàu với các cơ sở đào tạo, huấn luyện. Nhà nước cần ban hành các chính sách cụ thể yêu cầu các công ty vận tải biển, các nhà máy đóng tàu, các đơn vị sử dụng nhân lực hàng hải phải cam kết bố trí cho sinh viên hàng hải được đi thực tập trên các tàu, tại xưởng sản xuất của các đơn vị này như trước đây chúng ta đã làm, và có những hỗ trợ hoặc đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo.

- Bản thân các công ty vận tải biển, các nhà máy đóng tàu, các đơn vị sử dụng nhân lực hàng hải phải có kế hoạch hết sức cụ thể và có tính định hướng phù hợp với sự phát triển của mình, qua đó có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo, huấn luyện hàng hải để có thể tuyển dụng theo yêu cầu của mình.

.2. . ột s ả p áp á

Một phần của tài liệu một số giải pháp góp phần phát triển hiệu quả hệ thống cảng biển việt nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)