Thực trạng phát triển các nghành sản xuất và dịch vụ xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trong một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Mỹ Yên Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên (Trang 42 - 98)

- Tổng thu nhập năm 2011 toàn khu vực đạt 558.267 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người (giá hiện hành) là 16,74 triệu đồng/người/năm.

- Tỉ lệ hộ nghèo năm 2011 (theo tiêu chí mới): 23,53% giảm 4,13% so với năm 2010.

- Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm gần đây có xu thế dịch chuyển theo hướng giảm tỉ trọng nông - lâm - nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. So với năm 2010, năm 2011 công nghiệp - xây dựng tăng 2,29%, dịch vụ tăng 0,61%, nông - lâm - ngư nghiệp giảm 2,98%.

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Đại Từ

Nghành kinh tế Tỉ trọng (%)

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nông - lâm - ngư nghiệp 32,97 31,68 28,79

Công nghiệp - xây dựng 34,25 34,97 37,26

Dịch vụ 32,78 33,35 33,95

Tổng cộng 100 100 100

(Nguồn: Số liệu thống kê của huyện)

3.2.2.1. Nông nghiệp

Cây trồng lương thực (lúa, ngô) và đặc biệt cây chè là thế mạnh của huyện. Các cây công nghiệp ngắn ngày chính gồm lạc, đậu tương...

Diện tích lúa gieo cấy hàng năm từ 12.000 ha đến 12.500 ha, sản lượng lương thực có hạt năm 2011 đạt 71.853 tấn, tăng 3% so với năm trước. Bình quân lương thực đạt 447 kg/người/năm (2011). Giá trị sản phẩm thu hoạch/1 ha đất trồng đạt 75 triệu đồng/ha (năm 2010 là 62 triệu đồng/ ha)

Về chăn nuôi: Đến năm 2011, tổng đàn gia súc đạt 88.500 con. Trong đó trâu 16.800 con, bò 1.700 con, và lợn 70.000 con.

3.2.2.2. Công nghiệp

Chủ yếu là khai thác, sơ chế khoáng sản và chế biến nông sản. Huyện có 2 mỏ than là mỏ Làng Cẩm-xã Phục Linh và mỏ Núi Hồng-xã Yên Lãng. Dự án mỏ đa kim Núi Pháo do công ty trách nhiệm hữu hạn khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo làm chủ đầu từ bắt đầu được triển khai từ 2010.

3.2.2.3. Cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện khá phát triển, gồm cả trục chính và các đường nhánh, tạo thành mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh. Hầu hết các xã đều đã có đường ô tô đến trung tâm xã, thậm chí đến các bản.

- Hạ tầng cơ sở: Hầu hết các xã đều có UBND được xây kiên cố nhà 2 tầng có đủ phòng ban; các điểm trường học, trạm xá đã được xây nhà cấp 4 tương đối khang trang.

- Điện lưới quốc gia đã đến tất cả các xã và 100% số hộ được sử dụng điện. - Số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh chiếm 80%

3.2.2.4. Giáo dục,y tế,văn hóa

- Giáo dục: Do nhận được sự quan tâm của Nhà nước và các cấp chính quyền nên trong những năm gần đây cơ sở vật chất ngành giáo giục được chú trọng đầu tư, xây dựng. Các phòng học đã được nâng cấp, các cơ sở phân trường đã được bố trí xây dựng đến tận các thôn bản.

- Y tế: Nhìn chung, công tác y tế khám chữa bệnh và chăm sóc sức khẻo cho nhân dân trong xã Mỹ Yên cơ bản tốt, trạm y tế được xây dựng và y cụ khám chữa bệnh cho nhân dân khá tốt.

