Khả năng đảm bảo các nguồn lực phục vụ sản xuất, kinh doanh

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững làng nghề lụa vạn phúc – hà đông (Trang 25 - 78)

5. Kết cấu của khóa luận

1.2.2.3. Khả năng đảm bảo các nguồn lực phục vụ sản xuất, kinh doanh

doanh của làng nghề.

* Yếu tố nguyên vật liệu :có ảnh hƣởng quan trọng tới sản xuất của các làng nghề. Khối lƣợng, chủng loại, phẩm cấp…của nguồn nguyên liệu ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng và giá thành sản phẩm. Khoảng cách từ cơ sở sản xuất tới nơi có nguồn nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng luôn đƣợc các đơn vị sản xuất xem xét đến.

Trƣớc đây, phần lớn các làng nghề đƣợc hình thành do có nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phƣơng. Hiện nay, nguồn nguyên liệu tại chỗ của

19

nhiều làng nghề đã cạn kiệt, phải vận chuyển từ nơi khác về, điều kiện khai thác, vận chuyển có ảnh hƣởng tới việc bảo đảm nguồn nguyên liệu cho các làng nghề. Vì vậy, các làng nghề thƣờng đặc biệt chú ý đến yếu tố nguyên vật liệu. Và, nguyên vật liệu là yếu tố ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển của các làng nghề.

* Nghệ nhân và đội ngũ thợ nghề: Cần phải khẳng định rằng vai trò của nghệ nhân đối với nghề và làng nghề thủ công truyền thống là rất lớn. Không có nghệ nhân thì không có làng nghề hay ít nhất cũng không thể có làng nghề lừng danh. Chính tài năng của các nghệ nhân với đôi "bàn tay vàng" của họ đã tạo nên những sản phẩm quý giá, tinh xảo và độc đáo, những sản phẩm văn hoá sống mãi với thời gian, góp phần làm vẻ vang cho dân tộc và cho mỗi làng nghề [14].

Chính nghệ nhân, thợ cả đã giữ cho làng nghề tồn tại đã đào tạo ra những nhóm thợ mà trƣớc hết là con cháu của họ, những ngƣời trong gia đình, dòng tộc rồi đến con em trong làng thuộc các dòng họ khác. Kiên trì truyền dạy nghề hết ngày này qua ngày khác theo lối "cầm tay chỉ việc", "vừa học vừa làm", các nghệ nhân đã tạo ra một đội ngũ thợ nghề ngay tại làng xóm mình. Cứ nhƣ thế thợ thủ công kế tiếp, đan xen nhau lớp này đến lớp khác, đời sau nối tiếp đời trƣớc.

* Vốn cho phát triển sản xuất – kinh doanh: Vốn là yếu tố, là nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ quá trình sản xuất – kinh doanh nào. Sự phát triển thịnh vƣợng của các làng nghề cũng không nằm ngoài sự ảnh hƣởng của nhân tố vốn sản xuất.

Khi vốn của các hộ sản xuất – kinh doanh trong các làng nghề nhỏ, sẽ gặp nhiều khó khăn trong phát triển, không có điều kiện để đổi mới thiết bị, công nghệ, do đó năng suất lao động thấp, chất lƣợng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm không cao.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi các hộ sản xuất – kinh doanh phải có lƣợng vốn đủ lớn để đầu tƣ cải tiến công

20

nghệ, đƣa thiết bị, máy móc tiên tiến nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng.

*Cơ sở hạ tầng: Bao gồm hệ thống đƣờng giao thông, cấp nƣớc, thoát nƣớc, thông tin liên lạc, các công trình dịch vụ thƣơng mại, công cộng ... Đây là yếu tố tạo điều kiện cho quá trình sản xuất, khai thác và phát huy tiềm năng sẵn có của mỗi làng nghề. Đảm bảo cho quá trình cung cấp nguyên liệu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng nhƣ mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, đồng thời làm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Do vậy ở những nơi có cơ sở hạ tầng đầy đủ và đồng bộ thì các làng nghề truyền thống có điều kiện phát triển mạnh.

1.2.2.4. Yếu tố môi trường

Ô nhiễm môi trƣờng làng nghề là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh cho ngƣời dân đang lao động và sinh sống tại chính làng nghề. Tỷ lệ ngƣời mắc bệnh tại các làng nghề đang có xu hƣớng gia tăng trong những năm gần đây, tập trung vào một số bệnh, nhƣ: các bệnh ngoài da, bệnh đƣờng hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, bệnh phụ khoa và các bệnh về mắt… Đặc biệt, tỉ lệ ngƣời mắc bệnh ung thƣ tƣơng đối cao ở một số làng nghề. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ trung bình của ngƣời dân tại các làng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc và thấp hơn từ 5 đến 10 năm so với làng không làm nghề[12]. Nguyên nhân của một số bệnh tật phổ biến trong nhân dân hiện nay, theo đánh giá của Bộ Y tế là do suy thoái môi trƣờng không khí, nƣớc, đất, chất thải công nghiệp và đô thị, chất thải y tế, ô nhiễm tiếng ồn...

