Tổng quan quá trình phát triển làng nghề lụa Vạn Phúc, Hà Đông

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững làng nghề lụa vạn phúc – hà đông (Trang 41 - 43)

5. Kết cấu của khóa luận

2.1.2. Tổng quan quá trình phát triển làng nghề lụa Vạn Phúc, Hà Đông

Đông.

Làng Vạn Phúc xƣa có tên gọi là Vạn Bảo, vốn là trang Vạn Bảo, xã Thƣợng Thanh Oai, tổng Thƣợng Thanh Oai, trấn Sơn Nam. Hiện trên tấm bia đá ở văn chỉ của làng xây dụng vào đời Tây Sơn cũng thấy ghi thôn Vạn Bảo thuộc xã Thƣợng Thanh Oai. Sang triều nhà Nguyễn, do triều đình phân định lại địa giới hành chính, xã Thƣợng Thanh Oai có bốn thôn là: Cầu Đơ, Kiều Trì, Văn Quán và Vạn Bảo, riêng làng Vạn Bảo nằm biệt lập bên kia sông Cầu Am nên đổi lệ thuộc vào tổng Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây.

Cuối thế kỷ 19, do kiêng húy tên vua Thành Thái (1889 – 1906) là Bảo Lân nên mới đổi thành Vạn Phúc.

Theo lịch sử , làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đƣợc phát triển từ rất sớm vào giữa hai thế kỉ 7-8,trong thời kì nƣớc ta bị nhà Đƣờng đô hộ. Theo thần tích từ thời nhà Lê, Phƣờng cửi Vạn Phúc thờ bà tổ nghề tên là Lã Thị Nga (hiệu ả Lã) đựơc phong là Dƣờng cảnh thành hoàng. Bà là ngƣời địa phƣơng thuộc tỉnh Tuyên Quang.Vào năm 865, bà cùng chồng là tiết độ sứ đi kinh lí ,thấy địa danh Vạn Bảo là đất lành bà xin ở lại lập ấp và hƣớng dẫn ngƣời dân cấy cày, xe tơ dệt lụa. Làng Vạn Phúc từ đó trải qua thăng trầm lịch sử, làng vẫn tồn tại và phát triển đến ngày nay.Đối với ngƣới dân Vạn Phúc, nghề dệt và những sản phẩm làm từ Lụa là một niềm tự hào của ngƣời dân trong vùng, nó là kết tinh của nền văn hoá, là xƣơng máu, là tâm hồn, là lối sống và truyền thống của ngƣời dân[8].

Nghề dệt lụa của Vạn Phúc lúc đầu chỉ bằng những công cụ thô sơ, sản xuất mang tính tự cấp, tự túc. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, dần dần sản phẩm dệt đã trở thành hàng hoá gắn liền với đời sống kinh tế của ngƣời dân Vạn Phúc. Từ đó đã kích thích việc cải tiến công nghệ và máy móc thiết bị. Các sản phẩm lụa tơ tằm ngày một nâng cao. Sang đầu thế kỷ XX, do chịu ảnh hƣởng của hai nền kỹ thuật dệt: Trung Quốc và Pháp, tác động mạnh

35

mẽ tới quá trình cải tiến công nghệ và thiết bị của làng nghề, các sản phẩm mới đƣợc ra đời nhƣ: Lụa vân, Lụa the, Lụa xa, Lụa quế, Gấm,v.v…. Các mặt hàng lụa tơ tằm đƣợc bán rộng rãi trên thị trƣờng trong nƣớc và đƣợc xuất sang Pháp. Năm 1939 - 1940 tham dự hội chợ Marseille (Pháp), ngƣời dệt ra hàng lụa thủ công xuất xắc đã đƣợc tặng thƣởng hàm bá hộ cửu phẩm[8].

