Phân bố số loài cây theo cấp chiều cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trong một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Mỹ Yên Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên (Trang 61 - 64)

Phân bố số loài cây theo cấp chiều cao là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình phát triển của thảm thực vật. Phân bố số loài cây theo cấp chiều cao còn được quy định bởi đặc điểm sinh lý hình thái của các loài, các loài cây ưa sáng thường chiếm tầng trên, các loài cây ưa bóng và chịu bóng thường sinh

trưởng và chiếm tầng dưới. Đối với rừng thứ sinh, thành phần loài chủ yếu là các loại cây tiên phong ưa sáng nên các cá thể có xu hướng phát triển mạnh về chiều cao cho đến khi rừng đạt trạng thái thành thục.

Vì vậy, nghiên cứu sự phân hóa loài cây theo cấp chiều cao có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp chúng ta tìm được giải pháp tác động đúng lúc để loại trừ những cá thể yếu ra khỏi quần thụ, tạo điều kiện cho các cây khỏe mạnh sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, điều đó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình diễn thế và nâng cao chất lượng, tính đa dạng sinh học của rừng phục hồi. Kết quả nghiên cứu tại khu vực ở dưới bằng 4.7.

Bảng 4.7. Phân bố số loài theo cấp chiều cao trong thảm thực vật tại KVNC

Cấp chiều cao (m)

Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III Sô loài Tỉ lệ % Sô loài Tỉ lệ % Sô loài Tỉ lệ %

I (0 - 2) 81 53.64 48 11.51 45 11.54 II (2 - 4) 55 36.42 149 35.73 89 22.82 III (4 - 6) 15 9.94 182 43.65 153 39.23 IV (6 - 8) 0 0 38 9.11 74 18.97 V (8 - 10) 0 0 2 0.48 28 7.18 Tổng 151 100 417 100 390 100 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 I (0 - 2) II (2 - 4) III (4 - 6) IV (6 - 8) V (8 - 10) Số lo ài Cấp chiều cao

Phân bố số loài theo cấp chiều cao

Giai đoạn I

Giai đoạn II Giai đoạn III

Hình 4.7. Đồ thị phân bố số loài theo cấp chiều cao trong thảm thực vật tại KVNC

Theo kết quả bảng 4.7 và hình 4.7 cho thấy, phân bố thực nghiệm số loại theo cấp chiều cao có dạng phân bố giảm, một đỉnh chính lệch trái.

Giai đoạn I: Ở cấp chiều cao 0 - 2m số loài chiếm nhiều nhất có 81 loài tham gia, chiếm tỉ lệ 53.64% trong tổng số các loài nghiên cứu.Sau đó ở các cấp chiều cao hơn số loài giảm xuống, từ cấp chiều cao 2 - 4m còn 55 loài, chiếm 36.42 % tổng số loài điều tra, từ cấp chiều cao 4m trở lên chỉ còn có từ 15 loài chiếm 9% tổng số loài điều tra.

Giai đoạn II: Ở cấp chiều cao 0 - 2m số loài có 48 loài tham gia, chiếm tỉ lệ 11.51% trong tổng số các loài nghiên cứu. Số loài tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao từ 4 - 6m với 153 loài, chiếm tỉ lệ 39.23% trong tổng số loài điều tra. Sau đó ở các cấp chiều cao hơn số loài giảm xuống, từ cấp chiều cao 6 - 8 còn 38 loài, chiếm 9.11% tổng số loài điều tra, từ cấp chiều cao 8 - 10m trở lên chỉ còn có từ 2 loài.

Giai đoạn III: Ở cấp chiều cao 0 - 2m số loài có 45 loài tham gia, chiếm tỉ lệ 11.54% trong tổng số các loài nghiên cứu. Số loài tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao từ 4 - 6m với 182 loài, chiếm tỉ lệ 43.65% trong tổng số loài điều tra. Sau đó ở các cấp chiều cao hơn số loài giảm xuống, từ cấp chiều cao 8 - 10m trở lên còn có 28 loài chiếm 7.18%.

Như vậy, nhìn chung cả 3 giai đoạn số loài cây tái sinh giảm xuông khi cấp chiều cao tăng lên, đặc điểm số loài cây giảm dần khi cấp chiều cao tăng lên là hiện tượng phổ biến trong rừng tự nhiên mà nguyên nhân chính là do quá trình cạnh tranh và đào thải chi phối, chỉ có những loài có sức sinh trưởng mạnh mới có thể có mặt ở những cấp chiều cao tiếp theo.

Tại khu vực nghiên cứu thảm thực vật phục hồi tự nhiên sau nương rẫy nên có cấu trúc đơn giản thường chỉ gồm 2 tầng là tầng cây gỗ tái sinh tự nhiên và tầng cây bụi và thảm tươi, ngoài ra còn có thêm tầng ngoài phiến dây leo. Trong tầng cây gỗ có sự phân hóa theo cấp chiều cao khác nhau chủ yếu là tầng cây gỗ cao và tầng cây gỗ nhỡ. Quá trình phục hồi rừng diễn ra khá nhanh, luôn

có sự thay thế các loài cây theo diễn thế của thảm thực vật. Chúng cùng chịu ảnh hưởng và những tác động của điều kiện sinh thái, những cá thể thích nghi sẽ được tồn tại và phát triển. Ngược lại, những loài nào không thích nghi được với điều kiện sống sẽ bị đào thải khi độ khép tán của rừng tăng lên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trong một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Mỹ Yên Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên (Trang 61 - 64)