Ô nhiễm môi trƣờng làng nghề còn gây ảnh hƣởng trực tiếp tới các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của chính làng nghề đó, gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ và dẫn đến những xung đột môi trƣờng trong cộng đồng.

1.2.2.5. Chính sách của Đảng và Nhà nước

Hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nƣớc có ảnh hƣởng rất lớn tới sự phát triển hay suy vong của các làng nghề. Thời kỳ trƣớc đổi mới, trong chính

21

sách đối với các thành phần kinh tế, chúng ta chỉ tập trung phát triển kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, không chấp nhận kinh tế tƣ nhân, cá thể nên các làng nghề theo nghĩa là đơn vị kinh tế độc lập đã chuyển thành các Hợp tác xã, hoặc các tổ, đội ngành nghề phụ trong các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, với chế độ ăn chia mang nặng tính bình quân cho ngƣời lao động đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển của các làng nghề. Trên thực tế chính sách này không kích thích đƣợc sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế làng nghề nói riêng. Nhận thấy những hạn chế trong đƣờng lối chính sách phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nƣớc ta đã thực hiện công cuộc đổi mới mà quan trọng nhất là đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế. Trong sự đổi mới này Đảng và Nhà nƣớc ta đã thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế. Chính sách kinh tế mới đã phù hợp với mong muốn của nhân dân và xu thế phát triển của xã hội đã thúc đẩy sự tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế. Các làng nghề có điều kiện thuận lợi để khôi phục và phát triển. Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho một số sản phẩm làng nghề có điều kiện phát triển vì mở rộng đƣợc thị trƣờng, nhất là hàng thủ công mỹ nghệ. Nhƣng chính sách ấy đồng thời cũng tạo điều kiện cho hàng nƣớc ngoài tràn vào thị trƣờng trong nƣớc khá nhiều, bằng nhiều con đƣờng khác nhau (kể cả nhập lậu), làm cho sản phẩm làng nghề khó có thể cạnh tranh nổi với các sản phẩm nhập ngoại, làm ảnh hƣởng đến sự phát triển của các làng nghề. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc nếu không có chính sách phát triển hợp lý đối với sự kết hợp giữa công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thì các làng nghề cũng khó có điều kiện phát triển.

22

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ LỤA VẠN PHÚC – HÀ ĐÔNG.

2.1. Lịch sử và điều kiện phát triển làng nghề lụa Vạn Phúc – Hà Đông.

2.1.1. Điều kiện phát triển làng lụa.

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên.

Làng Vạn phúc nằm ở phía Tây bắc TP.Hà Đông (nay là phƣờng Vạn Phúc), cách trung tâm Hà Nội 10 km, là một dải đất hình thoi :

Phía Tây giáp với phƣờng Văn Khê.

Phía Đông Giáp với sông nhuệ và phƣờng Văn Yên. Phía Nam giáp với hai phƣờng Quang Trung và Yết Kiêu.

Phía Bắc giáp với làng Ngọc Trụ và Đại mỗ Huyện Từ Liêm - Hà Nội Phƣờng Vạn Phúc nằm trên trục đƣờng 430 nối TP.Hà Đông với tuyến đƣờng Láng Hoà Lạc (đoạn đầu quốc lộ Bắc Nam 1B) và đƣờng 32. Ngoài ra còn có trục đƣờng Lê Văn Lƣơng kéo dài và đƣờng Quang Trung, với vị trí nhƣ vậy, Vạn Phúc có những thuận lợi về giao thông đi lại và giao lƣu kinh tế văn hoá với các khu vực xung quanh, nhất là với thủ đô Hà Nội – trung tâm kinh tế chính trị văn hoá của cả nƣớc.

23

Địa hình:

Địa hình xã Vạn Phúc đồng nhất đƣợc ngăn cách bởi con sông Nhuệ và tuyến đƣờng 430. Có độ cao đồng đều và tƣơng đối bằng phẳng (Vạn Phúc có địa hình tƣơng đối bằng phẳng có độ cao từ 5,0 -> 6,0m, là khu vực đất trũng, thấp hơn các vùng xung quanh từ 1-1,5 m, có hƣớng dốc dần từ Tây sang Đông, Từ Bắc xuống Nam với độ dốc từ 0,2 ->0,3 %. Cho nên rất thuận tiện cho việc phát triển các công trình nhà ở và công trình xây dựng khác. [7].

Khí hậu:

Nằm trong vùng khí hậu Hà Nội, chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng 23,60C, Độ ẩm trung bình cao 82 % ->88 %, lƣợng mƣa trung bình năm là 1707 mm.

