Về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu một số giải pháp góp phần phát triển hiệu quả hệ thống cảng biển việt nam (Trang 38)

6. Kết cấu của khóa luận

2.1.2. Về kinh tế xã hội

Mặc dù phải đối mặt với tình hình suy thoái kinh tế trên toàn cầu trong năm 2012, lượng hàng qua hệ thống cảng Việt Nam năm 2013 vẫn tăng 20% so với năm 2012, điều này chứng tỏ sức phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, đầu tư F I vào Việt Nam cũng không giảm trong năm 2012 và tăng 9,9% trong năm 2013. Việc trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ đưa Việt Nam thành một quốc gia mở cửa về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Với lợi thế về khu vực, nếu Việt Nam sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là nguốn vốn ODA, nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính

29

phủ hỗ trợ cho Việt Nam một cách hiệu quả, thì đây chính là tiềm năng rất lớn quyết định tương lai phát triển cảng biển của Việt Nam.

Hiện nay, hầu hết các tập đoàn lớn khai thác cảng biển trên thế giới đã có mặt tại nuớc ta. Riêng tại phía Nam, có đến 8 cảng container lớn có sự đầu tư của nuớc ngoài được đưa vào khai thác năm 2009-2010. Có thể kể đến cảng quốc tế SP-PSA đã khánh thành ngày 29/5/2009 và đón chiếc tàu APL Alexandrite tải trọng 59.560 DWT với sức chứa 3.821 TEU cập cảng. Ngay sau đó, vào ngày 3/6/2009, cảng nuớc sâu Tân Cảng Cái Mép đón chiếc tàu MOL Premium trọng tải toàn phần lên đến 73.000 DWT, sức chở 6.350 TEU. Ðây là con tàu container lớn nhất từ truớc đến nay cập cảng Việt Nam. Cùng với việc Công ty APL mở tuyến container đầu tiên trực tiếp giữa Mỹ và Việt Nam đã mở ra một trang mới cho ngành vận tải biển Việt Nam khi hàng hóa từ Việt Nam có thể được vận chuyển trực tiếp đến các nuớc châu Âu, Mỹ mà không phải trung chuyển qua các cảng trung gian như từ trước đến nay, giúp cho hàng hóa Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị truờng quốc tế do thời gian vận chuyển nhanh hơn và không phải chịu thêm chi phí chuyển tải. Như vậy, rõ ràng là cảng Việt Nam có cơ hội trở thành địa điểm trung chuyển của các tàu cỡ vừa và lớn, nếu đuợc quy hoạch đầu tư và phát triển đúng hướng và đồng bộ.

Một thuận lợi nữa cần kể đến đó là chiến lược phát triển vận tải đường biển của Việt Nam, trong đó có phát triển hệ thống cảng, thể hiện ở bản “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030” và “Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2030”. Hai bản quy hoạch này được hoàn tất cuối năm 2009, cho đến thời điểm hiện nay, còn quá sớm để khẳng định tính đúng đắn về nội dung của các bản quy hoạch này, nhưng nó thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế biển và hệ thống cảng quốc gia. Không nghi ngờ gì nữa, Việt Nam đang có chiến lược đầu tư mạnh, hiện đại và đồng bộ vào hệ thống cảng biển.

30

2 2 Thực n của hệ hốn cản b ển V ệ Na h ện nay

2.2.1. Phân lo i hệ th ng cảng biển Việt Nam

2 2 1 1 anh m c ph n loại cảng iển iệt am

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn ũng đã ký quyết định số: 70/2013/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2013 công bố Danh mục phân loại cảng biển Việt Nam. Theo đó có 14 cảng biển loại I, 17 cảng biển loại II, 13 cảng biển loại III.

