Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trong một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Mỹ Yên Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên (Trang 69 - 71)

Khi nghiên cứu tái sinh rừng, việc nghiên cứu nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh có ý nghĩa rất quan trọng để qua đó xác định được biện pháp lâm sinh tác động thích hợp. Kết quả nghiên cứu thảm thực, chúng tôi thu được kết quả trong bảng 4.11.

Bảng 4.11. Chất lƣợng và nguồn gốc cây tái sinh

Giai đoạn

Cây (N/ha)

Nguồn gốc Chất lƣợng (%)

Hạt % Chồi % Tốt Trung bình Xấu

I 5653 4022 71.15 1631 28.85 50.45 18.06 31.49

II 5831 4320 74.09 1511 25.91 54.69 20.75 24.56

III 5600 4190 74.82 1410 25.18 53.39 16.7 29.91

Nguồn gốc cây tái sinh

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000

Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III

S

lƣợn

g

Giai đoạn Nguồn gốc cây tái sinh

Hạt

Chồi

Hình 4.8. Biểu đồ phân bố nguồn gốc cây tái sinh

Qua bảng 4.11 và hình 4.8 cho thấy, trong cả 3 trạng thái thảm thực vật cây có nguồn gốc từ hạt chiếm tỷ lệ lớn từ 71.15 - 74.82%, cây tái sinh từ chồi chỉ chiếm từ 25.18 - 28.85%. Trong đó tỷ lệ chất lượng cây tốt đạt từ 50.45 - 54.69 %, trung bình 16.7 - 20.75%, xấu 24.56 - 31.49 %.

Như vậy nguồn gốc cây tái sinh chủ yếu ở các trạng thái thảm thực vật là từ tái sinh bằng hạt, chỉ có một phần nhỏ có nguồn gốc tái sinh từ chồi. Đặc điểm này thuận lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tương lai. Vì trong cùng một loài, cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn cây mọc từ chồi, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh cũng tốt hơn.

Chất lượng cây tái sinh

0 10 20 30 40 50 60 Tốt Trung bình Xấu

% Chất lƣợng cây tái sinh

Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III

Hình 4.9. Biểu đồ phân bố chất lượng cây tái sinh

Chất lượng cây tái sinh là kết quả tổng hợp những tác động qua lại giữa cây rừng với nhau và giữa cây rừng với điều kiện ngoại cảnh. Năng lực tái sinh được đánh giá theo các chỉ tiêu về mật độ, phẩm chất, nguồn gốc và số cây con có triển vọng. Năng lực tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện hoàn cảnh đối với quá trình phát tán, nảy mầm hạt giống và quá trình sinh trưởng của cây mạ, cây non. Điều kiện hoàn cảnh rừng có tác động rất lớn ở giai đoạn này.

Theo số liệu bảng 4.11 và hình 4.9 cho thấy phần lớn cây tái sinh có chất lượng tốt và trong bình, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình lợi dụng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng. Biện pháp kỹ thuật áp dụng ở đây là xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung các loài có giá trị kinh tế, nuôi dưỡng cây tái sinh mục đích phù hợp với mỗi kiểu thảm nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phục

Theo Nguyễn Ngọc Lung (1991, 1993) [27, 28] ánh sáng là yếu tố quan trọng quyết định khả năng tái sinh của thực vật. Nhìn chung tất cả các điểm nghiên cứu đều có chế độ ánh sáng tương đối tốt, đây là điểm thuận lợi cho quá trình tái sinh của cây mạ và cây con. Nếu giữa các trạng thái có sự khác nhau về mật đó, phẩm chất, nguồn giống thì chứng tỏ quá trình tái sinh còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác nữa như: độ che phủ, mức độ thoái hóa của đất, phương thức tác động của con người và tổ thành loài trong tầng cây cao.

Như vậy, khi thời gian phục hồi tăng thì số cây có chất lượng tốt tăng lên, số lượng cây có chất lượng trung bình và xấu giảm dần xuống. Vì vậy, biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng là xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp điều chỉnh mật độ cây tái sinh mục đích, trồng dặm trải đều trên bề mặt đất rừng, đồng thời nuôi dưỡng để chúng sinh trưởng, phát triển tốt, có tỷ lệ cây tốt chiếm tỷ lệ cao trong tổ thành cây tái sinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trong một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Mỹ Yên Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên (Trang 69 - 71)