Cảnh quan và các công trình, di tích văn hóa làng nghề Vạn

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững làng nghề lụa vạn phúc – hà đông (Trang 33 - 41)

5. Kết cấu của khóa luận

2.1.1.3. Cảnh quan và các công trình, di tích văn hóa làng nghề Vạn

27

Cho tới nay làng nghề Vạn Phúc là một trong số rất ít làng còn giữ đƣợc một số không gian truyền thống. Với hình ảnh thân quen, cây đa, đƣờng gạch quanh co, mái đình rêu phong cổ kính, cảnh quan làng nghề Vạn Phúc tạo cho du khách đƣợc sống lại trong không gian điển hình của một làng quê Bắc Bộ truyền thống xƣa kia. Một số công trình kiến trúc văn hoá và tôn giáo vẫn còn đƣợc gìn giữ: cổng. đình chùa, miếu thờ, giếng nƣớc, chợ làng… Cảnh quan làng nghề là một di sản văn hoá quý báu của làng Vạn Phúc[8].

* Cổng làng:

Chiếc Cổng làng Vạn Phúc xƣa kia với câu đối đáp nổi, nhiều mảng đã bị rêu phong che phủ chỉ còn đọc đƣợc mấy chữ “khuyển phệ kê minh, cơ thanh viễn cận”, nghĩa là “từ lúc chó sủa, gà gáy đã nghe tiếng máy lúc xa lúc gần”.

Cho tới ngày nay thì du khách đến tham quan làng lụa Vạn Phúc, du khách sẽ nhìn thấy chiếc cổng làng mới đƣợc xây dựng lại để kỉ niệm trong dịp lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, cổng làng là một cái mốc quy ƣớc không gian. Do đó có thể coi cổng làng là biểu tƣợng của làng. Cổng làng Vạn Phúc đƣợc xây dựng theo phong cách kiến trúc điển hình của cổng làng quê Việt Nam, qua nhiều lần cổng làng vẫn giữ đƣợc hình dáng ban đầu.

28

Ảnh: Cổng vào làng Vạn Phúc- Hà Đông

* Đình làng:

Đình Làng Vạn phúc( nay là phƣờng Vạn Phúc - Quận Hà Đông) là ngôi đình nhỏ nằm trong lòng làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông.

Đình làng Vạn Phúc "nhân chứng” của làng nghề dệt lụa Hà Đông mấy trăm năm qua vẫn nghiêm trang soi mình vào giếng ngọc. Đình làng nơi đây thờ bà Ả Lã Đê Nƣơng vừa là Thành hoàng làng vừa là tổ sƣ nghề dệt. Làng đã lấy ngày 10 tháng Tám âm lịch là ngày sinh của Bà và 25 tháng Chạp âm lịch là ngày mất của bà. Hàng năm tại đình làng Vạn Phúc đều làm giỗ Tổ.

Đình làng Vạn Phúc đặc biệt không giống bất kì một đình làng nào trong các vùng đồng bằng Bắc bộ. Khi nhớ tới đình làng ta sẽ nhớ tới ngay các cột gỗ( vòng tay ôm không xuể ). Đình làng thƣờng cấu trúc theo hình chữ nhật, mặt đình chạy dài từ 7 đến 15 gian, nhìn ra sân có cổng rộng với mái lợp ngói thấp, hơi cong xuống ở giữa. Nhƣng ở đây ta lại thấy đình Vạn Phúc mang dáng dấp ngôi chùa. Bố cục ngôi đình theo chiều sâu, đi từ ngoài

29

cổng vào ta thấy án ngữ một hồ nƣớc rộng chia đôi lối vào đình thành hai cánh cung( những ngày đẹp trời, hồ nƣớc trở thành một tấm gƣơng phản chiếu cảnh ngôi đình, tạo nên một góc nhìn rất hấp dẫn) [9].

