Tổ chức sản xuất trong làng nghề lụa Vạn Phúc, Hà Đông

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững làng nghề lụa vạn phúc – hà đông (Trang 53 - 78)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2.4. Tổ chức sản xuất trong làng nghề lụa Vạn Phúc, Hà Đông

Hợp tác xã: trƣớc kia hợp tác xã có tới 200 máy dệt với hình thức sản xuất là khoán sản phẩm, gắn trách nhiệm từng công đoạn sản xuất tới từng

47

phân xƣởng. Tuy nhiên hiện nay hình thức tổ chức hợp tác xã nhƣ vậy không tồn tại nữa. Hợp tác xã giờ chỉ quản lí hình thức, đầu vào đầu ra, cung cấp nguyên vật liệu cho các hộ gia đình, hợp tác xã cũng mua hàng cho xã viên cung cấp cho các thị trƣờng lớn.Hiện giờ hợp tác xã chỉ có một máy dệt mẫu và có một máy sấy chung cho toàn xã .

Hộ sản xuất có qui mô lớn: có khoảng trên 10 máy dệt, những hộ gia đình này thƣờng phải thuê nhân công bên ngoài, ngƣời nhà chỉ làm công tác quản lý.

Hộ sản xuất nhỏ: Những gia đình này thƣờng có từ 1-5 máy dệt. Hầu hết các gia đình này đều tự đảm nhận hết các công việc và không thuê thêm lao động bên ngoài

Hiện phƣờng đang triển khai khu sản xuất sản xuất 13 ha biệt lập ở rìa làng nhằm giải quyết ô nhiễm môi trƣờng (nƣớc thải và tiếng ồn). Tổng số vốn đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng vào khoảng 60- 70 tỉ đồng. Với việc đầu tƣ một cách có hệ thống, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, tạo ra không gian du lịch “sạch”, tạo sự thoải mái cho du khách tham quan và cải thiện môi trƣờng sống cho ngƣời dân trong làng[11].

2.3. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề lụa Vạn Phúc hiện nay.

2.3.1. Quy mô và tính chất của nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của làng nghề lụa.

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới, cạnh tranh thị trƣờng với hàng nƣớc ngoài vừa là cơ hội cũng là thách thức đối với hàng hóa trong nƣớc, đặc biệt là việc bảo vệ thƣơng hiệu của các làng nghề. Đây cũng là vấn đề mà ban quản lý làng nghề và nhân dân làng Lụa Vạn Phúc hiện nay quan tâm.

Cùng với đó hiện nay thị trƣờng tiêu thụ cho mặt hàng lụa không lớn lại bị hàng Trung Quốc và nhiều nơi khác cạnh tranh nên thƣờng xuyên ế ẩm.

48

Xét về giá thành lụa Vạn Phúc khó có thể cạnh tranh với lụa xuất xứ Trung Quốc đang đƣợc nhập khá nhiều về Việt Nam. Lụa Trung Quốc nhiều màu sắc kiểu dáng, giá chỉ từ 50.000-80.000 đồng/m. Nhƣng do đƣợc dệt bằng sợi tổng hợp nên không có độ mát, bền, đẹp và chống nhăn nhƣ lụa dệt bằng tơ tằm thật. Trong khi đó giá lụa Vạn Phúc dệt bằng tơ tằm khá cao từ 180.000 đến 500.000 đồng/m; những loại lụa dệt bằng sợi tơ nhân tạo visco cũng có giá từ 80.000 đến 120.000 đồng/m.

Tuy nhiên nếu khách hàng không “sành” thì khó có thể phân biệt đƣợc sự khác nhau giữa những loại lụa này. Chính vì vậy, với tâm lý muốn nhanh chóng thu đƣợc lợi nhuận cao, không phải vất vả sản xuất mà một số cửa hàng bán lụa tại Vạn Phúc đã bày bán cả hàng Trung Quốc lẫn lộn với hàng truyền thống. Một nghệ nhân trên 70 tuổi tại Vạn Phúc buồn bã thừa nhận: “ Các cửa hàng trong làng giờ đều có bán thêm hàng Trung Quốc..”[9]

Lụa Vạn Phúc không có nhiều màu sắc kiểu dáng, da dạng nhƣ hàng Trung Quốc nên thƣờng bị lép vế. Dần dần, lụa Vạn Phúc tự đánh mất thị trƣờng, thậm chí còn hủy hoại thƣơng hiệu quý giá của chính mình khi giờ đây du khách đến chơi làng truyền tai nhau lụa làng giờ kém sắc, kém bền.

