Đặc điểm cấu trúc tầng phiến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trong một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Mỹ Yên Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên (Trang 50 - 52)

Cấu trúc tầng phiên thể hiện mức độ đa dạng phong phú về các nhóm loài cây gỗ, cây bụi, dây leo và thực vật phụ sinh, ký sinh cùng sinh sống và có mối quan hệ chặt chẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong đại đa số các hệ sinh thái tự nhiên. Thực vật trong hệ sinh thái tự nhiên có tính ổn định cao về nơi sống, chính vì đặc điểm này nên thực vật trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn có nhiều dạng sống, mới đang sống phù hợp với một tầng tán của hệ, các

Các loài cây trong cùng một tầng phiến tuy thường rất xa nhau về phương diện phân loại nhưng đều có vai trò sinh thái tương đương nhau. Bảng 4.2 và hình 4.2 thể hiện kết quả nghiên cứu cấu trúc tầng phiến của thảm thực vật xã Mỹ Yên.

Bảng 4.2. Tỉ lệ các dạng sống thực vật tại KVNC

Tầng phiến Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III

Cây gỗ 34.72 51.23 67.38 Cây bụi 55.17 38.74 20.96 Dây leo 3.64 4.58 6.84 Cỏ 6.47 5.45 4.82 0 10 20 30 40 50 60 70

Cây gỗ cây bụi Dây leo Cỏ

Tỉ lệ

Loại thảm Cấu trúc tầng phiến

Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III

Hình 4.2. Cấu trúc tầng phiến thảm thực vật tại KVNC

Qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 cho thấy:

Giai đoạn I: tầng cây bụi chiếm ưu thế với tỉ lệ 55.17% tiếp sau là nhóm cây gỗ 34.72% cây cỏ 6.47% và chiếm tỉ lệ ít nhất là nhóm dây leo 3.64%. Điều này hoàn toàn là hợp lí, khi ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi tự nhiên sau quá trình bỏ hóa các cây ưa sáng kích thước nhỏ chiếm ưu thế và trở thành các quần xã tiên phong.

Giai đoạn II: Nhóm cây gỗ có sự gia tăng mạnh với tỉ lệ chiếm 51.23% đó có nguồn tái sinh tại chỗ phong phú và sự sinh trưởng phát triển mạnh, nhưng ở giai đoạn này các cây gỗ chủ yếu vẫn là cây nhỡ và cây trung bình. Nhóm cây bụi giảm xuống chỉ còn 38.74% vì ở giai đoạn này vai trò là nhóm cây tiên phong của nó giảm xuống thay vào đó các cây gỗ nhỏ và rừng đang bước dần vào giai đoạn khép tán.

Giai đoạn III: Nhóm cây gỗ đã chiếm ưu thế lớn với tỉ lệ 67.38%. Giai đoạn này rừng non đã bắt đầu khép tán trở thành rừng thành thục sau quá trình bỏ hóa gần chục năm. Tuy nhiên cấu trúc rừng còn rất đơn giản chủ yếu gồm 2 tầng tán, mặt khác mức độ khép tán của rừng chưa lớn, mật độ cây chưa cao nên ánh sáng mặt trời vẫn chiếu xuống mặt đất nên nhóm cây bụi vẫn phát triển và chiếm tỉ lệ 20.96%. Đối với rừng ở giai đoạn này nếu tiếp tục khoanh nuôi hợp lý thì xu hướng phát triển sẽ thành rừng trưởng thành sau 18 - 20 năm

Như vậy, theo thời gian phục hồi nhóm cây gỗ dần chiếm ưu thế và đóng vai trò ngày càng quan trọng. Sự gia tăng của nhóm cây gỗ và giảm xuống của nhóm cây bụi là hoàn toàn phù hợp với quy luật diễn thế tự nhiên của rừng nhiệt đới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trong một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Mỹ Yên Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên (Trang 50 - 52)