Đánh giá cảm quan:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết tỏi, lá sả và thử nghiệm ứng dụng khả năng kháng khuẩn của dịch chiết tỏi, lá sả để bảo quản thịt heo. (Trang 44 - 45)

a. Đánh giá chất lượng sản phẩm

Đây là phép thử xác định chất lượng của sản phẩm sau cùng. Phép thử tiến hành trên các chuyên gia đã qua đào tạo hay các thành viên đã trải qua huấn luyện trước khi thử và do đó phép thử được thực hiện trên số lượng các thành viên rất ít, khoảng 5 ÷ 10 người. Tiêu chuẩn Việt Nam sử dụng hệ thang điểm từ 0 ÷ 5, 0 là điểm thấp nhất cho một chỉ tiêu và 5 là điểm cao nhất cho một chỉ tiêu.

Phép thử được tiến hành và đánh giá chất lượng theo bảng điểm sau:

Để phân loại chất lượng, phải sử dụng điểm có trọng lượng, được quy định theo TCVN 3215 – 79 như sau:

Bảng 2.1 Bảng đánh giá cảm quan bằng phương pháp cho điểm

Tên chỉ tiêu

Điểm chưa có

trọng lượng Yêu cầu

Độ nhớt

5 Thịt heo chắc, không nhớt, bề mặt ráo 4 Thịt heo có hiện tượng tiết nhớt 3 Thịt heo bắt đầu mềm, hơi nhớt 2 Chất nhớt tiết ra nhiều

1 Thịt bị nhũng, rất nhớt

0 Thịt bị hư hỏng

Cấu trúc

5 Thịt heo tươi, rắn chắc, đàn hồi 4 Thịt heo không chắc, kém đàn hồi

3 Thịt heo mềm

2 Thịt heo bị nhũng

1 Thịt có hiện tượng phân hủy cấu trúc

0 Thịt bị hư hỏng

Mùi

5 Mùi đặc trưng của thị tươi, không có mùi lạ 4 Có mùi lạ, tanh hơi khó nhận thấy

3 Thoảng mùi hôi tanh

2 Có mùi hôi tanh

1 Nồng, rất hôi tanh

0 Mùi thịt bị hư hỏng

Màu

5 Màu đỏ tươi, đặc trưng của thịt

4 Màu đỏ sậm

3 Màu đỏ sậm, xuất hiện đốm trắng

2 Màu đỏ sậm, đốm trắng dày hơn

1 Thịt có hiện tượng bị mốc

Bảng 2.2 Phiếu cho điểm chất lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết tỏi, lá sả và thử nghiệm ứng dụng khả năng kháng khuẩn của dịch chiết tỏi, lá sả để bảo quản thịt heo. (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)