-Thông tin văn hóa: Đã được chú ý phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Hiện tại 100% số hộ dân trong xã Mỹ Yên được xem truyền hình và nghe đài phát thanh sóng Trung ương, xã có bưu điện và nhà văn hóa xã, các thôn bản cũng có nhà văn hóa riêng. Nên mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước sớm được cập nhật, góp phần nâng cao trình độ văn hóa và nhận thức của nhân dân.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Hiện trạng thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu

Thảm thực vật nguyên sinh tại xã Mỹ Yên hiện nay đã bị phá hủy nghiêm trọng, thay vào đó là các kiểu thảm thứ sinh có sự tác động của con người. Kết quả nghiên cứu như sau:

4.1.1 Hệ thực vật

Chúng tôi đã xác định được thành phần hệ thực vật trong KVNC có 5 ngành, đó là các ngành Thông đất (Lycopodiophyta); Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta); Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta); Ngành Thông (Pinophyta) và Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), tổng số có 419 loài, 307 chi và 113 họ.

Bảng 4.1. Phân bố các taxon thực vật tại KVNC

TT Ngành thực vật Họ Chi Loài Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 1 Thông đất (Lycopodiophyta) 2 1.80 2 0.65 2 0.48 2 Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1 0.90 1 0.33 1 0.24 3 Dương xỉ (Polypodiophyta) 4 3.60 5 1.65 6 1.46 4 Thông (Pinophyta) 2 1.80 3 0.99 4 0.98 5 Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) 86 77.48 252 82.89 344 83.9 Lớp Hành (Liliopsida) 16 14.41 41 13.49 53 12.93 Tổng số 111 100% 304 100% 410 100%

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450

Thông đất Cỏ tháp bút Dương xỉ Thông Ngọc lan

Họ

Chi Loài

Hình 4.1. Biểu đồ phân bố các taxon thực vật tại KVNC

Qua số liệu bảng 4.1. và biểu đồ hình 4.1. cho thấy: Khu vực nghiên cứu có tổng số 111 họ, 304 chi và 419 loài, được phân bố với số lượng và các tỷ lệ khác nhau:

- Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) chỉ có 2 họ chiếm tỷ lệ 1.80%, 2 chi chiếm 0.65%, 2 loài chiếm tỷ lệ 0.48%.

- Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) chỉ có 1 họ chiếm tỷ 0.90% , 1 chi chiếm 0.33%, 1 loài chiếm tỷ lệ 0.24%.

- Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 4 họ chiếm tỷ lệ 3.60%, 5 chi chiếm 1.65%, 6 loài chiếm tỷ lệ 1.46%.

- Ngành Thông (Pinophyta) có 2 họ chiếm tỷ lệ 1.80%, 3 chi chiếm 0.99%, 4 loài chiếm tỷ lệ 0.98%.

- Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm số lượng lớn nhất ở tất cả các bậc taxon với 102 họ chiếm tỷ lệ 91.89%, 293 chi chiếm tỷ 96.38%, 397 loài chiếm tỷ lệ 96.83%.

Trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), thì có 2 lớp: Lớp ngọc lan và lớp hành.

+ Lớp Hành (Liliopsida) có 16 họ chiếm tỷ lệ 14.41%, 53 loài chiếm tỷ lệ 12.93%.

Như vậy chúng tôi đánh giá hệ thực vật tại KVNC rất phong phú và đa dạng với sự ưu thế tuyệt đối của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm tỷ lệ trên 96.83% tổng số loài, tiếp theo là ngành Thông, ngành Dương xỉ, ngành Cỏ tháp bút và ngành Thông đất.

4.1.2. Thảm thực vật

Chúng tôi áp dụng bảng phân loại của UNESSCO (1973) để phân loại thảm thực vật. Bảng phân loại này cho phép phân loại thảm thực vật tự nhiên hiện tại, không phụ thuộc chúng là thảm nguyên sinh hay thảm thứ sinh, tương đối ổn định hay tạm thời. Kết quả nghiên cứu tính đa dạng của thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu cho thấy trong khu vực nghiên cứu có 2 kiểu thảm đó là: kiểu thảm thực vật tự nhiên và rừng trồng

4.1.2.1. Kiểu thảm thực vật tự nhiên

a) Lớp quần hệ rừng kín, rừng nhiệt đới thƣờng xanh mƣa mùa ở địa hình thấp và núi thấp (<500m)

* Rừng cây gỗ lá rộng

Kiểu này thường là những khoảnh nhỏ phân bố rải rác ở độ cao từ 300m trở lên. Là rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác cạn kiệt ở mức độ khác nhau:

