Sản phẩm và biến động sản phẩm của làng nghề

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững làng nghề lụa vạn phúc – hà đông (Trang 43 - 53)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2.1. Sản phẩm và biến động sản phẩm của làng nghề

Các loại sản phẩm lụa tơ tằm của Vạn Phúc

Lụa Hà Đông ngoài chất lƣợng mƣợt mà, mầu sắc phong phú, hoa văn trang trí cũng rất hấp dẫn có nhiều loại hoa văn nhƣ:

“Ngũ Phúc” là năm con rơi quanh chữ thọ.

“Long Vân” là rồng mây trên gấm, vóc xƣa kia chỉ dành cho vua chúa. “Dệt Tứ long” là gồm long, ly, quy, phƣợng.

“Long Vân”, “ Thọ”. Nhƣng nhìn chung đƣờng nét trang trí không rƣờm rà phức tạp mà luôn mềm mại dứt khoát.[9]

Vạn Phúc có rất nhiều mặt hàng tơ lụa: lụa, là, gấm, vóc, the, lanh,…nhƣng trong đó chỉ có một số độc đáo và nổi tiếng nhất là một số hàng lụa sau:

Gấm: là mặt hàng quý nhất, khó làm nhất trong số các mặt hàng tơ lụa. Vì vậy những ngƣời thợ dệt gấm phải có kỹ thuật và tay nghề cao. Gấm là

37

mặt hàng dệt dày, gấm có nhiều màu sắc khác nhau nhƣ: vàng, đỏ lam…. Một tấm gấm thƣờng có nhiều màu, thƣờng là năm hay bảy màu. Các màu đan xen nhau làm cho gấm có màu sắc rực rỡ. Mỗi tấm gấm thì sợi ngang còng nhƣ sợi dọc đều nhuộm màu. Nhƣng sợi dọc tạo nền chìm ở dƣới, sợi ngang tạo hoa nổi lên trên. Sau đó khi ánh sang dọi vào thì mặt hoa gấm sẽ phản chiếu màu và làm cho nó thêm hấp dẫn hơn. Gấm thƣờng đƣợc dệt bằng một loại tơ đặc biệt gọi là tơ nõn vừa mịn màng vừa óng ả vừa có độ bền dai.

Vân: là loại sản phẩm nổi tiếng, Vân nghĩa là Mây. Có mây trên lụa, nhìn lụa nhƣ thể có mây. Đây là một kỹ thuật dệt tinh tế, trƣớc kia chỉ có làng lụa Vạn Phúc mới dệt đƣợc. Chính vì thế mà ca dao xƣa có câu„„ The La, lụa Vạn, vải Canh‟‟ Lụa Vạn chính là lụa Vân của làng Vạn Phúc.

Lụa: cũng đƣợc làm bằng tơ nõn, lụa bao gồm lụa trơn và lụa hoa nổi và chìm, hoa nổi trên mặt lụa thì bóng mềm, còn hoa chìm thì vào không thấy ngay đƣợc mà phải soi lên ánh sang mới thấy đƣợc. Loại hoa chìm rất hấp dẫn đối với ngƣời tiêu dùng.

Lĩnh, đoạn, vóc sa tanh: đây là loại mặt hàng dày, với số sợi dọc khoảng 8000 sợi, trong khi đó lụa chỉ chừng 3000 sợi dọc mỗi tấm. Khi dệt lĩnh, đoạn sa tanh thì mét răng có một hột cửi đi qua. Để mặt vải bong hơn thì ngƣời thợ làm sao để sợi dọc nổi lên nhiều hơn. Trong các mặt hàng ở Vạn Phúc, có lẽ lụa sa tanh là mặt hàng sang trong nhất, cao cấp nhất cũng là tơ lụa, nhƣng khi đã trở thành lụa sa tanh bỗng trở lên cao quý đặc biệt. Lụa sa tanh có chất óng ánh nhƣ thủy tinh. Hoa hƣơng dƣơng, hoa triện viền xung quanh mặt lụa, càng làm cho lụa sa tanh trở thành quý phẩm.