Bảng 2.1: Danh m c phân lo i cảng biển V ệ Na theo quyế ịnh số 70/2013/QĐ-TTg

STT CẢNG BIỂN LOẠI I Th ộc ịa hận ỉnh, h nh hố ực h ộc T n ƣơng

1 Cảng biển Quảng Ninh Quảng Ninh

2 Cảng biển Hải Phòng (IA) Hải Phòng

3 Cảng biển Nghi Sơn Thanh Hóa

4 Cảng biển Nghệ An Nghệ An

5 Cảng biển Hà Tĩnh Hà Tĩnh

6 Cảng biển Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế

7 Cảng biển Đà Nẵng Đà Nẵng

8 Cảng biển ung Quất Quảng Ngãi

9 Cảng biển Quy Nhơn ình Định

10 Cảng biển Khánh Hòa (IA) Khánh Hòa

11 Cảng biển thành phố Hồ Chí

Minh

Thành phố Hồ Chí Minh

12 Cảng biển Vũng Tàu (IA) à Rịa - Vũng Tàu

13 Cảng biển Đồng Nai Đồng Nai

14 Cảng biển Cần Thơ Cần Thơ

STT CẢNG BIỂN LOẠI II Th ộc ịa hận ỉnh, h nh hố ực h ộc T n ƣơng

31

1 Cảng biển Hải Thịnh Nam Định

2 Cảng biển Thái ình Thái Bình

3 Cảng biển Quảng ình Quảng ình

4 Cảng biển Quảng Trị Quảng Trị

5 Cảng biển Kỳ Hà Quảng Nam

6 Cảng biển Vũng Rô Phú Yên

7 Cảng biển Cà Ná Ninh Thuận

8 Cảng biển ình Thuận ình Thuận

9 Cảng biển ình ương ình ương

10 Cảng biển Tiền Giang Tiền Giang

11 Cảng biển ến Tre Bến Tre

12 Cảng biển Đồng Tháp Đồng Tháp

13 Cảng biển An Giang An Giang

14 Cảng biển Vĩnh Long Vĩnh Long

15 Cảng biển Năm Căn Cà Mau

16 Cảng biển Kiên Giang Kiên Giang

17 Cảng biển Trà Vinh Trà Vinh

STT CẢNG IỂN OẠI III Th ộc ịa hận ỉnh, h nh hố ực h ộc T n ƣơng

1 Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ

Hồng Ngọc

ình Thuận

2 Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ

Sư Tử Đen

ình Thuận

3 Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ

Sử Tử Vàng

ình Thuận

4 Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ

Rồng Đôi

à Rịa - Vũng Tàu

5 Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ

Rạng Đông

à Rịa - Vũng Tàu

32

Lan Tây

7 Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ

Đại Hùng

à Rịa - Vũng Tàu

8 Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ

Chí Linh

à Rịa - Vũng Tàu

9 Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ

Ba Vì

à Rịa - Vũng Tàu

10 Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ

Vietsopetro 01

à Rịa - Vũng Tàu

11 Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ

Chim Sáo

à Rịa - Vũng Tàu

12 Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ

Tê Giác Trắng

à Rịa - Vũng Tàu

13 Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ

Sông Đốc

Cà Mau

Nguồn: Quyết định số: 70/2013/ Đ-TTg

Theo “Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” mà thủ tướng đã phê duyệt thì mục đích, tiêu chí, nội dung của việc phân loại cảng biển là:

2.2.1.2. M c đích của phân loại cảng biển Việt Nam

Xây dựng cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển cảng biển phát huy tiềm năng, lợi thế, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tổ chức quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng và quản lý khai thác cảng biển phù hợp với Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế, thông lệ hàng hải quốc tế có liên quan. Quyết định việc đầu tư xây dựng mới hoặc đầu tư nâng cấp, mở rộng cảng biển để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

33

Góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và giữ vững chủ quyền của Việt Nam trên các vùng biển và hải đảo phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Các mục đích khác phù hợp với phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh quốc gia. [2]

2.2.1.3. Tiêu chí và nội dung ph n loại cảng iển iệt am a) Tiêu chí ph n loại cảng iển iệt am a) Tiêu chí ph n loại cảng iển iệt am

Đặc điểm vùng hấp dẫn của cảng biển, bao gồm các tiêu chí về diện tích, dân số, loại đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, dịch vụ hàng hải và hạ tầng giao thông kết nối với cảng biển;

Vai trò, chức năng và tầm ảnh hưởng của cảng biển đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, liên vùng hoặc cả nước;

Quy mô và công năng của cảng biển, bao gồm các tiêu chí về loại hàng hóa và sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển; tổng chiều dài bến cảng, trọng tải tàu tiếp nhận tại thời điểm hiện tại và theo quy hoạch;

Xu hướng đầu tư xây dựng để phát triển cảng biển tập trung, tránh dàn trải, tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ có 01 cảng biển theo quy định tại Điều 59 ộ luật hàng hải Việt Nam. [2]

b) ội dung ph n loại cảng iển iệt am

Cảng biển loại I là cảng biển đặc biệt quan trọng phục vụ chủ yếu cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng. Đối với cảng biển loại I có vai trò là cảng cửa ngõ hoặc cảng trung chuyển quốc tế, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước được ký hiệu là cảng biển loại IA;

Cảng biển loại II là cảng biển quan trọng phục vụ chủ yếu cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương;

34

Cảng biển loại III là cảng biển chuyên dùng phục vụ chủ yếu cho hoạt động của doanh nghiệp. [3]

2.2.2. H ệ tr p

Theo quyết định số 2190/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc

phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm

2020, định hướng đến năm 2030 ngày 09/01/2011, hệ thống cảng biển Việt Nam được phân ra làm 6 nhóm cảng.

