Đầu tiên, với vai trò là ngân hàng phát hành, ngân hàngĐông Á sẽ xem xét các hồ sơ xin mở L/C để xác định mức ký quỹ. Việc thẩm định hồ sơ tài chính, uy tín và cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng là khâu quan trọng trong quá trình giao dịch của ngân hàng
Đông Á. Vì vậy đểphòng ngừa rủi ro xảy ra phát sinh từ người yêu cầu mở thư tín dụng, các nhân viên phải thực hiện khâu này một cách thật thận trọng. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, nhân viên tại ngân hàng Đông Á phải đối mặt với vấn
đề: phát triển khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn cho ngân hàng Đông Á. Việc mởrộng mạng lưới và cơ cấu khách hàng là quan trọng nhưng luôn phải chú ý đến rủi ro xảy ra. Để ngăn ngừa rủi ro trong khâu thẩm định hồ sơ, nhân viên giao dịch cần phải tìm hiểu rõ tình hình tài chính, phương thức kinh doanh, kế hoạch phát triển của công ty. Bên cạnh đó, chỉ cấp hạn mức tín dụng cho những khách hàng đủkhả năng tài chính và có uy tín cao đối với ngân hàng vì một sốdoanh nghiệp tuy có khả năng tài chính tốt nhưng vẫn trì hoãn việc nộp tiền thanh toán.
Vấn đềthứhai, đểgiảm thiểu rủi ro trong vai trò là ngân hàng phát hành của Đông
Á, ngân hàng cần đưa ra mức ký quỹphù hợp. Với mức tỷlệ ký quỹ cao, rủi ro của ngân hàng phát hành có thể giảm nhưng tính cạnh tranh của ngân hàng cũng sẽ thấp hơn so với các ngân hàng khác. Chính vì vậy, để giảm thiểu rủi ro trong quá trình xácđịnh mức ký quỹ đối với một doanh nghiệp, ngân hàng phát hành cần phải tìm hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp giao dịch lần đầu với
ngân hàng Đông Á, ngân hàngđã linh hoạt có thể áp dụng từ0% – 100% tùy vào thương
vụ cụ thể để thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Tuy nhiên việc này sẽ gây nhiều rủi
ro cho ngân hàng Đông Á. Vì vậy, ngân hàng Đông Á có thể đặt mức ký quỹcao cho các doanh nghiệp lần đầu giao dịch nhưng kèm theo đó là các hình thức khuyến mãi, giảm
mức ký quỹ cho doanh nghiệp trong những lần tiếp theo để thu hút và tạo uy tín đối với khách hàng.
Tiếp theo, với những bước kiểm tra bộ chứng từ, rủi ro đạo đức có thể xảy ra do những vụ gian lận trong các giấy tờ, chứng từ mà kỹ thuật giả mạo ngày càng tinh vi, phức tạp, trong đó đặc trưng nhất là lừa đảo thông qua phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Vì vậy đểtránh gặp những sai sót, giảmạo trong bộchứng từcó thể dẫn đến rủi
ro cho ngân hàng, ngân hàng Đông Á cần thường xuyên đào tạo và huấn luyện chuyên sâu các nghiệp vụ cho thanh toán viên, cập nhật liên tục các tình huống xấu do rủi ro đạo
đức gây ra đểnhân viên có thể xem đó là một kinh nghiệm, một bài học thực tiễn và tránh lặp lại những tình huống lừa đảo, gây thiệt hại cho ngân hàng.