Những nơi cạnh sông Nhuệ do ảnh hƣởng của hơi nƣớc cho nên có độ ẩm cao hơn các nơi khác vì vậy mà việc bảo quản vải không cẩn thận sẽ rất rễ bị ẩm mốc làm cho chất lƣợng vải kém đi .

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

Vạn Phúc có số dân 5592 ngƣời năm 2003 bao gồm hơn 1240 hộ trong đó có khoảng 780 hộ dệt nhuộm, chiếm đến 63% tổng số hộ. Năm 2004 do thành lập phƣờng Vạn Phúc nên sát nhập thêm 4 khối dân nữa, tổng số dân của Phƣờng lên tới 9754 ngƣời. Số ngƣời lao động vào khoảng 4500 ngƣời.

24

Bảng 2.1. Cơ cấu dân số làng Vạn Phúc 2014

Thành phần dân số Số lƣợng

(ngƣời)

Tỷ lệ

(%)

Trẻ em (0 - 15 tuổi) 1810 18.56

Dân số trong độ tuổi lao động (15 - 60 tuổi) 4941 50.65

Ngƣời già (trên 60 tuổi) 3003 30.79

Tổng 9754 100

(Nguồn: Ủy ban nhân dân phường Vạn Phúc)

Diện tích đất tự nhiên của xã ( 2003) : 143 ha Diện tích đất nông nghiệp: khoảng 63 ha

Bình quân đất nông nghiệp theo đầu ngƣời: 0.01ha/ngƣời.

Bên cạnh nghề dệt, ở Vạn Phúc cũng tập trung khá nhiều ngành nghề khác nhƣ nông nghiệp , dịch vụ ...xen kẽ với các nhà máy xí nghiệp lớn nhƣ dệt len Hà Đông, nhà máy lắp ráp xe máy UMEP, nhà máy nhựa Vinh Hạnh ...

Vạn Phúc có một nhà trẻ mẫu giáo, một trƣờng cấp tiểu học , một trƣờng cấp 2, 100% số trẻ em đến trƣờng đúng độ tuổi, không có trẻ em thất học.

Khu vực trung tâm của Vạn Phúc là nơi tập trung của trụ sở UBND, trạm y tế xã , bƣu điện văn hoá, đình làng, chợ và các kiốt bán và giới thiệu sản phẩm lụa.

Trạm Y tế phường : có nhiệm vụ khám chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ cho ngƣời dân trong phƣờng. Hàng năm trạm y tế tổ chức nhiều đợt tiêm phòng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên do cơ sở vật chất ở đây còn thiếu thốn, trình độ của các y bác sỹ còn chƣa cao, Vạn Phúc lại nằm ngay gần trung tâm quận

25

nên trạm y tế chỉ khám và chữa những bệnh thông thƣờng, còn lại ngƣời dân thƣờng đi thẳng lên tuyến trên để khám và chữa bệnh.

Hiện nay, ở Vạn Phúc đã có một điểm bƣu điện văn hóa xã phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc cùng vởi rất nhiều sản phẩm sách báo phục vụ nhu cầu văn hoá giải trí cho nhân dân.

Chợ: Vạn phúc có 1 chợ ở trung tâm làng, trƣớc kia chợ họp theo phiên nhƣng ngày nay chợ họp thƣờng xuyên mỗi ngày phục vụ nhu cầu lƣơng thực thực phẩm cho nhân dân , điều đó chứng tỏ mức sống của ngƣời dân đã cao hơn trƣớc .

Hệ thống đường xá cống rãnh: Hệ thống đƣờng xá ở Vạn Phúc hầu hết đã đƣợc trải nhựa hoặc bê tông, một phần lát gạch làm cho đi lại trở nên dễ dàng. Tuy nhiên hệ thống cống rãnh thoát nƣớc của làng vẫn chƣa đƣợc xây dựng hoàn chỉnh, còn nhiều đoạn cống chƣa có nắp đậy điển hình nhƣ ở xóm Hồng Phong, Độc lập... sự quá tải của hệ thống thoát nƣớc thải sinh hoạt từ các hộ gia đình dọc theo các tuyến cống ngầm đổ ra hệ thống ao, kênh tiêu và thoát chung với hệ thống nƣớc mặt.

Hiện chính quyền xã đang đầu tƣ sửa chữa nâng cấp hệ thống cống rãnh này.

Nước sinh hoạt : Trong toàn xã đã lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống cung cấp nƣớc sạch cho nhân dân, hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng nƣớc máy, chỉ còn số ít sử dụng nƣớc giếng khoan và giếng khơi .