Nhóm 1: Nhóm cảng biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Ninh Bình; Nhóm 2: Nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh; Nhóm 3: Nhóm cảng biển Trung Trung Bộ từ Quảng ình đến Quảng Ngãi;

Nhóm 4: Nhóm cảng biển Nam Trung Bộ từ ình Định đến Bình Thuận;

Nhóm 5: Nhóm cảng biển Đông Nam ộ (bao gồm cả Côn Đảo và trên sông Soài Rạp thuộc Long An, Tiền Giang);

Nhóm 6: Nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long (bao gồm cả Phú Quốc và các đảo Tây Nam).

Phân bố cảng biển của Việt Nam dọc khắp cả nước, cả 3 miền Bắc Trung Nam đều có cảng biển trong đó đều có các cảng chính. Tuy nhiên việc phân bố hiện nay đang đi vào tình trạng “vừa thừa vừa thiếu” trong khi ở một số nơi như khu vực cảng Sài Gòn trong thời gian qua xảy ra tình trạng kẹt cảng, ùn tắc gây tốn kém cả thời gian và tiền bạc cũng như làm mất đi khả năng cạnh tranh thì ở một số nơi cảng biển không hoạt động hết công suất vì không có nguồn hàng. Nhưng khó khăn ở chỗ là sự phân bố giữa các vùng và khu vực lại không đồng đều.

35

Nguồn: Bản đồ Việt Nam và tác giả xử lý

36

ể ồ 2.1: hố ƣợn ận ả ƣờn b ển h n he c cản

Nguồn: C c hàng hải Việt Nam

Các cảng phía Bắc chiếm 25-30% khối lượng vận tải nên công suất vẫn còn thừa. Các cảng miền Trung chiếm 13% khối lượng, đang ở tình trạng thiếu hàng hóa, chỉ sử dụng một phần công suất. Còn các cảng phía Nam chiếm 57% khối lượng vận chuyển, riêng về container đến 90% khối lượng, hiện đang ở tình trạng quá tải. Bên cạnh đó một số nơi phát triển cảng nhưng không hoạt động được hoặc hoạt động không có hiệu quả…

Thực trạng phân bố các cảng không đồng đều và “vừa thừa vừa thiếu” này gây nên sự mất cân đối và lãng phí một nguồn lực to lớn. Hầu như các tỉnh giáp biển đều có cảng biển, sự phân bố dàn trải không có trọng tâm, trọng điểm nguyên nhân chính là do công tác quản lý ở tầm vĩ mô.

2.2.3. Tình tr ơ sở vật chất, kỹ thuật

Nhìn chung các cảng biển ở Việt Nam về cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lạc hậu và manh mún. Tuy nhiên các cảng lớn, trọng điểm ở ba miền Bắc, Trung, Nam như cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng. cảng Sài Gòn…có cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng năm. So với thế giới, cảng biển Việt Nam còn rất nhỏ và lạc hậu về cơ sở vật chất, kỹ thuật. Các hệ thống bến cảng, cầu cảng được xây dựng từ thời kỳ trước đã xuống

57% 30%

13%

37

cấp ở một số nơi. Như vậy, đi đôi với việc xây mới thì việc sửa chữa, nâng cấp các cảng biển về mặt kỹ thuật là hết sức cần thiết. Ở nhiều địa phương, các công trình hỗ trợ đi kèm trong hệ thống cảng biển chưa được chú trọng. Mới đây nhất có thể kể đến nhu cầu về kho đông lạnh tại cảng Hải Phòng đang ngày càng trở nên bức thiết. Hay như các công trình điện nước tưởng chừng như không quan trọng lắm nhưng cũng phải được xem xét độc lập với vai trò không thể thiếu được trong hệ thống cảng biển. Có thể kể đến trường hợp cảng biển không thể hoạt động được do thiếu nguồn cung cấp điện.