Hiện nay thị trƣờng tiêu thụ của làng nghề chủ yếu là thị trƣờng trong nƣớc chiếm tới 70%, ngoài chiếm 30%. Làng Vạn Phúc cũng là nguồn hàng cung cấp cho các cửa hàng trên phố Hàng Gai, Hàng Đào. Hoạt động của làng nghề chủ yếu tập trung vào mùa xuân và mùa hè. Khách từ mọi miền hội tụ đến tham quan và mua sắm.

Thị trƣờng xuất khẩu của Vạn Phúc là một số nƣớc Châu Âu nhƣ Đức Pháp… và một số nƣớc Châu Á khác nhƣ: Nhật Bản, Trung Quốc. Năm 2011, sản phẩm lụa Vạn Phúc đƣợc chào bán đến trên 15 quốc gia, doanh thu đạt trên 600.000 USD. Tuy nhiên thị trƣờng xuất khẩu của Vạn Phúc chƣa ổn định, còn gặp nhiều khó khăn. Việc xuất khẩu chỉ mang tính chất thăm dò, nhỏ lẻ, phải thông qua đại lý giới thiệu sản phẩm.

49

2.3.2. Vấn đề môi trường đối với làng nghề.

Tại Vạn Phúc công nghệ sản xuất cũng đƣợc cải thiện và nâng cấp để tăng năng suất cũng nhƣ chất lƣợng của sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng, do đó sản phẩm dệt ra phải qua tẩy nhuộm màu với nhiều loại hoá chất hơn. Điều bày đồng nghĩa với việc lƣợng hóa chất thải ra môi trƣờng cũng ngày càng nhiều hơn nếu nhƣ không có các biện pháp nhằm xử lý chất thải.

Bảng 2.4. Sơ đồ dòng thải của quá trình dệt nhuộm tại làng nghề Vạn Phúc

( Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quận Hà Đông)

Trong hầu hết các công đoạn của quá trình dệt nhuộm. Trong đó nƣớc thải là vấn đề nghiêm trọng nhất. Nƣớc thải có chứa hóa chất sử dụng để tẩy

Nguyên liệu đầu vào Quy trình công nghệ Dòng thải

Chập tơ, xe tơ, đảo tơ

Chuội tơ Giặt Nhuộm tơ Giặt Mắc sợi, đánh ống, hồ sợi dọc Dệt lụa Lụa sản phẩm Tơ vụn Tiếng ồn Nƣớc thải Khí đốt than Hơi hóa chất Xỉ than Nƣớc thải

Nƣớc thải chứa hóa chất Xỉ than; Khí đốt than Nƣớc thải chứa hóa chất Hơi hóa chất Nƣớc thải chứa dịch hồ Tơ vụn Tơ vụn Tiếng ồn Nƣớc Nƣớc Hóa chất, thuốc nhuộm Nhiên liệu (than) Hóa chất Nƣớc Nƣớc Hóa chất Nhiên liệu Dịch hồ (keo)

50

trắng, nhuộm nhƣ Javen; Xút; CH3COOH và các tạp chất có chứa trong tơ tằm… Phần lớn các chất này đều có những ảnh hƣởng xấu đối với sức khỏe con ngƣời.

Ngoài ra, do quá trình giặt nhuộm ngƣời dân vẫn sử dụng phƣơng pháp thủ công sử dụng nguyên liệu chính là than với hiệu suất không cao do đó lƣợng khí than và xỉ than thải ra khá lớn. Tiếng ồn từ các máy móc thiết bị cũng là một vấn đề nan giải.

Theo thống kê cho thấy thực trạng làng nghề Vạn Phúc đang ở tình trạng ô nhiễm đáng báo động.