Ngƣời Vạn Phúc tự hào và nói không ngoa rằng, ai đƣợc mặc áo lụa sa tanh Vạn Phúc thì ngƣời già sẽ trẻ lại, ngƣời không đẹp sẽ đẹp thêm. Tuy nhiên, mặt hàng này các nhà sản xuất không sản xuất ra nhiều mà chỉ khi có đơn đặt hàng của khách hàng thì họ mới sản xuất.

The, Xa, Xuyến, Băng Quế: là những mặt hàng dệt thủng nhƣng chúng lại có những điểm khác nhau đó là bố cục sợi dọc, sợi ngang không giống

38

nhau, lỗ thủng giữa các loại khác nhau về độ dày, thƣa. The bóng sợi dọc từ 3000- 3500 sợi.

Lụa Vạn Phúc thƣờng đƣợc chia làm hai loại: loại cao cấp là sa tanh đƣợc làm từ 100% sợi tơ nguyên chất, có thể chập đôi hoặc chập ba rồi se lấy sợi để dệt. Hoặc loại đƣợc pha với 30%, 50%, 70% giữa tơ tự nhiên với sợi tổng hợp nhƣ cotton hay tơ nhân tạo (đƣợc làm từ sợi visco, polyester). Cách đơn giản để khách hàng có thể phân biệt đƣợc sản phẩm trƣớc tiên là cảm giác khi cầm hai tấm lụa. Lụa Hà Đông khi cầm trên tay sẽ có cảm giác nhẹ hơn vì chất liệu tơ tằm bao giờ cũng nhẹ hơn chất liệu khác. Tùy theo chất liệu lụa mà có giá khác nhau: Lụa Sa tanh 100% tơ tằm, đọ phân sợi dày 80 sợi/cm, dày và bóng có giá dao động 250.000 – 280.000 đồng/mét, loại mỏng hơn một chút nhƣng chất liệu vẫn là 100% tơ tằm thì có giá là 170.000 đến 200.000 đồng/mét. Loại lụa pha 50 – 70% sợi cotton, tổng hợp, độ phân lụa là 40 sợi/mét có giá từ 80.000 đến 100.000 đồng .

Ý thức đƣợc tác hại của hàng giả, hàng nhái đối với sản phẩm của làng nghề, nhiều năm qua Hiệp hội Làng nghề Vạn Phúc đã kêu gọi ngƣời dân bảo vệ thƣơng hiệu làng nghề bằng cách dệt nổi thƣơng hiệu của làng nghề “Ha Dong Silk” lên biên lụa. Hƣởng ứng lời kêu gọi của hiệp hội cũng đồng thời bảo vệ chính sản phẩm của mình, nhiều cơ sở sản xuất đã đƣa thƣơng hiệu của làng nghề vào sản phẩm và đã nhận đƣợc sự ủng hộ của các đại lý phân phối, bƣớc đầu tạo đƣợc niềm tin với ngƣời tiêu dùng. Để ủng hộ ngƣời dân Vạn Phúc trong nỗ lực bảo vệ thƣơng hiệu, Năm 2011 Trung tâm Khuyến công TP. Hà Nội cũng đã hỗ trợ cho làng nghề Vạn Phúc hơn 400 triệu đồng để đƣa thêm công nghệ dệt thƣơng hiệu vào hệ thống máy dệt của Vạn Phúc.

39

Ảnh :Thương hiệu in trên lụa Vạn phúc.

Làng lụa Vạn Phúc có rất nhiều sản phẩm độc đáo với mẫu mã phong phú, chất lƣợng tốt và giá cả phù hợp dựa theo từng mặt hàng, chất lƣợng mặt hàng. Đây thực sự là món quà quý khi khách đến Vạn Phúc mua để mua hàng sử dụng cho bản thân cũng nhƣ mua về làm quà tặng cho những ngƣời thân trong gia đình và cho bạn bè.

Khách đến đây không chỉ để mua hàng mà họ còn muốn chiêm ngƣỡng nét đẹp của từng mét lụa và thăm quan các công trình có giá trị văn hóa. Nhiều ngƣời đến đây mới biết thế nào là lụa. Phần đông Việt Kiều chỉ thích mua lụa dệt thủ công. Họ cho rằng khi mặc những chiếc áo bằng chất lụa tơ tằm đƣợc dệt tay cảm thấy tự tin hơn bởi sự mềm mại thanh nhã và sang trọng.