- Rừng có tầng cây gỗ cao trung bình 6 - 8m, đường kính trung bình 4 - 6cm, mật độ 1500 - 1700 cây/ha. Do rừng phục hồi sau nương rẫy cho nên không còn cây gỗ rừng nguyên sinh mà là các cây tái sinh với chiều cao thấp và kích thước nhỏ. Tổng hợp số liệu điều tra theo tuyến và theo OTC đã xác định được các ưu hợp sau:

Trám trắng (Canarium album (Lour.) Raeusch.) + Mỡ (Manglietia conifer Dandy) + Xoan nhừ (Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt. & Hill) + Bồ đề trắng (Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex Hartwiss).

Sơn rừng (Toxicodendron succcedanea) + Trâm (Syzygiumsp) + Côm (Elaeocarpussp.).

- Tầng cây bụi với thành phần chủ yếu là cây thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) + họ Cam (Rutaceae) + họ Cà phê (Rubiaceae) + họ Ngũ gia bì (Araliaceae) + họ Cỏ gioi ngựa (Verbenaceae)…

- Tầng thảm tươi có độ dày rậm từ Cop1 đến Cop2. Thành phần chủ yếu là các cây chịu bong thuộc họ Ráy (Araceae) + họ Dương xỉ (Polypodiaceae)…

* Rừng tre nứa nhiệt đới núi thấp (Bambusoideae): Rừng nứa xen cây

gỗ: Rừng nứa (Neohouzeana dullosa) được hình thành do khai thác quá mức và sau nương rẫy. Tương tự như ở rừng thưa cây lá rộng, ở loại hình này thành phần cây gỗ cũng chủ yếu là các loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh như: Bồ đề (Styrax tonkinensis), Lá nến (Macaranga denticulata), Thôi ba (Alangium chinensis), Bời lời (Litseasp), Sau sau (Liquidambar formosana); các loài có đời sống dài như: Dẻ gai (Castanopsissp.), Trâm (Syzygiumsp), Côm (Elaeocarpussp), Re (Cinnamomumsp), Trám (Canarium allbum), Bứa (Garciniaboni)...

* Rừng thuần loại

Có rừng Giang (Ampelocalamus patellaris) hình thành do khai thác kiệt. Kiểu rừng này thường tạo thành từng khoảnh nhỏ diện tích 1 - 3 ha, phân bố độ cao < 400m rải rác trong vùng gồm các loài cây gỗ thưa thớt với thành phần khá đơn giản. Những loài thường gặp như: Bồ đề (Styrax tonkinensis), Dẻ gai (Castanopsisindica), Vàng anh (Saraca dives), Nhội (Bischofia javanica), các loài thuộc chi Ficus...

* Rừng hỗn giao với cây lá rộng

Đại diện là rừng Nứa (Neohouzeaua dulloa) hỗn giao với cây lá rộng, phân bố trên độ cao 150 - 350m. trước đây nứa có đường kính than nứa trung bình 3-4cm, nhiều nơi nứa tép chiếm số lượng lớn đường kính trung bình 1- 2cm. Ở đây cây gỗ có mật độ thưa 100-200 cây/ha, các loại cây gỗ thường gặp như: Ba soi (Macaranga denticulate (Blume) Muell.-ArgShaw), Chẹo

(Engelhardtiaroxbrghiana Wall), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense

(Lour.) Blume)…

- Tầng thảm tươi có độ dày rậm Cop2. Thành phần chủ yếu là các cây chịu bóng thuộc họ Bòng bong (Lygodiaceae) + họ Ráy (Araceae) + họ Dương xỉ (Polypodiaceae)…

b) Lớp quần hệ rừng thƣa

Rừng thưa thường xanh ở địa hình thấp và núi thấp: Trong khu vực nghiên cứu kiểu rừng này chiếm ưu thế, đó là rừng phục hồi sau nương rẫy và sau khi xử lý trắng thực bì để trồng rừng, phân bố chủ yếu ở vùng sườn núi và ven chân đồi. Rừng gồm có tầng cây gỗ cao trung bình 4 - 6m, đường kính trung bình 6 - 8cm với độ tàn che 70%.