*Về hiện trạng môi trường nước:

Lƣợng nƣớc thải dùng trong các khâu dệt lụa, tẩy, nhuộm ở Vạn Phúc khá lớn. Trung bình một hộ làm nghề dệt dùng 2,84m3/ngày cho sản xuất, bao gồm nƣớc thải dịch chuội 0,18m3, nƣớc thải nhuộm 0,22m3, nƣớc thải giặt một lần 0,4m3 và các nƣớc thải khác 2,04m3.

Bảng 2.5. Chất lượng môi trường nước thải do các hộ dệt nhuộm thải ra

Các chỉ tiêu pH Rắn lơ lửng DO COD BOD

Vạn Phúc 9,15 123 1,19 11421 5680

TCVN 5945-2005 5,5-9 100 - 80 50

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quận Hà Đông)

Hàm lƣợng BOD và COD trong nƣớc thải do làng nghề Vạn Phúc thải ra cao gấp hàng trăm lần so với tiêu chuẩn cho phép. Lƣợng nƣớc thải sau sản xuất cùng nƣớc thải sinh hoạt chƣa qua xử lý chảy hòa chung vào mƣơng thoát nƣớc rồi chảy ra sông Nhuệ gây ô nhiễm lớn. Tổng lƣợng nƣớc sau sản xuất và nƣớc thải sinh hoạt ở Vạn Phúc từ 235,3 - 285,3 m3/ngày. Nƣớc thải sau sản xuất chứa nhiều hóa chất chƣa qua xử lý của các làng nghề dệt, nhuộm chảy trực tiếp ra các thủy vực đang gây ô nhiễm tầng nƣớc mặt. Đặc biệt sự ô nhiễm đã đến mức báo động tại sông Nhuệ và sông Đáy. Do sự ô nhiễm nghiêm trọng của các nguồn nƣớc mặt nên số hộ gia đình còn sử dụng nguồn nƣớc giếng đào vào mục đích ngày càng giảm.[11]

51

*Hiện trạng môi trường không khí:

Bên cạnh sự ô nhiễm do nƣớc thải gây nên, khí thải, tiếng ồn phát sinh trong các công đoạn dệt, nhuộm cũng đang tác động xấu tới môi trƣờng. Khí thải đƣợc phát sinh chủ yếu từ các phân xƣởng dệt, lò hơi và các lò nấu tẩy nhỏ dùng than để phục vụ cho quá trình giặt nóng, nấu, sấy, nhuộm…

Còn tiếng ồn sinh ra chủ yếu do vận hành máy dệt và quấn sợi, sự va chạm của thoi và khi guồng sợi vào các ống sợi.

Bảng 2.6. Chất lượng môi trường không khí tại các hộ dệt nhuộm.

Các chỉ tiêu Tiếng ồn Bụi lơ lửng CO CO2 SO2 NO

Vạn Phúc 98 3,56 30,42 1437,4 3,246 0,7342

TCVN 5937-2005 - 0,3 30 - 0,35

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quận Hà Đông ) Kết quả quan trắc tiếng ồn đo đƣợc tại Vạn Phúc gần 100 dBA.

* Hiện trạng môi trường đất:

Do nƣớc thải bị ô nhiễm ngấm xuống đất khiến cho đất bị thoái hóa, năng suất cây trồng vật nuôi giảm.. Trong trƣờng hợp này sản xuất làng nghề không chỉ gây ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời mà còn làm giảm lợi ích của các hộ sản xuất nông nghiệp.

Sản xuất trong điều kiện đất đai chật hẹp khiến mức độ ảnh hƣởng trực tiếp của ô nhiễm môi trƣờng gây ra cho ngƣời dân làng nghề rất lớn. Nếu không có các giải pháp xử lý thì hậu quả sẽ rất nặng nề.