Để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch , ngày nay làng còn tạo ra nhiều mẫu mã hàng hóa hơn nữa nhƣ: cặp tóc, giầy dép, vòng tay… mà trƣớc kia làng không hề sản xuất đều làm bằng chất liệu lụa của làng Vạn Phúc. Đến

40

Vạn Phúc bạn có thể dễ dàng mua đƣợc cho bạn bè ngƣời thân những món quà làm kỉ niệm với giá cả phải chăng.

Hiện nay do nhu cầu du lịch ngày càng phát triển đòi hỏi một sự phục vụ lớn, với nhiều mặt hàng đƣợc sản xuất nhằm mục đích du lịch. Việc tạo ra nhiều mẫu mã sản phẩm, hàng lƣu niệm sẽ thu hút đƣợc khách du lịch hơn. Ngoài những tấm lụa óng ánh, những bộ quần áo ra thì mặt hàng mới cũng đang đƣợc phát triển làm nhƣ: Túi xách tay, ví thời trang cho phái đẹp, những đôi dép đi trong nhà…Mặt hàng khu lƣu niệm là một sản phẩm du lịch độc đáo, nó vừa mang tính chất sản phẩm hàng hóa vừa mang tính chất là sản phẩm du lịch. Việc phát triển các sản phẩm là hàng lƣu niệm càng lớn thì sự phát triển của làng nghề càng cao, mang lại giá trị to lớn cho nền kinh tế địa phƣơng cũng nhƣ của thành phố và cho quốc gia.

2.2.2.Quy mô làng lụa Vạn Phúc thời gian qua.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nƣớc, các làng nghề nói chung, làng nghề Vạn Phúc nói riêng đã phát triển với tốc độ nhanh chóng. Trƣớc đây, Vạn Phúc chỉ dệt bằng khung dệt thủ công và chƣa đầy 100 khung dệt.Thời kì cao điểm nhất của làng, lên tới hơn 1000 khung dệt và đƣợc cơ khí hóa 100%. Nhƣng do sự suy thoái của mấy năm gần đây, lƣợng máy dệt đang hoạt động chỉ còn hơn 600 chiếc. Công nghệ sản xuất cũng đƣợc cải thiện và nâng cấp để tăng năng suất cũng nhƣ chất lƣợng của sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị yếu khách hàng nên sản phẩm dệt ra phải qua tẩy nhuộm màu với nhiều loại hóa chất. Các cơ sở sản xuất trong làng nghề đã thu hút lao động giải quyết việc làm mang lại thu nhập ổn định và cao hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp cho các hộ gia đình trong làng nghề, đời sống văn hóa tinh thần xã hội cũng nhƣ dân trí ngày càng đƣợc nâng cao. Các khung cửi thủ công đã đƣợc thay thế bằng hệ thống khung dệt chạy bằng điện, với 600 khung dệt hoạt động liên tục khoảng 10h/ngày gây nên tiếng ồn lớn. Đặc biệt môi trƣờng làng nghề còn bị ô nhiễm bởi nƣớc tẩy nhuộm hàng nghìn mét vải lụa mỗi ngày đƣợc thoát ra từ các cơ sở chuội nhuộm nằm rải

41

rác trong các cụm dân cƣ mà không qua xử lý chảy thằng ra hệ thống cống rãnh trong các làng nghề. Thêm vào đó là vấn đề rác thải sinh hoạt (khoảng 4 tấn/ngày) và nƣớc thải, khí thải của các nhà máy dệt nhuộm, sản xuất nhựa...vùng lân cận càng làm cho môi trƣờng của Vạn Phúc bị ô nhiễm nặng nề hơn. Điều này đã đƣợc phản ánh qua phóng sự của đài truyền hình TW về ô nhiễm sông Nhuệ [10].

