5. Kết cấu của khóa luận
3.2.6. Những giải pháp khác
Hoàn thiện hệ thống chính sách: Cần tiếp tục rà soát lại những chính
sách đã ban hành, đánh giá, phân tích, tổng kết những thành công, những hạn chế, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm của những chính sách này đối với sự phát triển của làng nghề. Từ đó, xác định những yếu tố bất hợp lý, thiếu đồng bộ, mâu thuẫn nội tại và những điểm không còn thích hợp với điều
65
kiện sản xuất – kinh doanh hiện nay ở các làng nghề. Việc đánh giá này phải đƣợc thực hiện trên cơ sở có sự tham gia của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, và những nhà sản xuất kinh doanh trực tiếp , những ngƣời lao động trực tiếp trong làng nghề nhằm thu đƣợc những kết luận phù hợp với thực tế.
Đảm bảo tính bền vững về môi trường: Ngoài việc xây dựng hệ thống
xử lý nƣớc thải đã nói ở trên. Cần phải tăng cƣờng năng lực quản lý Nhà Nƣớc về môi trƣờng, tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong lĩnh vực QLMT làng nghề. Đẩy mạnh công tác quan trắc, điều tra hiện trạng môi trƣờng tại khu vực làng nghề và lƣu vực sông Nhuệ nhằm nắm bắt tình trạng ô nhiễm môi trƣờng và kịp thời phát hiện các sự cố, từ đó để có các giải pháp thích hợp. Thiết lập cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ cho công tác lập kế hoạch, quy hoạch. Cụ thể hóa các văn bản Pháp luật bằng các chỉ thị, Quyết định… để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai nhiệm vụ Bảo vệ môi trƣờng.
Hƣớng dẫn các Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Phƣờng chấp hành nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trƣờng trong quá trình hoạt động sản xuất. Đồng thời có sự theo dõi, giám sát thƣờng xuyên. Cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các trƣờng hợp vi phạm Luật Bảo vệ môi trƣờng, các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm.
Phát triển làng nghề gắn với du lịch: Du lịch làng nghề là loại hình du
lịch văn hoá tổng hợp đƣa du khách tới tham quan, thẩm nhận các giá trị văn hoá và mua sắm những hàng hoá đặc trƣng của làng nghề trên khắp mọi miền đất nƣớc. Mô hình phát triển du lịch gắn với làng nghề là một hình thức mang lại hiệu quả rất cao ở nhiều nƣớc trên thế giới hiện nay. Thông qua việc hình thành sản phẩm du lịch - làng nghề, chẳng những ngành du lịch sẽ giữ chân đƣợc du khách mà làng nghề cũng có điều kiện để quảng bá và tiêu thụ sản phầm của mình. Nhƣ vậy để giải quyết vấn đề này cơ quan quản lý cần kết hợp với các hãng du lịch tổ chức đƣa khách du lịch tham quan quê lụa, phối hợp thực hiện các chƣơng trình truyền hình quảng bá nét độc đáo, đặc
66
sắc của làng nghề tới công chúng. . Để thực hiện vấn đề này, cần có sự phối hợp giữa các công ty du lịch và làng nghề để hợp tác đầu tƣ phát triển sản phẩm du lịch làng nghề, từ đó tạo ra những sản phẩm du lịch - làng nghề độc đáo; đồng thời, làm tốt công tác quy hoạch chi tiết làng nghề, có hƣớng đầu tƣ để làng nghề không những đẹp về cảnh quan, giao thông thuận lợi mà còn tạo đƣợc môi trƣờng trong lành và để lại ấn tƣợng tốt cho du khách khi đến thăm.
Gắn phát triển làng nghề với việc giải quyết các vấn đề xã hội: Nhằm
thực hiện đƣợc mục tiêu làng nghề phát triển bền vững phải chú trọng đảm bảo tốt cả điều kiện sống của ngƣời lao động, đảm bảo môi trƣờng văn hoá – xã hội hài hoà vì thế cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thực sự quan tâm đến những lợi ích chính đáng, hợp lý của ngƣời lao động. Thực tế cho thấy, lực lƣợng quyết định đối với sự vận hành và nhằm đạt đƣợc những mục tiêu của từng cơ sở sản xuất cũng nhƣ của toàn bộ làng nghề chính là ngƣời lao động. Ngƣời lao động có những nhu cầu trƣớc mắt và lâu dài, có những nhu cầu cá nhân và có những nhu cầu cộng đồng, có nhu cầu kinh tế và nhu cầu xã hội. Để đáp ứng nhu cầu hợp lý, chính đáng của ngƣời lao động cần có sự phối hợp giữa nhà sản xuất cũng nhƣ sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng và các tổ chức đoàn thể tại địa phƣơng.
Vận động, khuyến khích các chủ cơ sở sản xuất làng nghề tham gia vào các hoạt động văn hoá và công tác xã hội tại địa phƣơng, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng để các cơ sở sản xuất trong làng nghề thực sự gắn bó với chính quyền và nhân dân làng nghề và địa phƣơng. Tiếp tục đầu tƣ cho hệ thống giáo dục các cấp ở địa phƣơng, đầu tƣ cho kết cấu hạ tầng của các trƣờng học, xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng. Cần kết hợp cả đào tạo nghề với giáo dục và đào tạo về văn hoá trong làng nghề.
