Chỉ tiêu vi sinhvật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết tỏi, lá sả và thử nghiệm ứng dụng khả năng kháng khuẩn của dịch chiết tỏi, lá sả để bảo quản thịt heo. (Trang 45 - 48)

Định lượng tổng số vi khuẩn hiếu khí:

Định nghĩa:

Vi khuẩn hiếu khía là những vi khuẩn tăng trưởng và hình thành khuẩn lạc trong điều kiện có oxi phân tử. Tổng số vi khuẩn hiếu khí hiện diên trong mẫu chỉ thị mức độ vệ sinh của thực phẩm. Chỉ số này được xác định bằng phương pháp đếm khuẩn mọc trên môi trường thạch dinh dưỡng từ một mẫu xác định trên cơ sở xem một khuẩn lạc là sinh khối phát triển của tế bào hiện diện trong mẫu và được biểu diễn dưới dạng số đơn vị hình thành khuẩn lạc (CFU) trong một đơn vị khối lượng thực phẩm.

Phòng thí nghiệm phân tích cảm quan

PHIẾU CHO ĐIỂM

Phép cho điểm chất lượng ( TCVN 3215 -79 )

Họ và tên: Ngày thử: Sản phẩm: thịt được bảo quản Chữ ký:

Trả lời:

Mẫu Các chỉ tiêu Điểm số chất lượng Nhận xét Có chất kháng khuẩn Độ nhớt Cấu trúc Mùi Màu

Mẫu Các chỉ tiêu Điểm số chất lượng Nhận xét Không chất kháng khuẩn Độ nhớt Cấu trúc Mùi Màu Nhận xét:………

Phương pháp:

Môi trường TSB (Tryptic Soy Broth) được pha chế, phân phối vào các bình thủy tinh và hấp tiệt trùng ở 121oC trong vòng 15 phút.

Mẫu: cân 1g mẫu có chất kháng khuẩn và 1g mẫu không chất kháng khuẩn sau 3 ngày ở 4oC hòa tan mỗi mẫu với 9ml nước muối sinh lý vô trùng.

Mẫu được pha loãng theo dãy thập phân bằng cách dùng pipet vô trùng chuyển 1ml mẫu vào các ống nghiệm có chứa 9ml nước cất vô trùng. Lắc mẫu thật kỹ, dung dịch này có độ pha loãng 10-1. Tiếp tục chuyển 1ml mẫu từ độ pha loãng 10-1 sang ống nghiệm có chứa 9ml nước vô trùng thứ 2, lắc mẫu thật kỹ dung dịch này có độ pha loãng 10-2. Tiếp tục tiến hành tương tự để có độ pha loãng 10-3, 10-4, 10-5…

Lấy 1ml dung dịch mẫu có độ pha loãng 10-3 cho vào 2 đĩa petri vô trùng, dùng bút đánh dấu lên các đĩa. Tiếp theo cho 10 – 15ml môi trường TSB vào các đĩa petri sau đó xoay đĩa cùng và ngược chiều với kim đồng hồ, để nguội lật ngược đĩa, ủ trong tủ ấm 37oC trong 24h – 48h.

Các mẫu pha loãng còn lại cũng làm tương tự.

Sau thời gian trên tiến hành đếm số khuẩn lạc có trên đĩa.

Chú ý: các mẫu sau 6 ngày và 9 ngày cũng làm tương tự như mẫu 3 ngày

Công thức tính:

A (CFU/g hay CFU/ml) =

A: số tế bào (CFU) vi khuẩn trong 1ml (hay 1g) mẫu N: tổng số khuẩn lạc đếm được trên các đĩa đã chọn Ni: số lượng đĩa cấy tại độ pha loãng thứ i

V: thể tích dịch mẫu (ml) cấy vào trong mỗi đĩa fi: độ pha loãng tương ứng

Định lượng Coliforms

Định nghĩa

Coliforms là những trực khuẩn gram âm không sinh bào tử, hiếu khí và kị khí tùy ý, có khả năng lên men lactose sinh acid và hơi ở 37oC trong 24 – 48 giờ trong các môi trường đặc trưng. Nhóm Coliforms hiện diện rộng rãi trong tự nhiên, trong ruột người động vật và được xem là nhóm vi sinh vi vật chỉ thị: số lượng hiện diện của chúng trong thực phẩm, nước hay các loại mẫu môi trường được dùng để chỉ thị khả năng hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh khác.

Phương pháp:

Môi trường LST và môi trường khẳng định BGBL được pha chế và được phân phối khoảng 5ml vào các ống nghiệm có chứa ống Durham úp ngược, tiệt trùng ở 121oC trong vòng 15 phút.

Mẫu: cân 1g mẫu có chất kháng khuẩn và 1g mẫu không chất kháng khuẩn sau 3 ngày ở 4oC, hòa tan mỗi mẫu với 9ml nước muối sinh lý vô trùng.

Mẫu được pha loãng theo dãy thập phân bằng cách dùng pipet vô trùng chuyển 1ml mẫu vào các ống nghiệm có chứa 9ml nước cất vô trùng. Lắc mẫu thật kỹ, dung dịch này có độ pha loãng 10-1. Tiếp tục chuyển 1ml mẫu từ độ pha loãng 10-1 sang ống nghiệm có chứa 9ml nước vô trùng thứ 2, lắc mẫu thật kỹ dung dịch này có độ pha loãng 10-2. Tiếp tục tiến hành tương tự để có độ pha loãng 10-3, 10-4, 10-5…

Dùng pipet vô trùng hút 1ml dịch mẫu có độ pha loãng 10-1 vào 3 ống nghiệm giống nhau, mỗi ống có chứa 5ml môi trường LST và ống Durham úp ngược. Thực hiện tương tự đối với các mẫu có độ pha loãng cồn lại… Ủ ống nghiệm trong 24 - 48 giờ ở 37oC. Ống dương tính là ống có sinh bọt khí (bọt khí trong ống Durham). Ghi nhận số ống dương tính. Các mẫu pha loãng còn lại cũng làm tương tự. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thử nghiệm khẳng định: dùng que cấy vòng chuyển dịch mẫu từ các ống LST

dương tính sang các ống chứa môi trường BGBL và ủ ở 37oC trong 24 - 48 giờ. Ghi nhận số ống dương tính ứng với mỗi độ pha loãng.

Lưu ý:

 Các ngày còn lại thực hiện tương tự.

 Cần loại bỏ các ống nghiệm có chứa bọ khí trong ống Durham sau khi tiệt trùng môi trường. Các ống có khẳ năng hiện diện của Coliforms là các ống dương tính ở cả môi trường LST lẫn BGBL.

Tính kết quả: xác định chỉ số MPN: Kết quả ( MPN/ml) = kết quả tra bảng x f/10 f: độ pha loãng thấp nhất được chọn

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 3.1 Hoạt hóa giống vi sinh vật chỉ thị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết tỏi, lá sả và thử nghiệm ứng dụng khả năng kháng khuẩn của dịch chiết tỏi, lá sả để bảo quản thịt heo. (Trang 45 - 48)