Bảng 2.3. Số lượng các hộ kinh doanh và sản xuất lụa tại làng nghề

Năm 2005 2010 2014

Hộ sản xuất 750 600 500

Hộ kinh doanh 150 120 110

( Nguồn: Hợp tác xã dệt lụa Vạn Phúc – Hà Đông)

Về hoạt động của các hộ kinh doanh cũng có nhiều nét đáng chú ý. Các cửa hàng kinh doanh dịch vụ phát triển nhanh chóng. Từ chỗ chỉ có 4 quầy năm 2002,sau đó đã phát triển dần tới 100 quầy rồi lên 150 quầy năm 2005. Tuy nhiên do thiếu vốn kinh doanh cộng với việc giá đầu vào tăng mạnh nên một số hộ đã không duy trì đƣợc cửa hàng kinh doanh của mình và chuyển sang làm nghề khác khiến hiện nay tổng số cửa hàng trên phố lụa giảm xuống chỉ còn 110 cửa hàng.

42

Biểu đồ2.1. Số lượng hộ sản xuất và kinh doanh lụa Vạn Phúc trên địa bàn làng Vạn Phúc- Hà Đông- Hà Nội

(Nguồn: Hợp tác xã dệt lụa Vạn Phúc)

Theo bảng số liệu trên, năm 2014 số hộ sản xuất, kinh doanh tại Vạn Phúc giảm khoảng 35% so với năm 2005. Nguyên nhân là giá đầu vào tăng khiến cho nhiều hộ sản xuất không thể trụ đƣợc vì không có vốn mua đầu vào để sản xuất. Do đặc thù của sản phẩm không có hàng hóa thay thế hàng hóa đầu vào, tơ là nguyên liệu chủ yếu nên hoạt động sản xuất cũng nhƣ kinh doanh phụ thuộc chặt chẽ vào sự ổn định giá cả đầu vào nguyên liệu tơ. Mặt khác trong quá trình sản xuất vốn quay vòng chậm trong khi giá tơ lại tăng nhanh, hộ sản xuất không thể đáp ứng đƣợc nguyên liệu để sản xuất. Vì vậy nhiều hộ sản xuất phải dừng hoạt động sản xuất để sản xuất hoặc kinh doanh mặt hàng khác. Giá đầu vào tăng bắt buộc hộ kinh doanh phải tăng giá thành sản phẩm để thu lợi nhuận, nhƣng giá sản phẩm tăng cao thì ngƣời tiêu dùng ít tiêu dùng mặt hàng lụa Vạn Phúc hơn, không bán đƣợc hàng hóa dẫn đến một số hộ kinh doanh rút khỏi thị trƣờng kinh doanh lụa Vạn Phúc. Bên cạnh

43

đó, dịch vụ kinh doanh sản phẩm trên phố lụa với danh nghĩa kinh doanh sản phẩm làng nghề nhƣng chƣa đƣợc thống nhất. Vẫn còn hiện tƣợng kinh doanh thiếu lành mạnh, sản phẩm làng nghề chƣa đƣợc kiểm tra chất lƣợng trƣớc khi đƣa ra kinh doanh, ảnh hƣởng đến uy tín làng nghề và lòng tin của khách hàng.

Thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu vẫn là thị trƣờng nội địa với 70% thị phần còn lại 30% là xuất khẩu với phƣơng thức chủ yếu là xuất khẩu tại chỗ. Có một số ít xuất sang Anh, Thụy Sỹ, Canada, Italia, Đức.... dƣới dạng hàng chào thăm dò thị trƣờng. Riêng thị trƣờng Tp Hồ Chí Minh đã bị hàng Nha Xá sản xuất cùng loại dành mất một số thị phần.

Những năm gần đây giá đầu vào (tơ tằm) tăng một cách chóng mặt, Giá đầu vào tăng kéo theo giá bán bình quân mỗi mét lụa tăng theo. Giá đầu vào tăng một số hộ không có đủ vốn để mở rộng sản xuất làm sản lƣợng có xu hƣớng giảm, số hộ sản xuất cũng giảm theo.

Biểu đồ 2.2. Giá bán bình quân mỗi mét sản phẩm.

