Đối với hoạt động xuất nhập hu và hội nhập inh tế quốc tế

Một phần của tài liệu một số giải pháp góp phần phát triển hiệu quả hệ thống cảng biển việt nam (Trang 26)

6. Kết cấu của khóa luận

1.1.6.1. Đối với hoạt động xuất nhập hu và hội nhập inh tế quốc tế

Lịch sử của ngành vận tải biển thế giới cho thấy kinh tế biển luôn được coi là ngành mũi nhọn, trong đó vai trò chủ đạo là cảng biển. Nơi nào có cảng biển, nơi đó sẽ là thành phố với kinh tế, công nghiệp, dịch vụ và giao thương phát triển. Cảng biển càng năng động, kinh tế biển càng mạnh. Cảng biển là trung gian trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, là một mắt xích không thể thiếu và không thể tách rời trong phát triển kinh tế nói chungvà lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng. Trong chiến lược phát triển của mình nhiều quốc gia trên thế giới đã xác định, thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương, hướng mạnh sự phát triển ra biển đảo, đặc biệt chú trọng đến việc khai thác biển ( kể cả những quốc gia không có biển ). Các nhà nghiên cứu biển cũng đã khẳng định kinh tế biển giữ vai trò chủ đạo.

Bên cạnh đó hệ thống cảng biển còn giúp quốc gia hội nhập với thế giới nhanh hơn, sâu rộng hơn trên các lĩnh vực mà chủ đạo là hội nhập về kinh tế. Đây là một lợi thế không phải quốc gia nào cũng có được, bởi khi càng hội nhập sâu rộng với thế giới hơn thì việc tiếp thu khoa học kỹ thuật, vốn, công nghệ… càng nhanh hơn giúp nền kinh tế phát triển mạnh hơn các nước không có được lợi thế này.

Như chúng ta đã biết cảng biển là ngành dịch vụ đặc biệt, mang tính phục vụ, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển. Cảng biển là yếu tố động lực, là đầu mối kết nối kinh tế giữa các nước, kích thích thị trường phát triển, chủ động lôi cuốn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đến hoạt động sản xuất và kinh doanh.

17

Trên phạm vi thế giới, xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá, đang trở thành một xu thế tất yếu. Bất kỳ nền kinh tế nào, nếu không vận hành theo xu thế này thì chắc chắn sớm muộn cũng bị đào thải ra khỏi sự phát triển. Trong các hình thức vận tải hàng hóa có thể nói đường biển đáp ứng được nhiều nhất nhu cầu vận chuyển bởi nó đáp ứng được sự kết nối với nhiều quốc gia nhất, có chi phí thấp nhất nhưng lại có thể đáp ứng khối lượng vận tải lớn nhất. Chính vì thế trong nhiều năm qua các nước trên thế giới có khả năng phát triển kinh tế biển họ đều tập trung phát triển mạnh mẽ hệ thống cảng biển.

Cảng biển giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực ngoại thương. Cảng là đầu mối để phục vụ nhập nguyên, nhiên liệu sản xuất và xuất sản phẩm cho các nhà máy trong khu công nghiệp. Các khu công nghiệp ngược lại sẽ là nguồn cung cấp hàng hóa cho hoạt động của cảng. Hệ thống cảng và các khu công nghiệp trở thành hai yếu tố không thể tách rời của một tổ hợp, cùng thúc đẩy nhau phát triển.

1.1.6.2. Đối với chuyển dịch cơ cấu inh tế

Cơ cấu kinh tế là mô hình phản ánh sự thay đổi về chất, là dấu hiệu đánh giá, so sánh các giai đoạn phát triển trong nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu khu vực thể chế ...Trong đó, cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó phản ánh sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành chính là nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước.

Cơ cấu ngành kinh tế: là sự tương quan giữa các ngành trong tổng thể kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tương tác qua lại cả về số và chất lượng giữa các ngành với nhau.

18

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình thay đổi của cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với môi trường và điều kiện phát triển.

Trước những năm 90 của thế kỷ trước Việt Nam chỉ là một nước nông nghiệp lạc hậu việc giao lưu trao đổi hàng hoá với các nước rất nhỏ bé. Khi đất nước mở cửa hội nhập, hệ thống cảng biển phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá thúc đẩy phát triển kinh tế đặc biệt là những hàng hoá đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu. Những nơi có cảng không những kinh tế của vùng phát triển mà còn là vùng kinh tế thúc đẩy các vùng khác đặc biệt là các vùng lân cận phát triển theo.

