Sơ đồ quy trình thực hiện Vi sinh vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết tỏi, lá sả và thử nghiệm ứng dụng khả năng kháng khuẩn của dịch chiết tỏi, lá sả để bảo quản thịt heo. (Trang 42 - 44)

chỉ thị Môi trường NB thạch Ủ Quan sát kết quả Bơm dịch chiết Đục lỗ thạch Trải đĩa Để nguội Đổ đĩa Ổn nhiệt Tiệt trùng t o : 121oC p: 1at t: 15 – 20 phút to: 45 – 50oC

Đĩa sấy vô trùng 15 – 20 ml Đầu tuýp xanh Nhiệt độ phòng d = 6 - 8 mm 100 µl 100 µl to: 37oC t: 24h

 Đục lỗ thạch: sau khi vi khuẩn đã được trải đều trên bề mặt đĩa, dùng đầu tuýp xanh vô trùng tiến hành đục lỗ thạch. Ấn nhẹ đầu tuýp lên bề mặt thạch để lấy những khối hình trụ mỏng ra ngoài. Chỗ thạch bị mất đi tạo thành một lỗ trống để chứa dịch chiết. Số lượng lỗ thạch tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu. Khi tiến hành thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết ta nên đục thêm lỗ kháng sinh chuẩn để đối chứng khả năng kháng khuẩn của dịch chiết thu nhận được.

 Bơm dịch chiết: dịch chiết đã chuẩn bị từ trước được bơm vào các lỗ trống trên bề mặt thạch. Dùng micropipette với đầu tuýp vô trùng hút 100µl dịch chiết nhỏ vào lỗ thạch. Chú ý khi nhỏ dịch chiết tránh xê dịch đĩa quá nhiều và bơm dịch chiết không đúng vị trí lỗ thạch. Khi đó dịch chiết bị loang ra chỗ khác làm ảnh hưởng đến kết quả.

 Quan sát kết quả: sau thời gian ủ trong tủ ấm, lấy ra quan sát và ghi nhận kết quả. Kết quả kháng khuẩn dựa trên đường kính vòng tan mà dịch chiết tạo ra. Vòng tan càng lớn chứng tỏ khả năng kháng khuẩn càng cao và ngược lại. Đường kính vòng tan là hiệu số của đường kính vòng tan tính tứ tâm và đường kính lỗ thạch được tính theo công thức sau:

d = d1- d2 Trong đó: Trong đó:

d: đường kính vòng tan

d1: đường kính vòng tan tính từ tâm lỗ thạch d2: đường kính lỗ thạch

2.5. Thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của dịch chiết tỏi trên thịt heo tươi thịt heo tươi

Dịch chiết sau khi ly tâm lạnh, thu nhận phần dịch trong bên trên và tiến hành thử khả năng kháng khuẩn trên thịt heo tươi với tỷ lệ (thể tích trên khối lượng) của dịch chiết và thịt heo tươi là 5% (5ml/100g thịt tươi). Song song với mẫu có chất kháng khuẩn ta thử mẫu không có chất kháng khuẩn.

Cách tiến hành như sau:

- Thịt được băm nhỏ và trộn chung với dịch chiết tỏi được bảo quản ở 4oC.

- Mẫu đối chứng thịt cũng được băm nhỏ nhưng không cho chất kháng khuẩn và cũng được bảo quản ở 4o

C.

- Tiến hành bảo quản trong 9 ngày, 3 ngày kiểm tra 1 lần ở điều kiện hiếu khí. Xác định chỉ tiêu coliform, hiếu khí và đánh giá cảm quan mẫu ở mỗi 3 ngày, 6 ngày, 9 ngày.

Chú ý: xác định các chỉ tiêu cảm quan, hiếu khí, coliform của thịt khi chưa bảo quản để đối chứng kết quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết tỏi, lá sả và thử nghiệm ứng dụng khả năng kháng khuẩn của dịch chiết tỏi, lá sả để bảo quản thịt heo. (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)