- Tầng cây gỗ: Thành phần cây gỗ chủ yếu là các loài thường xanh như Duối (Streblus asper Lour.), Cây sở (Camelia oleifera C.Abel), Muỗm (Mangifera- foetida Lour), Vỏ dụt (Hymenodictyon orixense (Roxb) Mabb)...

- Tầng cây bụi: Dưới tầng cây gỗ là tầng cây bụi và các cây non tái sinh như: Đơn đỏ (Excoecaria cochinensis Lour), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa (L.) Hook. F), Mò đỏ (Clerodendrum paniculatum L), Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum Turcz)… Ngoài ra còn gặp một số họ khác như: Họ Na (Annonaceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Nhài (Oleaceae), họ Cam (Rutaceae). Cây bụi chủ yếu là các loài thuộc họ Mua (Melastomataceae), họ Sim (Myrtaceae).

- Tầng thảm tươi: Chủ yếu là các loài cây ưa sang, cây chịu khô hạn như: cỏ Chít (Thysanolaena maxima (Roxb. Kuntze), Guột (Dicranopteris linearis

(Burm. f.) Undew), Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L. Wu)… Kiểu rừng này có các ưu hợp sau:

- Khế rừng (Rourea minor (Gaertn.) Alston), Hu đay (Trema orientalis

(L.) Blume), Giổi xanh (Michelia mediocris Đany), Chẹo Ấn độ (Engelhardtia roxburghiana Wall)…

4.1.2.2. Rừng trồng.

Rừng trồng trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là rừng trồng thuần loài như rừng trồng thuần loài cây mỡ (rừng mỡ), rừng trồng thuần loài keo tai tượng (rừng keo)

* Trạng thái thảm thực vật đặc trƣng ở xã Mỹ Yên

Căn cứ vào điều kiện thực tế, chúng tôi đã chọn kiểu thảm thực vật đặc trưng cho thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên để nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc, tái sinh, tính đa dạng loài và xu hướng phục hồi của các thảm thực vật trong khu vực nghiên cứu. Đó là thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên sau nương rẫy.

Địa điểm mà chúng tôi khảo sát và tiến hành nghiên cứu tại khu vực có độ cao từ 100 - 350m, độ dốc từ 20 - 25, đất có hiện tượng xói mòn, một số khu vực có đá lộ đầu, mức độ thoái hóa từ thấp đến trung bình. Toàn bộ diện tích này trước đây là rừng nguyên sinh dưới chân núi Tam Đảo nhưng do bị khai thác chọn, bị chặt trắng làm nương rẫy canh tác nông nghiệp trong thời gian dài rồi được bỏ hoang hóa, thời gian phục hồi được xác định khoảng 3 - 10 năm, thành phần thực vật trong kiểu thảm này phong phú và đa dạng. Chúng tôi đã chia thảm thực vật khu vực nghiên cứu theo thời gian phục hồi thành 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn I: là thảm thực vật phục hồi sau khi bỏ hóa từ 1 đến 3 năm + Giai đoạn II: là thảm thực vật phục hồi sau khi bỏ hóa từ 4 đến 6 năm + Giai đoạn III: là thảm thực vật phục hồi sau khi bỏ hóa từ 7 đến 9 năm

4.1.3. Đặc điểm cấu trúc tầng phiến

Cấu trúc tầng phiên thể hiện mức độ đa dạng phong phú về các nhóm loài cây gỗ, cây bụi, dây leo và thực vật phụ sinh, ký sinh cùng sinh sống và có mối quan hệ chặt chẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong đại đa số các hệ sinh thái tự nhiên. Thực vật trong hệ sinh thái tự nhiên có tính ổn định cao về nơi sống, chính vì đặc điểm này nên thực vật trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn có nhiều dạng sống, mới đang sống phù hợp với một tầng tán của hệ, các

Các loài cây trong cùng một tầng phiến tuy thường rất xa nhau về phương diện phân loại nhưng đều có vai trò sinh thái tương đương nhau. Bảng 4.2 và hình 4.2 thể hiện kết quả nghiên cứu cấu trúc tầng phiến của thảm thực vật xã Mỹ Yên.