Việc phát triển hệ thống cảng sẽ thúc đẩy xuất khẩu, phát triển ngoại thương và các hoạt động dịch vụ hậu cần cảng khác. Một trong những điều kiện cơ bản để một cảng hay một khu cảng hoạt động là phải gần một nơi phát sinh nguồn hàng hay gần những khu vực thu hút hàng hoá từ đó cảng biển mới phát huy được vai trò là cầu nối vận chuyển hàng hóa. Mặt khác cảng biển phát triển là điều kiện thúc đẩy hình thành nên khu công nghiệp, khu chế xuất và kèm theo đó là các trung tâm thương mại tài chính, dịch vụ hàng hải... được hình thành và phát triển xung quanh hệ thống cảng.

Những hàng hoá xuất khẩu hầu như là như là những hàng hoá nông nghiệp đã qua chế biến, hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng....từ đó thúc đẩy công nghiệp phát triển, chuyển dịch ngành kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ theo hướng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ và tiến đến phát triển cao hơn là dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Vai trò của phát triển cảng biển trong phát triển công nghiệp thể hiện rõ nhất là phát triển giao thông vận tải, dầu khí, điện lực và khai thác khoáng sản. Phát triển cảng biển sẽ tạo ra nhiều dịch vụ khai thác tiềm năng của vùng miền và phát triển giao thông vận tải, mở mang nhiều

19

nghành sản xuất dịch vụ cho cảng biển, tăng thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất và xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi cho mở rộng du lịch.

Cảng biển phát triển đã thúc đẩy thương mại các quốc gia, ngày càng trở lên có hiệu quả. Phát triển cảng biển thúc đẩy quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp.

Trong sản xuất công nghiệp, chi phí cho vận tải nguyên vật liệu, hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn, nhất là khi phải vận chuyển xa từ quốc gia này đến quốc gia khác, thậm chí từ châu lục này tới châu lục khác. Vận tải bằng đường biển hầu như không phải làm đường mà chỉ xây dựng cảng và mua sắm phương tiện vận tải. Cảng biển là các công trình không trực tiếp tham gia vào một hoạt động kinh doanh cụ thể nào mà chỉ có vai trò hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra thuận lợi, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1.1.7. át tr ể ệu quả ệ t ả ể

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của hệ thống cảng biển đối với nền kinh tế do đó phải khai thác, sử dụng và phát triển hiệu quả hệ thống cảng biển để nó đem lại lợi ích tối đa cho nền kinh tế.

Phát triển hiệu quả ở đây phải tính đến những lợi ích kinh tế trước mắt và lâu dài, có tầm nhìn dài hạn và phát triển cảng bền vững. Tận dụng lợi thế so sánh của quốc gia đối với các nước trong khu vực và quốc tế để có định hướng phát triển hệ thống cảng một cách đúng đắn, khoa học và táo bạo.

Để phát triển hiệu quả hệ thống cảng biển thì điều đầu tiên quan trọng nhất đó là tầm nhìn trong sự phát triển, hay nói cách khác là quy hoạch hệ thống cảng. Tầm nhìn này phải dài hạn, dự báo được sự phát triển trong tương lai của quốc gia cũng như trong khu vực và quốc tế. Từ đó phát hiện ra những vấn đề mới, có những ý tưởng táo bạo và khoa học đi tắt đón đầu, làm tiền đề phát triển trong tương lai.

20

1.2. Thực tiễn phát triển hệ thống cảng biển của một số quốc gia trên thế giới thế giới

1.2.1. Tru Qu

Trong vài thập niên gần đây, cảng biển Trung Quốc phát triển vô cùng mạnh mẽ, với các khu kinh tế ven biển. Có thể thấy sự phát triển rất mạnh mẽ của hệ thống cảng biển của Trung Quốc. Trong số 20 cảng có sản lượng thông qua lớn nhất thế giới năm 2012 thì Trung Quốc đã chiếm tới 9 cảng, mặc dù trong bảng xếp hạng năm 1980 và 1990 không có sự xuất hiện các cảng của Trung Quốc.

