Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây tái sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trong một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Mỹ Yên Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên (Trang 65 - 67)

Sau khi thu thập số liệu từ các ô dạng bản trong những ổ tiêu chuẩn điển hình của trạng thái thảm thực vật khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được mật độ và tổ thành cây tái sinh như dưới bảng 4.10. sau:

Bảng 4.9. Cấu trúc tổ thành và mật độ cây tái sinh tại KVNC

TT

Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III Tên loài Mật độ (cây/ha) Tổ thành Tên loài Mật độ (cây/ha) Tổ thành Tên loài Mật độ (cây/ha) Tổ thành 1 Ba bét 867 15.34 Dẻ gai 634 10.87 Vàng anh 664 11.86 2 Thẩu tấu 728 12.88 Trám chim 562 9.63 Dẻ gai Ấn Độ 479 8.56 3 Bồ đề 441 7.8 Sau sau 450 7.72 Máu

chó 410 7.32 4 Lá nến 301 5.32 Thành ngạnh 351 6.02 Trâm lá chụm ba 369 6.59 5 Chòi mòi 283 5.01 Xoan 310 5.32 Móng bò hoa trắng 317 5.66 6 - - - Thàn mát 296 5.08 Kháo 302 5.39 7 - - - Ruối ô rô 293 5.02 Chẹo trắng 290 5.18 8 - - - - - - Muồng đen 280 5 9 146 loài khác 3033 53.65 210 loài khác 2935 50.34 182 loài khác 2489 44.44 5653 100 5831 100 5600 100

Từ bảng 4.9. cho thấy ở giai đoạn I của quá trình phục hồi rừng có 151 loài cây tái sinh xuất hiện, mật độ cây là 5653 cây/ha trong đó có 5 loài tham gia vào công thức tổ thành, đó là các loài : Ba bét (Mallotus metcalfianus), Thẩu tấu (Aporosa dioica), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Lá nến (Macaranga denticulate), Chòi mòi (Antidesma bunius). Trong đó Ba bét (Mallotus metcalfianus) là loài có tỷ lệ tổ thành lớn nhất chiếm 15.34%, mật độ 867 cây/ha; Thẩu tấu (Aporosa dioica) chiếm tỉ lệ tổ thành 12.88 % , mật độ 728 cây/ha; các loài còn lại có tỉ lệ tổ thành từ 5.01 - 7.8% với mật độ từ 283 đến 441 cây/ha. Như vậy, thành phần loài cây tái sinh trong trạng thái thảm thực vật chủ yếu là sự xuất hiện của các loài ưa sáng mọc nhanh như: Ba bét (Mallotus metcalfianus), Thẩu tấu (Aporosa dioica), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Lá nến (Macaranga denticulate), Chòi mòi (Antidesma bunius) trong tổ thành cây tái sinh. Điều này cho thấy rừng tái sinh mới ở giai đoạn đầu và các cây ưa sáng chiếm ưu thế trong trạng thái thảm thực vật.

Ở giai đoạn II của quá trình tái sinh đã có 217 loài cây tái sinh xuất hiện trong thảm thực vật và đã có 7 loài tham gia vào công thức tổ thành với mật độ là 5831 cây/ha, đó là các loài: Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica); Trám chim (Canarium tonkinense); Sau sau (Liquidambar formosana); Thành nghạnh (Cratoxylum cochinchinensis); Xoan (Melia azedarach L.); Thàn mát (Milletia ichthyochtora Drake); Ruối ô rô (Streblus ilicifolius (Vidal) Corn.). Trong đó, Dẻ gai (Castanopsis indica) chiếm tỉ lệ tổ thành cao nhất 10.87% tương ứng với mật độ cao nhất là 634 cây/ha; Trám chim (Canarium tonkinense) chiếm tỉ lệ 9.63% với mật độ là 562 cây/ha. Sau sau (Liquidambar formosana) chiếm tỉ lệ 7.72% với mật độ 450 cây/ha. Ruối ô rô và giẻ trắng chiếm tỉ lệ tổ thành nhỏ nhất với tỉ lệ 5.02% và 5.08%, mật độ là 293 và 296 cây/ha.

Giai đoạn III có 190 loài cây với mật độ 5600 cây/hả, trong đó có 8 loài tham gia vào cấu trúc tổ thành là các loài: Vàng anh (Saraca dives), Dẻ gai (Castanopsis indica), Chẹo trắng (Engelhardtia roxburghiana), Roi rừng, Móng bò hoa trắng (Bauhinia acuminata L.), Kháo (Machilus macrophylla),

Muồng đen (Cassia siamea (Lamk.) Irwin & Baneby), Máu chó (Knema globularia). Trong đó, Vàng anh (Saraca dives) chiếm tỷ lệ tổ thành cao nhất 11.86% tương ứng với mật độ lớn nhất là 664 cây/ha; Dẻ gai (Castanopsis indica) có tỷ lệ tổ thành 8.56% với 479 cây/ha; Muồng đen (Cassia siamea

(Lamk.) chiếm tỷ lệ tổ thành nhỏ nhất 5% với mật độ 280 cây/ha. Trong trạng thái này hầu hết các loài tham gia vào công thức tổ thành đều là những loài cây chịu bóng, đời sống dài điều đó chứng tỏ đã có sự thay thế loài cây trong quá trình diễn thế. Sự biến động về mật độ giữa các loài cây ưu thế không có sự chênh lệch lớn từ 280 - 664 cây/ha.

Nhìn chung, trong trạng thái thảm thực vật phần lớn cây tầng cao có mặt ở lớp cây tái sinh. Tuy nhiên, lớp cây tái sinh không phải hoàn toàn do cây tầng cao gieo giống tại chỗ, một số loài được mang đến từ nhiều nguồn giống khác nhau bằng con đường như phát tán nhờ gió, chim hoặc thú. Do đó có một số loài xuất hiện ở tầng cây tái sinh nhưng lại không có mặt ở tầng cây cao như: Trầm lá chụm ba (Syzygium formosum).

Nghiên cứu tổ thành mật độ cây tái sinh cũng cho thấy, mật độ cây tái sinh có xu hướng tăng dần theo thời gian phục hồi của rừng. Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó khi rừng đạt đến sự ổn định tương đối thì mật độ có xu hướng giảm và dừng lại khi trạng thái rừng đã đạt đến cao đỉnh khí hậu. Quá trình phục hồi rừng tự nhiên, khi thảm thực vật đạt tới một gia đoạn thành thục thì thành phần loài và số lượng cây gỗ trên một diện tích có xu hướng giảm dần, đơn giản hóa để tái ổn định. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi thảm thực vật, quy luật này chưa rõ ràng và có thể có những xóa trộn nhất định, nhiều loài ưa sáng bị mất đi khi quá trình khép tán tăng lên. Điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật chọn lọc tự nhiên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trong một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Mỹ Yên Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên (Trang 65 - 67)