Ngoài ra, ngân hàng Đông Á cần xem xét kỹ các mặt hàng doanh nghiệp kinh doanh và thị trường tiêu thụ hàng hóa. Đối với những hàng hóa nhập khẩu có giá dễ biến
động, gây bất lợi cho nhà nhập khẩu và ngân hàng phát hành, ngân hàng cần có những biện pháp để phòng tránh rủi ro. Trên thực tiễn, ngân hàng Đông Á chỉdự báo giá cả và
xu hướng của một số mặt hàng cụ thể, còn các mặt hàng khác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nhân viên tại phòng thanh toán quốc tế. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro, ngân
hàng Đông Á cần thành lập một đội ngũ có chuyên môn xem xét xu hướng biến động hàng hóa, dự báo giá cả... để tư vấn cho khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng Đông Á cần
thường xuyên tập hợp kinh nghiệm của nhân viên và thu thập thông tin để dự báo các mặt hàng phổ biến thường được sử dụng để mở L/C. Và việc quan trọng đối với ngân hàng
Đông Á là luôn phải xem xét và cập nhật liên tục các mặt hàng nằm trong danh mục cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện để tránh mở những thư tín dụng gây rủi ro cho ngân hàng phát hành.
Bên cạnh đó, trong quá trình xem xét nội dung thư tín dụng, để tránh mắc phải những rủi ro, sai sót cho thư tín dụng sau này, nhân viên thanh toán quốc tế cần xem xét kỹ các điều kiện trong giấy đềnghị phát hành thư tín dụng của khách hàng vì rủi ro có thể
xảy ra ở đây là các điều kiện đó bị mâu thuẫn với hợp đồng ngoại thương, các điều kiện không rõ ràng sẽ được đưa vào thư tín dụng...
Hơn thếnữa, rủi ro có thểxảy ra cho ngân hàng phát hành trong bước cuối của quy trình thanh toán ngay trong trường hợp nhà nhập khẩu thanh toán cho ngân hàng mở thư
tín dụng bằng cách vay với tài sản đảm bảo là chính lô hàng. Ngân hàng Đông Á có thể
gặp trường hợp không bán được hàng hóa nhập khẩu đểthu hồi khoản nợ của khách hàng
do hàng hóa không đúng chất lượng, hàng hóa nhập khẩu không tiêu thụ được trên thị trường trong nước, hoặc giá cả biến động mạnh làm ngân hàng bị lỗ. Vì vậy, ngân hàng
Đông Á cần hạn chế tối đa việc trả nợ thay hoặc cho khách hàng vay bắt buộc và dùng hàng hóa nhập khẩu để đảm bảo. Điều này sẽgiảm thiểu rủi ro cho ngân hàng Đông Á bởi
vì việc nhận hàng, bán hàng hóa thuộc thư tín dụng nhập khẩu sẽmất nhiều thời gian, chi phí cho ngân hàng Đông Á.
Vấn đềcuối cùng, đứng tại vai trò ngân hàng phát hành,đểgiảm thiểu rủi ro, ngân
hàng Đông Á nên tư vấn cho khách hàng trước khi phát hành thư tín dụng, đây được xem là một trong những giải pháp hiệu quả để phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng. Việc tư vấn nghiệp vụ để người yêu cầu mở thư tín dụng hiểu rõ về phương thức thanh toán này và những rủi ro có thể xảy ra, để từ đó người mở thư tín dụng có những biện pháp phòng ngừa rủi ro cho chính bản thân mình, thông quađó hạn chếrủi ro cho ngân hàngĐông Á. Ngân hàng Đông Á cần tư vấn kỹ cho khách hàng: phương thức thanh toán tín dụng chứng từkhông tuyệt đối an toàn cho người mua, nó chỉ đảm bảo an toàn tại một mức độ
nhất định, vì vậy để quá trình giao dịch thành công và hạn chế rủi ro cho ngân hàng phát
hành, người mua cần phải tìm hiểu kỹ phương thức hoạt động của người bán. Bên cạnh
đó, ngân hàng cần tư vấn các điều khoản trong thư tín dụng như giá cả, điều kiện thương
mại, bảo hiểm, thời gian giao hàng và thời gian xuất trình chứng từ... để đảm bảo các điều khoản ký kết sẽkhông gây bất lợi cho người mua.