Phân bố loài theo các nhóm tần số xuất hiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trong một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Mỹ Yên Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên (Trang 52 - 54)

Tần số xuất hiện ở đây là tần số xuất hiện tuyệt đối của loài, là tỷ lệ phần trăm số ổ tiêu chuẩn có đại diện của loài đó trên tổng số ô tiêu chuẩn đã điều tra. Số loài được tính cho 5 nhóm tần số: 0 - 20%, 20 - 40%, 40 - 60%, 60 - 80%, 80 - 100%. Kết quả được thể hiện dưới bảng 4.3 và hình 4.3.

Bảng 4.3. Phân bố số loài theo nhóm tần số

Nhóm tần số % Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III

I (0-20) 79 92 61

II (20-40) 21 66 82

III (40-60) 18 43 39

IV (60-80) 12 28 32

0 20 40 60 80 100 I (0-20) II (20-40) III (40-60) IV (60-80) V (80-100) Số loài Nhóm tần số Phân bố số loài theo nhóm tần số

Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III

%

Hình 4.3. Phân bố số loài theo nhóm tần số ở thảm thực vật tại KVNC

Từ kết quả hình 4.3 cho thấy, sự phân bố loài trong các giai đoạn của thảm thực vật tự nhiên phục hồi sau nương rẫy có sự khác biệt rõ ràng.

Giai đoạn I có số loài cây phân bố theo các nhóm tần số từ: 0 - 20%, 20 - 40%, 40 - 60% cao hơn số loài ở các nhóm tần số còn lại. Mặt khác từ nhóm tần số 0 - 20% sang nhóm tần số 20 - 40% số loài có sự giảm đột ngột đến hơn 2/3 từ 79 loài xuống còn 21 loài. Tiếp theo đến các nhóm tần số khác vẫn giảm nhưng tỉ lệ giảm đã ít hẳn đi, đặc biệt trong nhóm tần số 80 - 100% số loài tầng cây nhỡ đã giảm đến mức thấp nhất chỉ còn 7 loài. Điều này chứng tỏ số loài và cá thể loài đã xuất hiện không đồng đều trong tầng cây gỗ, có một số loài mà sự có mặt hay không có mặt của chúng sẽ không làm ảnh hưởng nhiều lắm đến sự phục hồi rừng. Mặt khác nó cũng thể hiện sự thích nghi và đấu tranh sinh tồn của loài này đối với loài khác và của quần hợp đó với môi trường xung quanh là kém. Do đó chúng khó có thể trở thành loại cây có vai trò quan trọng đối với hướng tiến hóa của hệ sinh thái rừng theo thời gian trong tương lai.

Tương tự như giai đoạn I, ở giai đoạn II các nhóm tần số 0 - 20%, 20 - 40% và 40 - 60% vẫn có số loài nhiều nhất. Nhưng khác với giai đoạn I, ở giai đoạn này sự giảm số loài giữa các nhóm tần số không còn có sự chênh lệch lớn mà giảm tương đối đều giữa các nhóm tần số, cho thấy rằng số loài đã phân bổ tương đều trên toàn bộ khu vực.

Giai đoạn III, số loài ở các nhóm tần số không có sự chênh lệch lớn mà phân bố khá đều nhau, đồ thị của nó có dạng hình sin, giữa các nhóm tần số không có sự giảm số loài lớn. Đặc biệt ở nhóm tần số 80 - 100% số loài còn nhiều hơn cả ở nhóm 40 - 60% và 60 - 80%, cho thấy nhiều loại phân bố khá đều trên cả khu vực nghiên cứu, đó là những loài giữ vai trò chính trong quá trình tái sinh.

Nhìn chung, cả 3 giai đoạn của quá trình phục hồi, số loài cây ở nhóm tần số thấp chiếm tỉ lệ lớn hơn, điều này hoàn toàn hợp lý bởi mỗi loài thích nghi với một điều kiện hoàn cảnh, một khu vực sinh thái nên chỉ có mặt ở một khu nhất định. Song, theo thời gian phục hồi sự chênh lệch số loài ở các nhóm tần số giảm dần cho thấy sự phân bố đang dần từ phân bổ theo nhóm, theo cụm chuyển dần sang phân bố ngẫu nhiên hoặc phân bố đều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trong một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Mỹ Yên Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)