a) Rủi ro đối với ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu
Đối với quy trình thanh toán ngay, ngân hàng phục vụnhà xuất khẩuở đây là ngân
hàng thông báo. Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu sẽ xuất trình hối phiếu, bộ chứng từ giao hàng và thư yêu cầu thanh toán cho ngân hàng chỉ định, ở đây là ngân hàng thông
báo. Ngân hàng thông báo tiến hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu. Sau đó, ngân hàng sẽ lập hối phiếu, chuyển hối phiếu và bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C để kiểm tra. Đây cũng là một rủi ro tiểmần cho ngân hàng thông báo. Trên thực tế, các bộ chứng từ tham gia thanh toán còn nhiều bất cập như sựsai sót về lỗi kỹthuật như: sai tên, địa chỉ, số lượng … cho đến sai sót lớn như thiếu số loại chứng từ, chứng từ sai khác với L/C, chứng từ không thống nhất với nhau hay hối phiếu ghi sai tên
người ký phát … Bên cạnh đó, sự không thống nhất giữa các ngân hàng trong quá trình kiểm tra bộchứng từ, ngân hàng thông báo cho là hợp lệ nhưng ngân hàng phát hành L/C
lại bắt lỗi chứng từ. Những sai sót và những mâu thuẫn trên dẫn đến kết quả giao dịch
nhiều lần, thậm chí đối với những lỗi không thể sửa được thì phải chờsự đồng ý của bên
mua. Thông thường các đơn vị xuất khẩu của nước ta rất eo hẹp về vốn tự có, vì vậy họ thường sử dụng L/C trả ngay. Tuy nhiên do những lỗi sai sót cũng như s ự không thống nhất của các bên ngân hàng, ngân hàng thông báo phải mất một vài tháng mới được thanh
toán. Hơn nữa, có trường hợp ngân hàng còn chịu phạt do sai sót chứng từ theo quy định của L/C, và sai sót dù nhỏ cũng có thể làm cơ sở để người mua giảm giá hoặc từ chối
thanh toán. Trong trường hợp này do ngân hàng đã thanh toán cho nhà xuất khẩu nên phải chịu toàn bộ rủi ro này, đồng thời cũng ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng trong quá trình giao dịch quốc tế.
Ngoài ra, trong quy trình thanh toán ngay, với tư cách là người tư vấn trực tiếp và bảo vệquyền lợi khách hàng, nếu ngân hàng không tư vấn kịp thời cho khách hàng những
điều khoản bất lợi của L/C, niềm tin của khách hàng sẽ bị sụt giảm đối với ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, điều này sẽ dẫn đến sự kém cạnh tranh so với các ngân hàng
thương mại khác trong cả nước.
b) Rủi ro đối với ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu
Trong quy trình thanh toán ngay, ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu chính là ngân hàng phát hành L/C. Tại bước kiểm tra bộchứng từ, ngân hàng phát hành chỉyêu cầu tính hợp lệ của bộ chứng từ nhưng lại không kiểm tra thực tếcủa hàng hóa. Điều này sẽgây ra rủi ro không nhỏ khi nhà xuất khẩu giao hàng hóa kém chất lượng cho nhà nhập khẩu.
Đây là một rủi ro đạo đức xảy ra do các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mắc sai sót trong việc lựa chọn đối tác và ký kết những hợp đồng bất lợi dẫn đến những rủi ro trong thanh toán sau này.
Rủi ro đạo đức còn xảy ra do những vụ gian lận trong các giấy tờ, chứng từ mà kỹ
thuật giả mạo ngày càng tinh vi, phức tạp, trong đó đặc trưng nhất là lừa đảo thông qua
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Nếu các ngân hàng không đào tạo và huấn luyện chuyên sâu các nghiệp vụ cho thanh toán viên, họ có thể sơ suất trong quá trình thanh toán, gây thiệt hại lớn cho ngân hàng và khách hàng.
Ngoài ra, rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng phát hành trong bước cuối của quy trình thanh toán ngay trong trường hợp nhà nhập khẩu thanh toán cho ngân hàng mở thư
tín dụng bằng cách vay với tài sản đảm bảo là chính lô hàng. Nếu hàng hóa không đảm bảo chất lượng và nhà nhập khẩu không thanh toán cho ngân hàng, ngân hàng sẽ gặp rủi ro lớn với lô hàng đó. Việc vay để thanh toán L/C cho thấy khả năng thanh toán nhanh
của doanh nghiệp không cao, có thể bị thiếu vốn bất cứ lúc nào. Điều đó sẽ dẫn đến mất khả năng chi trảcho ngân hàng.