44

Theo báo cáo tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và tổng kết nhiệm kì 5 năm hoạt động của Hiệp hội làng nghề dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc giai đoạn 2005-2010, tổng sản lƣợng và doanh thu từ lụa đƣợc thể hiện trong các biểu dƣới đây:

Biểu đồ 2.3. Sản lượng lụa làng nghề Vạn Phúc-Hà Đông qua các năm. (Nguồn: Hợp tác xã dệt lụa Vạn Phúc) (Nguồn: Hợp tác xã dệt lụa Vạn Phúc)

45

Biểu đồ 2.4. Giá đầu vào và doanh thu từ lụa Vạn Phúc qua các năm

Nguồn: Hợp tác xã dệt lụa Vạn Phúc

(Nguồn: Hợp tác xã dệt lụa Vạn Phúc)

2.2.3. Công nghệ và cải tiến công nghệ ở làng nghề lụa Vạn Phúc.

Khảo sát thực tế tại các cơ sở sản xuất và tiến hành phỏng vấn 15 hộ dân cƣ không làm nghề hoặc làm ở mức độ rất nhỏ của làng nghề Dệt nhuộm Vạn Phúc cho thấy toàn bộ các xƣởng dệt nhuộm xen kẽ trong khu dân cƣ có quy mô vừa và nhỏ (trung bình khoảng 5 đến 6 máy dệt/ hộ gia đình), hoạt động mang tính chất kinh tế hộ gia đình liên tục suốt ngày đêm ( 10 giờ/ ngày) nên ảnh hƣởng của các yếu tố sản xuất về tiếng ồn trực tiếp đối với ngƣời lao động cũng nhƣ các thành viên hộ gia đình và dân cƣ xung quanh. Ngoài ra, trên địa bàn Phƣờng Vạn Phúc còn có 3 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm dệt nhuộm gồm nhà máy dệt Hà Đông, Công ty cổ phần len Hà Đông và Tổ hợp tác Tuấn Hải.[11]

46

Theo khảo sát không gian sản xuất của các hộ gia đình trong làng nghề là nhỏ so với yêu cầu sản xuất và sinh hoạt. Hầu hết các hộ gia đình đều tận dụng đất thổ cƣ của mình để xây dựng nhà xƣởng. Nhà xƣởng đƣợc xây dựng tạm bợ, không có khu xử lý nƣớc thải sản xuất riêng. Toàn bộ nƣớc thải sản xuất đƣợc đổ trực tiếp ra cùng nƣớc thải sinh hoạt.

Đầu tƣ vốn cố định ban đầu cho nhà xƣởng, máy móc và thiết bị trung bình khoảng 80 – 100 triệu đồng/hộ gia đình. Giá thành máy dệt cũng có sự giao động khá lớn từ 7 – 20 triệu đồng. Sản lƣợng các máy dệt cũng khác nhau. Máy dệt Việt Nam cho sản lƣợng khoảng 30m lụa/ tháng. Máy Hàn Quốc cho sản lƣợng 40m lụa/tháng. Khi đầu tƣ vào các máy dệt ngƣời dân chỉ căn cứ vào độ bền và sản lƣợng, chất lƣợng vải chứ không chú ý đến lƣợng thải mà các máy dệt thải ra. Hiện nay, khâu nhuộm vải vẫn còn thủ công hoàn toàn khi phải dùng bếp lò than công suất rất nhỏ[11].

Đối với các nhà máy thì công nghệ sử dụng hiện đại hơn và trong quá trình đầu tƣ xây dựng cũng đã chú ý đến công tác vệ sinh môi trƣờng nhƣ bƣớc đầu đã có một số biện pháp làm giảm mức độ ô nhiễm của nƣớc thải đầu nguồn trƣớc khi thải ra hệ thống thoát nƣớc chung của thành phố, kết hợp lựa chọn sử dụng các loại hóa chất thuốc nhuộm không nguy hại đến môi trƣờng, nâng cao chất lƣợng dầu đốt… Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn còn sơ sài, mức độ ô nhiễm của nƣớc thải vẫn còn cao.

Làng nghề hiện nay chƣa áp dụng các khoa học kỹ thuật hiện đại vào trong sản xuất lụa, vẫn còn dệt theo công nghệ cũ, máy móc chƣa đƣợc cải tiến. Vì vậy làng nghề còn lạc hậu trong công nghệ sản xuất. Khoa học kỹ thuật do không đƣợc đầu tƣ máy móc hiện đại, không tiếp thu đƣợc các công nghệ tiên tiến nên làng nghề vẫn sử dụng các loại máy dệt thƣờng mà không mua thiết bị hiện đại hơn.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững làng nghề lụa vạn phúc – hà đông (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)