Phân bố số cây theo cấp chiều cao là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hình thái của quần thể thực vật và quy luật kết cấu lâm phần. Về phương diện sinh thái học nó biểu thị cho quá trình cạnh tranh không gian sống để sinh tồn của các cá thể cùng loài hay khác loài. Trong quá trình cạnh tranh đó những cá thể nào có sức sống tốt sẽ vươn lên tầng trên còn những cá thể có sức sống yếu sẽ bị đào thải.
Đối với rừng tự nhiên nhiều tầng, cấu trúc này rất phức tạp, việc nghiên cứu cấu trúc số cây theo cấp chiều cao có thể đánh giá được cấu trúc tầng thứ cũng như tỷ lệ các loại trong các tầng rừng, qua đó cho ta hiểu được quy luật phân tán cây trong lâm phần.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng sự phân tầng của rừng theo chiều thẳng đứng có ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ, chống xói mòn đất. Trong rừng tự nhiên đa tuổi hỗn loài, cấu trúc tầng phản ánh sự phân chia ánh sáng giữa các quần thụ cây khác nhau về đặc điểm sinh thái, năng lực sinh trưởng và mức độ thành thục. Cấu trúc tầng còn phản ánh bản chất sinh thái nội bộ hệ sinh thái, nó mô phỏng hàng loạt các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau, giữa cây cao và cây thấp, cây cùng loài hay khác loài, cùng tuổi hay khắc tuổi.
Các nhà khoa học trong nước đã có nhiều khảo sát về phân bố số cây theo cấp chiều cao ở nhiều mức độ khác nhau. Nguyễn Văn Trương (1983) [59] đã khảo sát phân bố tán cây theo 5 cấp chiều cao; Lê Sáu (1995) [36] đã khảo sát phân bố số cây theo cấp chiều cao 2m, 4m; Trần Cẩm Tú (1998) [47] đã khảo sát phân bố số cây theo cấp chiều cao 2m. Trong đề tài này, chúng tôi áp dụng phương pháp khảo sát phân bố số cây theo cấp chiều cao của Lê Sáu. Kết quả cho thể hiện dưới bảng 4.6.
Bảng 4.6. Phân bố số cây theo cấp chiều cao trong thảm thực vật tại KVNC
Cấp chiều cao (m)
Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III Sô cây Tỉ lệ % Sô cây Tỉ lệ % Sô cây Tỉ lệ %
I (0 - 2) 298 46.9 41 6.25 34 5.4 II (2 - 4) 286 45 296 45.1 180 28.6 III (4 - 6) 52 8.18 269 41 241 38.3 IV (6 - 8) 0 0 48 7.32 138 21.9 V (8 - 10) 0 0 2 0.3 37 5.87 Tổng 636 100 656 100 630 100
0 50 100 150 200 250 300 350 I (0 - 2) II (2 - 4) III (4 - 6) IV (6 - 8) V (8 - 10) Số cây / ha Cấp chiều cao
Phân bố số cây theo cấp chiều cao
Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III
Hình 4.7. Đồ thị phân bố số cây theo cấp chiều cao ở thảm thực vật tại KVNC
Từ kết quả các số liệu phân bố số cây theo cấp chiều cao của thảm thực vật khu vực nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.6 và hình 4.6 cho thấy:
Giai đoạn I: cấp chiều cao từ 0 - 2m có 298 cá thể/ha chiếm tỉ lệ 46.9%, cấp chiều cao từ 2 - 4m là 286 cây/ha, chiếm 45% tổng số cây đã điều tra. Sau đó số cây giảm nhanh xuống chỉ còn có 52 cá thể/ha chiếm 8.18% tổng số cây đã điều tra ở cấp chiều cao 4- 6m. Ở các cấp chiều cao hơn không có cá thể nào.
Giai đoạn II: cấp chiều cao từ 0 - 2m có 41 cá thể/ha chiếm tỉ lệ 6.25% tổng số cây điều tra, số cây tăng dần lên và đạt cực đại ở cấp chiều cao từ 2 - 4m là 296 cây/ha, chiếm 45.1% tổng số cây đã điều tra. Ở cấp chiều cao từ 4 - 6m giảm xuống còn có 48 cá thể/ha chiếm 7.32% tổng số cây đã điều tra và chỉ còn có 2 cá thể/ha chiếm 0.3% tổng số cây đã điều tra ở cấp chiều cao 8 - 10m.
Giai đoạn III: cấp chiều cao từ 0 - 2m có 34 cá thể/ha chiếm tỉ lệ 5.4% tổng số cây điều tra, số cây tăng dần lên và đạt cực đại ở cấp chiều cao từ 4 - 6m là 241 cây/ha, chiếm 38.3% tổng số cây đã điều tra. Ở cấp chiều cao từ 6 - 8m giảm xuống còn có 138 cá thể/ha chiếm 21.9% tổng số cây đã điều tra và còn có 37 cá thể/ha chiếm 5.87% tổng số cây đã điều tra ở cấp chiều cao 8 - 10m.
Như vậy, ở cả 3 giai đoạn tái sinh của rừng đường biểu diễn phân bố thực nghiệm số cây theo cấp chiều cao (N/H) có dạng một đỉnh, lệch trái và có xu hướng giảm dần số cây khi cấp chiều cao tăng lên. Tỉ lệ giữa các cấp chiều cao cũng không có sự đồng đều ở các giai đoạn. Nếu như giai đoạn I số cây chỉ tập chung chủ yếu ở cấp chiều cao 0 - 2m và 2 - 4m không có cây ở cấp chiều cao trên 6m thì ở giai đoạn II số cây đã xuất hiện ở tất cả các cấp chiều cao nghiên cứu. Tuy nhiên sự phân bố ở giai đoạn này chưa đồng đều ở các cấp mà tập trung ở cấp chiều cao 2 - 4m và 4 - 6m. Ở giai đoạn 3, sự phân bố số cây đã tương đối đồng đều hơn, sự chênh lệch số cây giữa các cấp chiều cao đã giảm xuống,không có nhóm chiếm ưu thế tuyệt đối như ở giai đoạn I.
Theo Nguyễn Văn Trương (1983) [59], ở mô hình rừng chuẩn thì số cây ở tầng dưới phải nhiều hơn số cây ở tầng trên kế tiếp như vậy mới đảm bảo tính kế thừa liên tục của cá thể thuộc nhóm chiều cao trung bình sẽ không gặp khó khăn trong việc khôi phục vị thế của mình trong quần hợp cây gỗ vươn lên lớp trên tạo thành tầng tán chính của rừng trong tương lai.
Kết quả nghiên cứu trên đây phù hợp với nghiên cứu của tác giả khác và đường cong phân bố N/H có đỉnh nằm tại vị trí trong khoảng chiều cao từ 2 - 6m. Điều đó cho thấy, các trạng thái thảm thực vật thứ sinh ở đây đang trong quá trình phục hồi, chiều cao còn thấp và có sự tập trung nhiều cây ở cấp chiều cao thấp. Trong đó có những cây với đặc điểm sinh học của mình không thể vươn cao được nữa nhưng lại chèn ép gây cản trở cho những cây cùng độ cao hoặc những cây bên dưới còn có khả năng vươn lên chiếm lĩnh không gian tầng trên của rừng.