2.3.3. Trình độ kĩ thuật, công nghệ, trang thiết bị.

Sức ép của cơ chế thị trƣờng và sự tác động tích cực của khoa học – công nghệ, công nghệ - kỹ thuật trong các làng nghề đã có những thay đổi tiến bộ đáng kể. Trƣớc tiên là việc dùng điện vào sản xuất, gắn liền với nó là việc thực hiện nửa cơ khí, cơ khí hoá từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất. Đó là dùng điện làm động lực chạy máy và một số loại máy khác thay cho lao động thủ công. Trong những năm gần đây, tùy tính chất của sản phẩm, khả năng về vốn…nhiều cơ sở sản xuất trong các làng nghề đã đầu tƣ

52

mua sắm máy móc thiết bị, cải tiến công cụ sản xuất, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm. Những máy móc thiết bị đang đƣợc sử dụng thì nhiều loại có kết cấu đơn giản, tính năng tác dụng hạn chế, chất lƣợng chế tạo chƣa tốt, năng suất máy thấp, chất lƣợng sản phẩm không cao. Nhìn chung công nghệ sản xuất của các nghề ở làng nghề hiện nay vẫn là công nghệ cũ, lạc hậu, khả năng cơ khí hoá thấp:Mức độ sử dụng máy móc thiết bị trong trong làng nghề hiện nay còn rất hạn chế. Việc sử dụng nhiều máy móc thiết bị mới chiếm tỷ lệ khá nhỏ chỉ gần 20%.

+ Về mặt chất lƣợng của máy móc thiết bị: Trong số các máy móc thiết bị đƣợc sử dụng thì nhiều máy móc thiết bị có kết cấu đơn giản, tính năng tác dụng hạn chế, năng suất máy và chất lƣợng sản phẩm sản xuất đƣợc còn thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng không cao.

+ Máy móc thiết bị sử dụng trong các làng nghề đƣợc cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau: Có loại nhập khẩu, có loại sản xuất trong nƣớc và có loại trong tự sản xuất lấy.

Nhìn chung máy móc thiết bị đƣợc sản xuất trong tỉnh còn ít. Máy móc thiết bị sản xuất lấy nhìn chung thuộc dạng đơn giản, chất lƣợng chế tạo thấp, năng suất và chất lƣợng sản phẩm còn hạn chế. máy móc ở làng nghề là lạc hậu, chủ yếu là máy móc tự dựng hoặc thải loại nhập từ Trung Quốc, Đài Loan nên cũng ảnh hƣởng đến quy mô sản xuất, hạn chế về chủng loại, mẫu mã, chất lƣợng và gây ra ô nhiễm cho môi trƣờng xung quanh.

Ngoài ra, vệc duy trì sản xuất một số sản phẩm chất lƣợng cao, đặc biệt. bằng phƣơng thức truyền thống cũng đã bị mai một đi rất nhiều.

2.3.4. Các nguồn lực phục vụ sản xuất, kinh doanh.

* Nguyên vật liệu.

Để sản xuất ra sản phẩm, trƣớc hết ngƣời dân nơi đây phải có nguyên liệu, nguyên liệu của làng nghề lấy từ việc trồng dâu nuôi tằm. Nhƣng hiện nay ở làng nghề lụa Vạn Phúc diện tích trồng dâu ngày càng bị thu hẹp do những năm tơ rớt giá. Kinh tế không ổn định nghề trồng dâu không đáp ứng

53

đƣợc nhu cầu sinh sống của ngƣời dân trong làng. Vì vậy ngƣời dân trong làng đã chặt gốc dâu và trồng những loại cây khác mang lại lợi ích kinh tế phục vụ cuộc sống mƣu sinh hàng ngày.

Trƣớc năm 1999, còn khá nhiều làng nghề trồng dâu, nuôi tằm trong cả nƣớc nên nguồn cung tơ ổn định, nhƣng sau đó số lƣợng làng duy trì nghề này càng ngày càng giảm. Hiện nay nguồn cung tơ nguyên liệu ở nƣớc ta chỉ còn ở một vài nơi, điều này gây khó khăn cho các hộ làm nghề dệt. Khoảng năm 2008 trở lại đây giá tơ nguyên liệu và giá thuê nhân công đã tăng gấp đôi. Tuy nhiên giá thành sản phẩm thì lại tăng không đáng kể. Thêm vào đó hàng dệt ra cũng khó tiêu thụ, việc thu mua tơ nguyên liệu cũng bấp bênh. Nhiều lúc dệt 1m lụa tính ra đã lỗ vài nghìn, mà hàng lại còn ế ẩm khó bán. Làm ăn thua lỗ kéo dài khiến quá nửa hộ gia đình vốn chuyên làm dệt cũng phải chuyển hoặc làm thêm nghề khác.