Ảnh: Đình làng Vạn Phúc – Hà Đông

Kiến trúc ngôi đình rất đẹp, bề thế mà thanh nhã. Hậu cung và trung đình xây dựng theo thể khối vững chắc. Hậu cung dành làm nơi thờ Thành hoàng làng, trung đình là không gian chuyển tiếp giữa cung và phƣơng đình. Trung đình có mái tựa trên vì kèo mai rùa( phong cách kiến trúc triều Nguyễn ), rất đặc biệt, chạm trổ tinh vi.

Đình làng Vạn Phúc với những nét độc đáo, đặc sắc, mang nhiều nét riêng, đang ngày càng thu hút khách du lịch. Cho tới bây giờ, tiếng tăm của lụa Vạn Phúc đã vƣợt qua biên giới. Không những làng lụa thu hút nhiều du khách tới mua sản phẩm lụa mà du khách còn biết tới ngôi đình làng và những cảnh vật trong đây.

30

Trƣớc con mắt của ngƣời dân địa phƣơng và du khách thập phƣơng, ngôi đình lúc nào cũng tôn nghiêm. Mảng rêu phong cổ kính, trụ thể vững chắc, biểu tƣợng văn minh ngàn năm của làng, nơi hƣơng khói tƣởng nhớ ngƣời hiếu nghĩa, đã có công dạy đức, dạy nghề, lập nên nơi quần tụ ấm áp cho cả làng và cũng là nơi tinh hoa duy trì “ mỹ tục khả phong” của ngƣời dân Vạn Phúc.

*Chùa Vạn Phúc:

Ngoài cổng và đình làng thì làng lụa Vạn Phúc còn có ngôi chùa mang giá trị văn hóa của ngƣời dân địa phƣơng.

Cạnh chùa có hai giếng nƣớc trong và trƣớc chùa có một hồ nƣớc. Làng lụa nhờ có những sản phẩm du lịch văn hóa này kết hợp với sản phẩm độc đáo của làng nhằm tạo ra sự hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến thăm.

*Đền Phường Cửi:

Khi bà Ả Lã về ở làng Vạn Phúc thì bà có mời thêm một cụ già giỏi nghề dệt gấm, vóc, lụa cùng dạy nghề cho ngƣời dân làng. Bà Ả Lã chết, dân làng nhớ ơn công lao to lớn của Bà và thờ bà Ả Lã làm Thành hoàng làng. Sau khi bà Ả Lã chết, bà cụ thợ già đã không ở lại làng nữa mà đã về quê mình sinh sống. Ngƣời dân làng Vạn Phúc đã nhớ ơn công lao của bà nên đã lập đền thờ ở cạnh chùa để ngƣời dân không ai quên[8].

*Di tích lịch sử cách mạng:

Nhân dân Vạn Phúc có truyền thống yêu nƣớc và sớm tham gia vào phong trào cách mạng. Ở đây có rất nhiều di tích cách mạng, Vạn Phúc vinh dự đã từng nuôi dấu, bảo vệ các đồng chí: Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Lƣơng Bằng, Trƣờng Chinh và nhiều thế hệ cán bộ ƣu tú của Đảng, là " An toàn khu" của Xứ uỷ Bắc Kỳ và tỉnh uỷ Hà Đông (ngay từ thời kỳ mặt trận dân chủ 1936 - 1939). Đặc biệt căng nhà gác 2 tầng của ông Nguyễn Văn Dƣơng nơi Bác Hồ đã ở và làm việc 16 ngày, viết ra " lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" đã đƣợc phát đi ngày 19/12/1946. Ngôi nhà gồm có ba gian, hai

31

tầng đƣợc xây dựng năm 1931, 1932 đƣợc giữ nguyên dạng làm khu vực chính nhà lƣu niệm Bác Hồ. Trong ngôi nhà chính hai tầng là nơi trƣng bày một số hình ảnh hiện vật của Bác trong thời gian Ngƣời ở và làm việc tại làng Vạn Phúc.

Ảnh : Nhà ông Nguyễn Văn Dương tại làng Vạn Phúc, nay là nhà lưu niệm Bác Hồ.

32

Ảnh:Chiếc giường và bàn viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh những ngày Người sống ở Vạn Phúc.

