Phân bố số loài cây theo cấp đường kính phản ánh rõ cấu trúc tổ thành và khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, tính ổn định của hệ sinh thái rừng trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp lâm sinh tác động kịp thời nhằm điều chỉnh cấu trúc tổ thành hiện tại phù hợp với mục tiêu đã xác định.
Đối với rừng trồng, khả năng sinh trưởng của các cá thể trong quần thể gần tương đương nhau, nên sự phân hóa về đường kính là không lớn. Nhưng đối với rừng tự nhiên, sức sinh trưởng của các loài cây là hoàn toàn khác nhau ngay cả trong cùng một loài, những cá thể sống ở những điều kiện khác nhau thì tốc độ sinh trưởng cũng khác nhau, nên sự phân hóa về đường kính rất lớn không chỉ những cá thể cùng một loài mà cả các cá thể của các loài khác nhau cũng như vậy.
Kết quả nghiên cứu về sự phân bố số loài theo cấp đường kính ở thảm thực vật nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.4.
Bảng 4.4. Phân bố số loài theo cấp đƣờng kính ở thảm thực vật xã Mỹ Yên Cấp đƣờng kính
(cm)
Số loài
Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III
I (0 - 2.25) 12 43 24 II (2.25 - 2.75) 34 50 36 III (2.75 - 3.25) 35 62 55 IV (3.25 - 3.75) 26 61 66 V (3.75 - 4.25) 18 68 43 VI (4.25 - 4.75) 6 38 32 VII (4.75 - 5.25) 5 26 29 VIII (5.25 - 5.75) 8 21 27 IX (5.75 - 6.25) 3 13 20 X (6.25 - 6.75) 3 12 14 XI (6.75 - 7.25) 1 8 12 XII (7.25 - 7.75) 0 7 9 XIII (7.75 - 8.25) 0 5 7 XIV (8.25 - 8.75) 0 2 5 XV (8.75 - 9.25) 0 1 5 XVI (9.25 - 9.75) 0 0 3 XVII (9.75 - 10.25) 0 0 3 0 10 20 30 40 50 60 70 80
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII XIII XIV XV XVIXVII
Số
loài
Cấp kính Sự phân bố số loài theo cấp kính
Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III
Từ biểu đồ cho thấy, sự phân bố số lượng loài theo cấp đường kính ở khu vực nghiên cứu rất phức tạp nhưng đó thì phân bổ số loài/đường kính theo hướng giảm dần khi đường kính tăng lên. Kết quả đường phân bố có dạng một đỉnh lệch phải thể hiện rõ quy luật phổ biến đó là quy luật phân bố giảm. Điều đó cho thấy, ở các cấp đường kính lớn hơn thì số loài giảm xuống, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tự nhiên khi càng ở những giai đoạn sau của quá trình tái sinh những loài nào không thích nghi được với điều kiện tự nhiên môi trường sẽ bị đào thải những loại thích nghi sẽ tiếp tục phát triển và vươn cao lên. Mặt khác, nhiều loài do đặc điểm di truyền không có khả năng lớn hơn nữa cho nên dù không bị đào thải thì nó cũng không xuất hiện ở các cấp kính cao.
Cũng từ biểu đồ và bảng số liệu còn cho thấy, một số loài không có ở giai đoạn I nhưng có mặt ở giai đoạn II, III hoặc không có mặt ở cả giai đoạn I, II nhưng có mặt ở giai đoạn III. Điều này cho phép kết luận, về nguồn gốc cây tái sinh không chỉ có những loài có nguồn gốc tại chỗ mà còn có những loài có nguồn gốc từ những khu vực khác. Những loài này có mặt trong khu vực là do sự phát tán tự nhiên bằng quả, hạt nhờ gió hoặc các động vật mang tới.