Trải qua trên 1000 năm, với những sản phẩm tơ lụa không chỉ nổi tiếng trong nƣớc mà còn đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới biết đến. Từ những khung cửi dệt thủ công ngày xƣa nay đã cơ khí hóa bằng các hệ thống máy dệt, các sản phẩm ngày càng đa dạng, chất lƣợng ngày càng nâng cao đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng.

Năm 2007, làng nghề lụa vạn Phúc đƣợc tôn vinh là một trong những làng nghề tiêu biểu của Việt Nam. Năm đó, làng nghề đã đón đƣợc khoảng 85.000 du khách đến tham quan và mua sắm, sản xuất đƣợc hơn 2,5 triệu mét lụa tơ tằm các loại với tổng doanh thu 39 tỉ đồng. Tổng giá trị sản phẩm mà các hộ làm nghề dệt thu về mỗi năm chiếm 63% cơ cấu kinh tế trong làng, thu nhập bình quân đạt 1,4 triệu đồng/ngƣời/tháng.

Năm 2008, với sự khó khăn chung của nền kinh tế cả nƣớc do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, làng nghề Vạn Phúc cũng gặp không ít khó khăn. Số lƣợng khách tham quan giảm sút, chỉ còn có 63.800 khách, thị trƣờng tiêu thụ giảm sút, do đó sản lƣợng lụa thành phẩm của làng nghề cũng giảm theo, đạt 2,1 triệu mét lụa, doanh thu đạt 37 tỉ đồng.

Năm 2009 và năm 2010, với sự hồi phục của nền kinh tế sau những giải pháp kích cầu của Chính Phủ, hoạt động sản xuất của làng Vạn Phúc đã bắt đầu phát triển hơn. Lƣợng khách tham quan vì thế cũng đƣợc tăng lên đáng kể, đạt 98.000 khách. Du khách đã quay lại nhiều hơn với sản phẩm lụa Vạn Phúc. Vì thế sản phẩm của làng nghề năm 2009 đạt 2,7 triệu mét lụa các loại, đẩy thu nhập trung bình của làng nghề lên 2 triệu đồng/ngƣời/tháng.

Năm 2011, Vạn Phúc đã phát triển du lịch làng nghề bằng cách thực hiện ba công trình lớn gồm ba khu sản xuất rộng 13 ha, trung tâm giới thiệu

36

sản phẩm và nhà truyền thống gắn liền với đền thờ tổ nghề dệt lụa. Tuy nhiên năm 2011, nền kinh tế của nƣớc ta lại suy thoái, lạm phát cao, thị trƣờng nhiều biến động vì vậy lƣợng khách du lịch nội địa không đƣợc cao( vì khách du lịch tới làng nghề có tới 70% là khách nội địa, 30% là khách quốc tế). Hàng năm làng nghề đón hàng nghìn lƣợt khách tới tham quan mua sắm. Tuy nhiên lƣợt khách du lịch quốc tế đến làng nghề cũng tƣơng đối ổn định không bị biến động nhiều( khách du lịch quốc tế đến nƣớc ta đạt 6 triệu lƣợt khách, du lịch nội địa đạt 30 triệu lƣợt khách theo thống kê Tổng Cục du lịch Việt Nam ). Vì thế sản phẩm của làng nghề đạt hơn 2 triệu mét lụa các loại, đẩy thu nhập trung bình của làng nghề lên hơn 2,5 triệu đồng/ngƣời/tháng.

Hiện nay, vẫn tiếp đà suy thoái nhƣng HTX lụa vẫn duy trì phát triển 110 gian hàng giới thiệu sản phẩm lụa, mở rộng thêm nhiều mô hình nhƣ may mặc cơ khí… tạo ra doanh thu 5 tháng đầu năm ƣớc đạt 25 tỷ đồng. Những kết quả đó phần nào khẳng định vai trò mà nghề lụa mang lại cho Vạn Phúc.

2.2. Thực trạng phát triển làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững làng nghề lụa vạn phúc – hà đông (Trang 41 - 43)