67
KẾT LUẬN
Nghề lụa Vạn Phúc đã tồn tại, phát triển từ hàng nghìn năm nay, nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng nói riêng và toàn TP. Hà Nội nói chung. Sự phát triển của làng nghề đã góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, làm thay đổi bộ mặt của quận. Giải quyết đƣợc một số lƣợng lao động lớn, đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện và nâng lên rõ rệt. Sự phát triển của làng nghề Vạn Phúc đã mang lại những nguồn thu nhập cho ngƣời dân trên địa bàn phƣờng và đóng góp đáng kể vào Ngân sách của địa phƣơng.
Tỉnh và thành phố đã rất quan tâm tới sự phát triển bền vững của làng nghề Vạn Phúc.Tuy nhiên hiện nay, làng nghề đã bộc lộ một số những vấn đề bất cập nhƣ chất lƣợng tăng trƣởng không cao, Qui mô làng nghề còn nhỏ, sản xuất manh mún, tự phát, tiêu thụ khó khăn, chất lƣợng sản phẩm thấp, mẫu mã đơn giản, Việc ứng dụng và kết hợp giữa thiết bị, công nghệ truyền thống với thiết bị công nghệ hiện đại còn hạn chế, thu nhập của ngƣời lao động trong làng nghề còn thấp, việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động còn gặp nhiều khó khăn…Bên cạnh đó, các vấn đề về xã hội và ô nhiễm môi trƣờng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân, việc khai thác và sử dụng nguyên, nhiên vật liệu vẫn còn chƣa hợp lý. Để phát huy hơn nữa và khai thác hợp lý các tiềm năng vốn có của làng nghề, cần có những giải pháp nhằm giúp làng nghề phát triển theo hƣớng bền vững . Việc này cần sự chung tay, thống nhất của mọi ngƣời dân trong làng nghề, cùng với đó là sự vào cuộc và quan tâm của các cơ quan chức năng.
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đại Học Kinh tế quốc dân (2006). Bài giảng phát triển bền vững, dự án VIE/01/021.
2. Quyết định Thủ tƣớng chính phủ.Số 2157/QĐ-TTg ngày 11/11/2013. 3. Trần Quốc Vƣợng (1999). Ngành nghề, tổ nghề, làng nghề Việt Nam. NXB Văn hóa.
4.Bùi Văn Vƣợng (1998), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam,
NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Năm (18/12/2006), Thông tư số 116/2006/TT-BNN.
6. TS.Dƣơng Bá Phƣợng (2001), Bảo tồn và phát triển các làng nghề
trong quá trình công nghiệp hoá, NXB Khoa học xã hội.
7. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng thành phố Hà Đông (2006), Báo cáo
đánh giá tác động môi trường cụm công nghiệp Vạn Phúc.
8. Vạn Phúc xưa và nay, NXB Hội nhà văn, 2001
9. “Định hướng phát triển sản phẩm làng nghề, làng có nghề”, Báo
Hà Tây ngày 13/05/2008.
10. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng thành phố Hà Đông (2013), Báo
cáo công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Đông.
11. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng thành phố Hà Đông (2013), Báo cáo đánh giá tác động môi trường cụm công nghiệp Vạn Phúc.
12.Sở Tài Nguyên-Môi trƣờng Bắc Ninh (2007), Đề án xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
13. GS. TSKH Đặng Nhƣ Toàn (2001), “Cơ sở lý luận của quản lý môi trƣờng ” Giáo trình quản lý môi trường.
69
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Chất lượng môi trường không khí tại một số làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Đông
TT Tên làng nghề
Chỉ tiêu chất lượng không khí
Bụi lơ lửng (mg/m3) CO (mg/m3) CO2 (mg/m3) NO (mg/m3) SO2 (mg/m3) Hơi xăng NO2 (mg/m3)
1 Dệt nhuộm Dƣơng Nội 3,56 30,42 1437,4 0,7342 3,246 0,647 1,86 2 Dệt nhuộm Vạn Phúc 5,23 31,24 1237,9 0,489 2,479 0,045 1,83 3 Làng rèn Đa Sỹ 3,82 9,75 722,8 0,0037 1,210 0,052 1,42 4 Làng nghề Phú Lãm 3,34 21,56 986,46 0,416 1,476 0,0023 1,954 5 Làng dệt nhuộm La Khê 4,56 10,25 699,56 0,0123 0,860 0,046 1,23
TCVN 5937 – 2005 0,3 30 - - 0,35 - 0,2
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hà Đông)
Phụ lục 2. Chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn thành phố Hà Đông.
TT Tên vị trí lấy mẫu
Chỉ tiêu chất lượng nước mặt
pH COD mg/l BOD5 mg/l Rắn lơ lửng mg/l NO3-
1 Sông Nhuệ (gần trạm bơm La Khê) 6,45 154 90 150 24 2 Ngã ba sông Đáy và sông Nhuệ 6,1 189 120 124 18
3 Nƣớc ao làng nghề Đa Sỹ 8,2 53 30 181 14
4 Nƣớc ao làng nghề Vạn Phúc 7,42 79 31 120 16
5 Hồ Văn Quán 140 92 110 17
TCVN 5942 - 1995 (Cột B) 5,5 - 9 >35 <25 80 15
70