*Lễ hội làng Vạn Phúc:

Lễ hội khi diễn ra tất cả mọi ngƣời đều đƣợc tham gia, từ nông dân, thợ thủ công, ngƣời dân buôn bán đến học sinh, sinh viên…. Lễ hội không chỉ ngƣời dân Vạn Phúc tham gia mà lễ hội còn dành cho tất cả những ai quan tâm đến lễ hội của làng.

Lễ hội diễn ra từ ngày 13 tháng Giêng đến ngày 16 tháng Giêng. Tuy lễ hội diễn ra vào ngày 13, nhƣng khoảng mùng 10, họ đã chuẩn bị cho các công việc để phục vụ cho ngày lễ nhƣ chuẩn bị phơi cờ, rửa kiệu, sắm sửa quần áo…thanh niên, trẻ em thì mặc những bộ quần áo mới, chị em phụ nữ thì mặc áo dài thƣớt tha và ngƣời già thì quần thùng áo the, đội khăn gấm. Ngƣời dân làng Vạn Phúc kể rằng, khi ra cúng ở đình thì họ thƣờng mang theo hoa quả, xôi, bánh. Các lễ vật này có thể là của một nhà, vài nhà, một xóm hoặc nhiều

33

xóm cùng nhau sắm lễ để cúng thành hoàng làng cầu mong cuộc sống ấm no, kinh doanh thuận lợi, phát triển, đón những điều an lành trong năm.

Trƣớc khi diễn ra lễ hội, làng cử một ngƣời có uy tín trong làng đứng ra làm làm chủ tế, xin bắt nhang về để mở hội. Ngày 11 tháng Giêng, ngƣời ta rƣớc những đồ dùng của Thánh hoàng làng Ả Lã Đê Nƣơng gồm: thúng, thƣớc, vạch, cái kéo từ đình xuống miếu để đón bà lên đình vui hội với dân làng. Đến khi hội làng rã đám thì ngƣời ta lại rƣớc bà về miếu. Việc tế lễ do 14 giáp trong làng đẩm nhiệm, hàng năm họ thay nhau tổ chức.

Nhân nhịp có lễ hội này mà nhân dân đã tổ chức luôn lễ mừng thọ cho các cụ 60 tuổi. Mỗi cụ sẽ sắm cho mình một con lợn và một yến gạo mang ra đình lễ, tổ chức ăn mừng. Các cụ đƣợc dân làng tặng cho bộ quần áo đƣợc làng quy định mặc trong lễ ngày hội. Những cụ trên 60 tuổi đƣợc tặng áo xanh, mò xanh; trên 70 tuổi đƣợc tặng áo đỏ, mũ đỏ. Các cụ 70 tuổi trở lên đƣợc Ban mặt trận tặng mỗi cụ 2m lụa. Các cụ lão trên 80 tuổi, Hội Bảo Thọ tặng 3m lụa và một bức tranh mang dòng chữ “ Hội ngƣời cao tuổi xã Vạn Phúc tặng”. Đây chính là sự quan tâm của chính quyền Vạn Phúc với các cụ cao tuổi, đồng thời nó cũng thể hiện đạo lí truyền thống của dân tộc. Lễ hội là nơi sinh hoạt văn hóa, tổ chức các lễ mừng thọ cho các cụ trong làng. Ngoài ra lễ hội vừa mang tính chất vui chơi giải trí, vừa củng cố thêm tình đoàn kết giữa các gia đình, dòng họ trong làng [8].

Vạn Phúc - Làng có nghề dệt lụa nổi tiếng nên phần chính của lễ hội là lễ rƣớc Thành hoàng làng có công xây dựng làng ấp, đem tri thức của mình truyền nghề cho dân làng tạo cho dân làng có nghề nghiệp để kiếm sống và phát triển cho tới ngày nay. Đây cũng là dịp nhân dân chắc chắn rằng những ai đã đến lễ hội sẽ không quên đƣợc những hình ảnh, âm thanh ồn ào, náo nhiệt tại làng nghề Vạn phúc.

34

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững làng nghề lụa vạn phúc – hà đông (Trang 33 - 41)