Bảng 1.1: Top 20 cảng container lớn nhất thế giới

Rank Port, Country

Volume 2012 (Million TEUs) Volume 2011 (Million TEUS) 1 Shanghai, China 32.53 31.74 2 Singapore,Singapore 31.65 29.94 3 Hong Kong, China 23.10 24.38 4 Shenzhen, China 22.94 22.57 5 Busan, South Korea 17.04 16.18 6 Ningbo-Zhoushan, China 16.83 14.72 7 Guangzhou Harbor, China 14.74 14.42 8 Qingdao, China 14.50 13.02 9

Jebel Ali, Dubai, United Arab

Emirates 13.30 13.00 10 Tianjin, China 12.30 11.59 11 Rotterdam, Netherlands 11.87 11.88 12 Port Kelang, Malaysia 10.00 9.60 13 Kaohsiung, Taiwan, China 9.78 9.64 14 Hamburg, Germany 8.86 9.01 15 Antwerp, Belguim 8.64 8.66 16 Los Angeles, U.S.A. 8.08 7.94

21

17 Dalian, China 8.06 6.40 18 Keihin ports*, Japan 7.85 7.64 19 Tanjung Pelepas, Malaysia 7.70 7.50 20 Xiamen, China 7.20 6.47

Nguồn: “Top 50 world containerports”(http://www.worldshipping.org/about- the-industry/global-trade/top-50-world-container-ports)

Vài năm gần đây, do kinh tế của Trung Quốc và toàn cầu tăng trưởng chậm lại, ảnh hưởng đến sản lượng thông qua các cảng của nước này, tuy nhiên cảng Thượng Hải của Trung Quốc vẫn giữ vị trí đầu với tổng sản lượng thông qua lên đến khoảng 33.000.000 TEU¹.

Có được sự phát triển mạnh mẽ như vậy trước tiên phải kể đến các khu kinh tế biển của Trung Quốc. Khi hội tụ các điều kiện về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thì điều kiện còn lại chính là kinh tế để hệ thống cảng biển Trung Quốc phát triển. Hơn nữa, nền kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế đang phát triển, nền kinh tế cực kỳ sôi động, được mệnh danh là đại công trường của thế giới. Chính vì vậy nhu cầu về xuất nhập khẩu hàng hóa là vô cùng lớn và việc hệ thống cảng biển phát triển mạnh là xu thế tất yếu.

Điều quan trọng nhất đó là Trung Quốc quy hoạch các khu kinh tế biển, hệ thống cảng biển một cách bài bản, tầm nhìn dài hạn, tới hàng trăm năm. Chính vì có quy hoạch đúng đắn và dự báo được sự thay đổi của thế giới như vậy Trung Quốc đã rất thành công trong phát triển kinh tế nói chung cũng như kinh tế biển nói riêng.

1.2.2. Singapore

Nằm ở một vị trí và địa thế lý tưởng, Singapore đã xây dựng cho mình một hệ thống cảng biển hiện đại với một mạng lưới vận chuyển bằng đường biển phát triển nhất khu vực. Hải cảng ở Singapore đặc biệt hấp dẫn vì nó có một hệ thống cơ sở hạ tầng rất hoàn thiện và hệ thống giao thông liên lạc hiện đại vào loại bậc nhất thế giới. Từ chỗ chỉ có vài chục

22

tuyến đường biển nối liền với các nước lân cận, đến cuối những năm 80, Singapore đã có hơn 700 tuyến đường biển và có tàu chở hàng tới hơn 600 cảng trên thế giới, đồng thời lại có 5 khu vực cho miễn mọi loại thuế quan và thủ tục đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Hàng năm có chừng 40.000 tàu cập bến. Tính theo khối lượng bốc dỡ, cảng Singapore đứng thứ hai trên thế giới, sau cảng Rottedam và đứng thứ 5 theo khối lượng hàng hoá chuyên chở bằng container. Thêm vào đó, cảng Singapore còn là nơi sửa chữa tàu biển có sức cạnh tranh vào loại bậc nhất thế giới. Hàng năm có từ 2500 đến 3000 tàu được sửa chữa ở đây.

Singapore cũng là cảng đứng đầu thế giới về cung cấp nhiên liệu và trung tâm thứ 3 thế giới về lọc dầu sản phẩm. Singapore có dịch vụ tài chính và hoạt động ngân hàng hoàn hảo. Lực lượng lao động có tay nghề cao, hạ tầng cơ sở hiện đại, đồng bộ, là cảng có độ sâu, lớn nhất châu Á, có thể so sánh được với các cảng chính ở Tây Âu.