Bảng 4.2. Tỉ lệ các dạng sống thực vật tại KVNC

Tầng phiến Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III

Cây gỗ 34.72 51.23 67.38 Cây bụi 55.17 38.74 20.96 Dây leo 3.64 4.58 6.84 Cỏ 6.47 5.45 4.82 0 10 20 30 40 50 60 70

Cây gỗ cây bụi Dây leo Cỏ

Tỉ lệ

Loại thảm Cấu trúc tầng phiến

Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III

Hình 4.2. Cấu trúc tầng phiến thảm thực vật tại KVNC

Qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 cho thấy:

Giai đoạn I: tầng cây bụi chiếm ưu thế với tỉ lệ 55.17% tiếp sau là nhóm cây gỗ 34.72% cây cỏ 6.47% và chiếm tỉ lệ ít nhất là nhóm dây leo 3.64%. Điều này hoàn toàn là hợp lí, khi ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi tự nhiên sau quá trình bỏ hóa các cây ưa sáng kích thước nhỏ chiếm ưu thế và trở thành các quần xã tiên phong.

Giai đoạn II: Nhóm cây gỗ có sự gia tăng mạnh với tỉ lệ chiếm 51.23% đó có nguồn tái sinh tại chỗ phong phú và sự sinh trưởng phát triển mạnh, nhưng ở giai đoạn này các cây gỗ chủ yếu vẫn là cây nhỡ và cây trung bình. Nhóm cây bụi giảm xuống chỉ còn 38.74% vì ở giai đoạn này vai trò là nhóm cây tiên phong của nó giảm xuống thay vào đó các cây gỗ nhỏ và rừng đang bước dần vào giai đoạn khép tán.

Giai đoạn III: Nhóm cây gỗ đã chiếm ưu thế lớn với tỉ lệ 67.38%. Giai đoạn này rừng non đã bắt đầu khép tán trở thành rừng thành thục sau quá trình bỏ hóa gần chục năm. Tuy nhiên cấu trúc rừng còn rất đơn giản chủ yếu gồm 2 tầng tán, mặt khác mức độ khép tán của rừng chưa lớn, mật độ cây chưa cao nên ánh sáng mặt trời vẫn chiếu xuống mặt đất nên nhóm cây bụi vẫn phát triển và chiếm tỉ lệ 20.96%. Đối với rừng ở giai đoạn này nếu tiếp tục khoanh nuôi hợp lý thì xu hướng phát triển sẽ thành rừng trưởng thành sau 18 - 20 năm

Như vậy, theo thời gian phục hồi nhóm cây gỗ dần chiếm ưu thế và đóng vai trò ngày càng quan trọng. Sự gia tăng của nhóm cây gỗ và giảm xuống của nhóm cây bụi là hoàn toàn phù hợp với quy luật diễn thế tự nhiên của rừng nhiệt đới.

4.2. Đặc điểm cấu trúc ngang

4.2.1. Phân bố loài theo các nhóm tần số xuất hiện

Tần số xuất hiện ở đây là tần số xuất hiện tuyệt đối của loài, là tỷ lệ phần trăm số ổ tiêu chuẩn có đại diện của loài đó trên tổng số ô tiêu chuẩn đã điều tra. Số loài được tính cho 5 nhóm tần số: 0 - 20%, 20 - 40%, 40 - 60%, 60 - 80%, 80 - 100%. Kết quả được thể hiện dưới bảng 4.3 và hình 4.3.

Bảng 4.3. Phân bố số loài theo nhóm tần số

Nhóm tần số % Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III

I (0-20) 79 92 61

II (20-40) 21 66 82

III (40-60) 18 43 39

IV (60-80) 12 28 32

0 20 40 60 80 100 I (0-20) II (20-40) III (40-60) IV (60-80) V (80-100) Số loài Nhóm tần số Phân bố số loài theo nhóm tần số

Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III

%

Hình 4.3. Phân bố số loài theo nhóm tần số ở thảm thực vật tại KVNC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trong một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Mỹ Yên Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên (Trang 42 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)