Năm 2005-2006, giá một kg tơ bóng (tơ ngang) rơi vào khoảng 60-70 nghìn đồng, tơ tằm(tơ dọc) vào khoảng 300 nghìn đồng. Từ năm 2007-2009 giá tơ tăng khá nhanh( tơ dọc 450-500 nghìn đồng/kg, tơ ngang 90 nghìn đồng/kg). Nhƣ vậy giá tơ năm 2007-2009 tăng gần 50% so với năm 2005- 2006. Đến năm 2010, giá tơ tăng chóng mặt, tơ dọc bán với giá 1.1triệu đồng/kg, tơ ngang 170 nghìn đồng/kg ( tăng 200% so với năm 2005-2006).

Chất lƣợng trứng tằm thấp cũng là một vấn đề khiến nguyên liệu dệt lụa suy giảm. Nguyên liệu là một bƣớc rất quan trọng trong sản xuất nên trứng tằm thấp sẽ làm cho lƣợng nguyên liệu phục vụ trong sản xuất giảm và sản lƣợng tơ cũng giảm theo.Đất nƣớc ta đang trong quá trình CNH – HĐH, với nền công nghiệp đang trong quá trình phát triển nên đời sống của ngƣời dân cũng tăng lên, nhiều nhà cao tầng cũng xuất hiện nhiều hơn nên ảnh hƣởng tới các làng nghề truyền thống. Làng nghề đã bị quá trình đô thị hoá len lỏi đã làm thu hẹp diện tích đất trồng dâu nuôi tằm. Việc trồng các giống cây phụ cận khác, khiến lƣợng thuốc hoá học trong đất trồng tăng cao, vì thế nên đất trồng dâu không còn tốt nhƣ trƣớc nữa. Một mặt khác, dịch bệnh cũng đã

54

khiến năng suất trồng dâu nuôi tằm không còn cao. Chất lƣợng đất không tốt làm khả năng chống bệnh của cây trồng giảm sút ảnh hƣởng tới việc phát triển của cây.

Một mặt, vì chƣa có một qui chế hoặc quản lý sát sao, nên giá kén bấp bênh, lúc tăng lúc lại giảm khiến việc trồng dâu nuôi tằm không đƣợc bền vững. Thậm chí việc nhập các loại giống tằm từ Trung Quốc cũng không ổn định. Các loại trứng tằm gần nhƣ phải nhập ngoại, chất lƣợng thì cũng khó mà cạnh tranh đƣợc với các loại trứng nguyên gốc của Trung Quốc.

* Nghệ nhân và đội ngũ thợ nghề.

Sản phẩm của làng nghề truyền thống nổi tiếng hay không nổi tiếng chính là nhờ vào đôi bàn tay của ngƣời thợ có khéo léo hay không và sự sáng tạo của các nghệ nhân và thợ thủ công. Chính vì thế, họ có vai trò rất quan trọng đối với làng lụa Vạn Phúc nói riêng và các làng nghề Việt nói chung [54].

Làng Vạn Phúc nổi tiếng nhƣ ngày nay còn có sự đóng góp không nhỏ của bao thế hệ các nghệ nhân giỏi, những ngƣời mang bàn tay vàng của Làng nhƣ : Cụ Nguyễn Hữu Chỉnh, Triệu Văn Mão, Nguyễn Thị Tý…

Hiện nay trong ba nghệ nhân kể trên chỉ còn duy nhất ông Nguyễn Hữu Chỉnh còn sống và là chủ tịch hiệp hội làng nghề lụa Vạn Phúc. Nghệ nhân của làng thì ngày càng già đi mà trong khi đó giới trẻ hiện nay lại không mặn mà với nghề dệt lụa nên việc truyền nghề lại cho các thế hệ sau còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác những ngƣời đang hoạt động trong nghề dệt lại không học hỏi kinh nghiệm, lại không đƣợc đào tạo kĩ lƣỡng về kỹ thuật. Trong tƣơng lai không xa, nếu không có những ngƣời kế cận những tinh hoa vốn có sợ rằng làng nghề sẽ bị mai một hoặc thất truyền.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững làng nghề lụa vạn phúc – hà đông (Trang 53 - 78)