Có được những thành tựu như vậy, Chính phủ Singapore có rất nhiều biện pháp, chính sách phát triển cảng biển, trong đó chủ yếu phải kể đến chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài để ngành hàng hải, bên cạnh đó thực hiện mở cửa hoàn toàn thị trường hàng hải.

Trong những năm gần đây, Chính phủ Singapore đã có chính sách quản lý mới theo 3 bước. Từ ngày 01/10/1987 cảng Singapore chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty, bước tiếp theo là cảng sẽ được tư nhân hoá. Không những thế các cảng biển Singapore đã thực hiện đầu tư ra nước ngoài và đã đạt được thành công ở Trung Quốc.

1.2.3. Châu Âu

Từ những năm 90, xu hướng vận tải hàng hoá bằng đường biển ở các nước Châu u ngày càng gia tăng đã làm cho cảng biển ở Châu Âu trở nên nhộn nhịp, sầm uất.Việc tăng cường liên kết kinh tế giữa các nước Châu Âu thông qua việc tiếp tục giảm thuế hải quan, xoá bỏ các hàng rào thương mại... để tiến tới một Châu Âu thống nhất đã thúc đẩy sự gia tăng

23

khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển với quốc tế và trong nội bộ khu vực Châu Âu. Trong những năm 2001, chỉ tính ở liên minh Châu u và các nước Trung u đã có 362 cảng biển (chỉ tính những cảng có khối lượng xếp dỡ hàng hoá lớn hơn 1 triệu tấn/năm hoặc vận chuyển hơn 200.000 hành khách /năm .Trong đó, với số lượng 320 cảng biển, các cảng biển của Liên minh Châu Âu luôn là những cảng biển có khối lượng xếp dỡ hàng hoá lớn nhất của châu lục. Cảng biển ở Châu Âu là những cảng biển rất phát triển về mọi mặt như cơ sở hạ tầng, phương tiện thiết bị....nhờ những ưu thế về vị trí địa lý cũng như chất lượng dịch vụ của những cảng biển này nên nhìn chung vị trí của các cảng biển hàng đầu của Châu Âu trong suốt những năm qua hầu như không thay đổi.

Với chính sách tăng cường liên kết kinh tế, trao đổi thương mại trong nội khối Liên minh Châu Âu và trong khu vực Châu Âu nên việc vận tải bằng đường biển giữa các cảng nội địa và trong nội bộ khu vực Châu Âu đóng vai trò quan trọng nhất, tạo điều kiện cho các cảng biển Châu Âu phát triển. 60% khối lượng hàng hóa được vận chuyển trong nội bộ Châu u mà điểm xuất phát và đến đều là các cảng biển nội địa của các nước Liên minh Châu Âu hoặc đến các cảng biển Châu Âu không thuộc Liên minh Châu Âu. Chỉ có khoảng 47% khối lượng hàng hoá được vận chuyển đi các nước khác ngoài Châu Âu.

Hà Lan là quốc gia hàng đầu thế giới về phát triển cảng và dịch vụ logistics đi kèm. Năm 2013, cảng Rotterdam thông quan lượng hàng hoá lên tới 500,2 triệu tấn. Tỉ lệ container phải qua kiểm tra là 1% và tỉ lệ từ chối thông quan chỉ có 0,01%. Là một trong những cảng biển có hạ tầng đứng đầu thế giới, mô hình quản lý của cảng Rotterdam rất đáng để nghiên cứu. Phần xây dựng hạ tầng, thiết bị cảng và các dịch vụ công được nhà nước đảm nhận, còn các dịch vụ ở cảng như bốc xếp, lao động, chức năng khác...do các công ty tư nhân cung cấp. Vai trò của công ty tư nhân trong cảng Rotterdam rất lớn, trong phát triển cảng và dịch vụ, các công ty tư nhân chiếm tới 60% tổng giá trị đầu tư từ 5-6 tỷ euro.

24

Xu hướng phát triển cảng biển ở Châu Âu trong những năm tới là tiếp tục thực hiện chuyên môn hóa để xử lý những hàng hoá nhất định, các cảng tăng cường trang bị những thiết bị kỹ thuật. Các công ty quản lý

Một phần của tài liệu một số giải pháp góp phần phát triển hiệu quả hệ thống cảng biển việt nam (Trang 26)