Hiện tr ng chính sách phát triển hệ th ng cảng biển

Một phần của tài liệu một số giải pháp góp phần phát triển hiệu quả hệ thống cảng biển việt nam (Trang 54 - 57)

22 62 Trình độ quản lý

2.2.7. Hiện tr ng chính sách phát triển hệ th ng cảng biển

Thuế: các loại thuế xuất nhập khẩu, hải quan…Thủ tục: hải quan, thủ tục đăng ký tàu, …thực trạng của hoạt động quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng biển hiện nay vẫn còn đang trong cơ chế tồn tại nhiều chồng chéo, mâu thuẫn và chưa phù hợp với quy định thông lệ quốc tế. Việc thực hiện chức năng quản lý do nhiều cơ quan đảm nhiệm.

Chính vì vậy, hoạt động quản lý gây khó khăn cho hoạt động thương mại, hàng hải. Thủ tục khai báo phức tạp, các loại giấy tờ xuất trình và nộp còn quá nhiều và trùng lặp về nội dung. Trước đây, khi đến cảng, tàu phải nộp 36 loại giấy tờ, xuất trình 27 loại giấy tờ, khi vào cảng là 15 và 13 loại, khi đến cảng là 36 và 27 loại. Trong khi đó, địa điểm làm thủ tục còn phân tán, phải qua nhiều "cửa"; thời hạn làm thủ tục không

45

thống nhất mà theo quy định riêng của từng cơ quan.

Tất cả những hạn chế này đã gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho hoạt động kinh doanh hàng hải thương mại. Thời gian tàu lưu lại cảng, thời gian thông quan tàu và hàng hoá kéo dài đã khiến chi phí gia tăng, lợi nhuận giảm và thậm chí còn khiến các doanh nghiệp bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh. Ngoài ra, vai trò và tính chất đặc biệt của Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong cũng đặt ra nhu cầu cấp bách đòi hỏi cần phải có các quy định quản lý Nhà nước đặc biệt cho cảng cũng như sự phối hợp đồng bộ, đơn giản, hiệu quả giữa các cơ quan đảm nhiệm và phù hợp với tập quán quốc tế.

Công cuộc cải cách thủ tục hành chính tại cảng biển được đánh dấu bởi việc thí điểm tại cảng biển khu vực Tp.HCM. Nội dung là hình thành cơ chế "một cửa": xoá bỏ tình trạng người khai báo phải đến trụ sở cả 6 cơ quan chức năng hoặc cả 6 cơ quan lên tàu, địa điểm làm thủ tục sẽ là tại trụ sở của Cảng vụ hàng hải; đơn giản hoá trình tự, thủ tục và giảm thiểu các loại giấy tờ phải nộp hoặc xuất trình; giảm thời hạn và cải tiến cách thức làm thủ tục cũng như phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan.

Việc thực hiện thí điểm nhìn chung đã có tác động tích cực. Theo số liệu thống kê, trong hơn một năm thực hiện thí điểm, số lượt tàu làm thủ tục vào cảng khu vực TP.HCM tăng 13,98%. Đồng thời, mang lại hiệu quả lớn về mặt kinh tế cho chủ tàu, chủ hàng, tàu thuyền và các doanh nghiệp liên quan như rút ngắn thời gian giải phóng tàu và giải phóng hàng, giảm chi phí phát sinh, tăng lợi nhuận và nâng cao tính chủ động trong kinh doanh; đồng thời giúp các cơ quan chức năng tại cảng giảm được kinh phí quản lý, hình thành phương thức điều hành mới.

- Khuyến khích thành phần nước ngoài và tư nhân tham gia vào đầu tư, xây dựng và quản lý, khai thác cảng.

46

Thời gian qua, chúng ta đã và đang triển khai các dự án cảng lớn như Hải Phòng, Cái Lân, Tiên Sa- Đà Nẵng, Cái Mép- Thị Vải- đó là kết quả của quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt. Trên thực tế, trong hệ thống cảng biển Việt Nam đã hình thành 3 cụm cảng chính ở 3 miền của đất nước. Ba cụm cảng này đóng vai trò rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Quy hoạch chi tiết đã cụ thể hóa được mục tiêu của quy hoạch tổng thể, đồng thời cập nhật những chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước như việc hình thành một số khu công nghiệp mới, khu kinh tế mở, cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong, di dời các cảng trên sông Sài Gòn... Quy hoạch tổng thể đã được thực hiện nghiêm túc, việc đầu tư xây dựng cảng theo quy hoạch đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế to lớn phục vụ tích cực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao, quy hoạch tổng thể cần được cập nhật và hoàn thiện.

ên cạnh đó, quy hoạch của Việt Nam về cảng biển còn hạn chế về tầm nhìn, thông thường quy hoạch của chúng ta mới chỉ giới hạn đến 20 năm. Vì vậy nên không tránh khỏi bị phá vỡ chỉ vài năm sau khi được duyệt. Mặt khác việc quy hoạch cảng biển giữa các tỉnh chưa có sự liên kết với nhau trong việc phát triển vùng, dẫn đến địa phương nào cũng xây cảng gây ra lãng phí lớn và không hiệu quả, dẫn đến việc dàn trải ngân sách cho các tỉnh để đầu tư cảng biển.

Từ trước đến nay, nguồn vốn đầu tư xây dựng phát triển cảng biển vẫn chủ yếu dựa vào nguồn vốn ODA và vốn ngân sách nhà nước. Trong giai đoạn 2006 -2013, mặc dù Nhà nước sẽ tăng vốn đầu tư toàn xã hội ở mức cao nhưng do phải chi cho nhiều mục đích khác nhau nên vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vận tải sẽ hạn chế và không tăng tỷ lệ, nguồn vốn O A tương lai chắc chắn ngày càng giảm, trong khi nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải nói chung và cảng biển nói riêng hiện nay là rất lớn.

47

Thực tế, đầu tư nước ngoài vào cảng biển Việt Nam đã bắt đầu sôi động từ nửa sau năm 2006.

Một phần của tài liệu một số giải pháp góp phần phát triển hiệu quả hệ thống cảng biển việt nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)