Những thực trạng này xuất phát từ khó khăn về vốn đầu tư xây dựng, sửa chữa, bảo trì và nâng cấp cảng biển. Trong thời gian gần đây, một số đối tác nước ngoài đã đầu tư vào lĩnh vực cảng biển tại Việt Nam, điển hình như tập đoàn FORMOSA – Đài Loan đã đầu tư xây dựng vào khu kinh tế Vũng Áng, đi kèm với đó là cảng nước sâu Vũng Áng. Hiện tại đây là một đại công trường của cả nước và hy vọng trong tương lai đây là một điểm sáng trong các khu kinh tế của nước ta.

2.2.4. Thực tr ă lực b c dỡ và thông qua hàng hóa

Năm 2013 sản lượng hàng hóa thông qua toàn hệ thống cảng biển Việt Nam đạt 326 triệu tấn, tăng 10,7% so với năm 2012, hàng container đạt 8,5 triệu TEU tăng 6,4% so với năm trước đó; sản lượng vận tải biển đạt 98,3 triệu tấn.

Như vậy, bình quân mỗi cảng biển Việt Nam bốc dỡ và thông qua khoảng 7,5 triệu tấn hàng hóa năm 2013. Đây là con số trung bình, thực tế lượng hàng hóa được bốc dỡ và thông qua đều tập trung ở các cảng lớn của cả nước như cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng và cảng Sài Gòn… Bởi vì các cảng này có vị trí quan trọng, cơ sở vật chất, kỹ thuật tốt và nguồn hàng tương đối lớn.

Ta thấy rằng cảng biển nước ta phân bố dọc theo ba miền Bắc, Trung, Nam nhưng chủ yếu hàng hóa được tập trung bốc dỡ và thông qua

38

bởi một số cảng lớn. Tuy nhiên khi so sánh năng lực bốc dỡ và thông qua của các cảng lớn này so với thế giới thì còn yếu kém hơn rất nhiều. Điều này diễn ra như vậy là bởi vì chúng ta chưa có tầm nhìn dài hạn, đầu tư rất dàn trải, chưa tập trung nguồn lực đầu tư cho một số cảng trọng điểm thành cảng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Bảng 2.2: Khố ƣợng hàng hoá chủ yế ƣợc vận chuyển thông qua các cảng biển d n ƣơn ản lý từ 2005-2011 (phân theo cảng)

Đơn vị: nghìn tấn Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Hải Phòng 13074,0 13721,1 17896,0 21585,4 25787,2 23075,0 28845,4 Sài Gòn 13557,0 13307,4 14181,3 13482,1 14008,1 13046,0 12025,0 Quảng Ninh 3177,0 3738,5 2805,4 3008,0 4736,2 6096,4 6414,6 Nghệ An 1206,0 1156,2 1338,9 1331,6 1202,8 1595,0 1823,0 Đà Nẵng 2255,0 2371,0 2736,9 3352,6 3204,8 2378,0 2775,0 Quy Nhơn 2449,0 2671,0 3208,9 3310,7 3855,6 4502,0 5493,0 Nha Trang 682,0 1068,8 2773,4 2619,4 2590,3 2529,4 2578,0 Cần Thơ 978,0 1011,5 1306,0 2843,1 2932,8 3376,0 1856,0

39

Bảng 2.3: Khố ƣợng hàng hóa chủ yế ƣợc vận chuyển thông qua các cảng biển do T n ƣơn ản lý từ 2005 - 2011 (phân theo lo i

hàng hóa) Đơn vị: nghìn tấn Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 TỔNG SỐ 38328.0 39045.4 46246.8 52062.8 60309.8 60924.8 64270.7 Hàng xuất khẩu 9916.0 9640.9 11661.1 14746.7 18869.7 17476.5 19290.7 Hàng nhập khẩu 14859.0 15401.2 17855.6 19102.3 21993.9 21179.9 21224.7 Hàng nội địa 13553.0 14003.3 16730.1 18213.8 19446.2 22268.4 23755.3

Nguồn: Niên giám thống ê năm 2012

Biể ồ 2: Khố ƣợng hàng hoá chủ yế ƣợc vận chuyển thông qua các cảng biển do T n ƣơn ản lý 2005 -2011 Nguồn: Tác giả xử lý t bảng 2.3

Một phần của tài liệu một số giải pháp góp phần phát triển hiệu quả hệ thống cảng biển việt nam (Trang 38)