Cấp điện: Nguồn điện cấp cho xã Vạn Phúc hiện nay là trạm 110/35/6KV Ba La công suất (40  25) MNA thông qua lƣới 35 KV và 6 KV của quận Hà Đông. Trạm nằm cách xã Vạn Phúc khoảng 3 km về phía Tây Nam.

Kinh tế:

Hiện nay sản xuất nông nghiệp chỉ đóng góp tỷ trọng nhỏ (4,33 %) cho kinh tế Vạn Phúc và đang có xu thế giảm dần vì thu hẹp đất canh tác.

26

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp rất cao (74,1 %), nghề dệt lụa thủ công và dịch vụ hiện nay đang rất phát triển, tạo ra nguồn thu nhập chính cho cƣ dân trong xã.

Hoạt động thƣơng mại rất phát triển do kể từ khi chuyển sang dệt bằng máy, số lao động chân tay giảm, thay vào đó họ chuyển sang hoạt động dịch vụ vì mỗi năm ở đây thu hút khoảng 16.000->20.000 lƣợt khách nƣớc ngoài và khoảng 65.000 khách trong nƣớc tới đây thăm quan và mua hàng.

Làng Vạn Phúc nằm trong tour du lịch của Công ty du lịch Hà Nội. Thu nhập bình quân trong làng vào khoảng: 1.800.000 đồng/ngƣời/tháng ,có thể nói đây là mức thu nhập tƣơng đối cao so với cả nƣớc.

Bảng 2.2. Cơ cấu ngành nghề làng lụa Vạn Phúc 2014

Ngành nghề Số hộ Doanh thu (triệu)(/1 năm) Tỷ trọng (%) Doanh thu trung bình (Triệu/Hộ.Năm) Sản xuất nông nghiệp 250 4.271 2,64 17,0845 Dệt lụa 500 33.076 20,47 66,1538 Kết hợp dệt và nông nghiệp 200 9.646 5,97 48,2333 Dịch vụ và nghề khác 1610 114.604 70.94 71,1828 Tổng cộng 2560 161.597 100 63,1238

( Nguồn: Ủy ban nhân dân phường Vạn Phúc )

2.1.1.3. Cảnh quan và các công trình, di tích văn hóa làng nghề Vạn Phúc, Hà Đông. Phúc, Hà Đông.

27

Cho tới nay làng nghề Vạn Phúc là một trong số rất ít làng còn giữ đƣợc một số không gian truyền thống. Với hình ảnh thân quen, cây đa, đƣờng gạch quanh co, mái đình rêu phong cổ kính, cảnh quan làng nghề Vạn Phúc tạo cho du khách đƣợc sống lại trong không gian điển hình của một làng quê Bắc Bộ truyền thống xƣa kia. Một số công trình kiến trúc văn hoá và tôn giáo vẫn còn đƣợc gìn giữ: cổng. đình chùa, miếu thờ, giếng nƣớc, chợ làng… Cảnh quan làng nghề là một di sản văn hoá quý báu của làng Vạn Phúc[8].

* Cổng làng:

Chiếc Cổng làng Vạn Phúc xƣa kia với câu đối đáp nổi, nhiều mảng đã bị rêu phong che phủ chỉ còn đọc đƣợc mấy chữ “khuyển phệ kê minh, cơ thanh viễn cận”, nghĩa là “từ lúc chó sủa, gà gáy đã nghe tiếng máy lúc xa lúc gần”.

Cho tới ngày nay thì du khách đến tham quan làng lụa Vạn Phúc, du khách sẽ nhìn thấy chiếc cổng làng mới đƣợc xây dựng lại để kỉ niệm trong dịp lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, cổng làng là một cái mốc quy ƣớc không gian. Do đó có thể coi cổng làng là biểu tƣợng của làng. Cổng làng Vạn Phúc đƣợc xây dựng theo phong cách kiến trúc điển hình của cổng làng quê Việt Nam, qua nhiều lần cổng làng vẫn giữ đƣợc hình dáng ban đầu.

28

Ảnh: Cổng vào làng Vạn Phúc- Hà Đông

* Đình làng:

Đình Làng Vạn phúc( nay là phƣờng Vạn Phúc - Quận Hà Đông) là ngôi đình nhỏ nằm trong lòng làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông.

Đình làng Vạn Phúc "nhân chứng” của làng nghề dệt lụa Hà Đông mấy trăm năm qua vẫn nghiêm trang soi mình vào giếng ngọc. Đình làng nơi đây thờ bà Ả Lã Đê Nƣơng vừa là Thành hoàng làng vừa là tổ sƣ nghề dệt. Làng đã lấy ngày 10 tháng Tám âm lịch là ngày sinh của Bà và 25 tháng Chạp âm lịch là ngày mất của bà. Hàng năm tại đình làng Vạn Phúc đều làm giỗ Tổ.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững làng nghề lụa vạn phúc – hà đông (Trang 25 - 78)