6. Cấu trúc đề tài
2.2.4. Đánh giá chung theo mô hình SWOT
Thuận lợi Khó khăn
-Vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu, thông thương hàng hóa, tiếp cận khoa học kỹ thuật
-Điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất, nước) khá thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng, vật nuôi. -Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là tài nguyên rừng.
-Diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn. -Là vùng ít chịu thiên tai, bão lũ.
-Dân số đông, tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nguồn lao động dồi dào, trẻ, khỏe lại tập trung chủ yếu ở nông thôn, tận dụng được nhiều lao động thời vụ. Nên giá thuê lao động rẻ. Thích hợp để phát triển nông nghiệp.
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, góp phần tăng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
-Có nền nông nghiệp phát triển lâu đời
-Địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh giữa đồng bằng và đồi núi. Gây khó khăn cho việc hình thành các hình thức tổ chức sản xuất với quy mô lớn như trang trại, vùng chuyên canh.
- Trình độ lao động còn thấp, tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ cao. Nền nông nghiệp vẫn còn lạc hậu. Vì vậy, khó khăn cho việc áp dụng KHCN dẫn tới chất lượng sản phẩm không cao, khả năng cạnh tranh thấp.
-Chưa phát triển cơ sở chế biến tại chỗ, nên hiệu quả kinh tế đem lại không cao. -Chuyển dịch cơ cấu tuy mạnh mẽ, nhưng chưa vững chắc, chưa hình thành ngành kinh tế mũi nhọn để làm động lực cho các ngành khác phát triển.
Cơ hội Thách thức
-Vị trí địa lý tạo điều kiện cho Bắc Giang trở thành vùng nguyên liệu trọng điểm.
-Có nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ của Chính phủ cũng như của tỉnh cho sự phát triển nông nghiệp.
-Hội nhập kinh tế tạo ra cơ hội tiếp cận về thị trường cho các sản phẩm đặc
-Qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến cho đất dành cho nông nghiệp bị thu hẹp, vốn đầu tư cho nông nghiệp bị hạn chế. Vì thế, khó có khả năng hình thành các hình thức tổ chức với quy mô lớn.
- Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có tính cạnh tranh cao, hiệu quả và bền vững, đòi hỏi sự đầu tư về
49
trưng.
- Hội nhập kinh tế nâng cao khả năng tiếp thu khoa học công nghệ mới.
-Các chính sách hỗ trợ vay vốn từ các ngân hàng thương mại ngày càng được mở rộng.
khoa học kỹ thuật, giống cây trồng, vật nuôi.
-Sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra những hiện tượng khí hậu cực đoan.
Thuận lơi- cơ hội
Vị trí địa lý: cần tiếp thu khoa học công nghệ từ bên ngoài để ứng dụng vào hoạt động sản xuất đem lại chất lượng nông sản tốt và tích cực giao lưu buôn bán các hàng hóa nông sản để thị trường bên ngoài biết đến thương hiệu của sản phẩm. Như vậy sẽ lấy được hình ảnh nông sản của tỉnh và tạo thành vùng nguyên liệu trọng điểm phía Bắc.
Vận dụng tốt lợi thế về tự nhiên( khí hậu, đất, nước…) để tạo ra những sản phẩm đặc trưng, đồng thời tận dụng tốt cơ hội hội nhập kinh tế để đưa sản phẩm ra thị trường bên ngoài.
Kết hợp các lợi thế sẵn có của tỉnh về điều kiện tự nhiên (diện tích đất nông nghiệp lớn), tài nguyên thiên nhiên phong phú, lao động dồi dào, trẻ khỏe. Cùng với các chính sách hỗ trợ vốn, chính sách phát triển nông nghiệp của Chính phủ, tiếp thu khoa học công nghệ từ quá trình hội nhập kinh tế. Để hình thành các hình thức tổ chức nông nghiệp quy mô lớn mới tạo ra năng suất cao, hiệu quả kinh tế.
Cơ hội- khó khăn:
Nâng cao trình độ, chất lượng lao động để tăng khả năng vận dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất tạo ra chất lượng sản phẩm tốt. Cùng với cơ hội hội nhập kinh tế sẽ đưa sản phẩm ra bên ngoài thị trường và đứng vững trên thị trường đó.
Tận dụng các chính sách hỗ trợ đầu tư, vay vốn của Chính phủ để tập trung xây dựng các cơ sở chế biến nông sản tại chỗ. Như vậy, hiệu quả kinh tế sẽ thực sự được nâng cao.
Thuận lợi- thách thức
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao góp phần tăng nguồn vốn đầu tư về khoa học kỹ thuật, giống cây trồng vật nuôi. Như vậy sẽ giải quyết được thách thức xây dựng nền kinh tế hàng hóa có tính cạnh tranh cao,hiệu quả và bền vững.
Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là diện tích rừng rộng lớn sẽ làm hạn chế những hiện tượng cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra như bão, lụt, sạt lở…
50
Khó khăn- thách thức
Dù trong ngành nghề nào thì lao động vẫn giữ vị trị quan trong, do đó cần phải nâng cao chất lượng lao động thì khả năng vận dụng tiếp thu khoa học công nghệ dễ dàng hơn và sử dụng phương thức canh tác hợp lý thì dù diện tích đất bị thu hẹp thì năng suất và hiệu quả kinh tế cũng sẽ không giảm mà có khi còn tăng
Thuận lợi- khó khăn
Tận dụng các lợi thế tự nhiên để hình thành các sản phẩm đặc trưng, khắc phục điều kiện địa hình hiểm trở để hình thành các vùng chuyên canh trồng các sản phẩm đặc trưng.
Cần đào tạo lực lượng lao động để nâng cao chất lượng lao động, cùng với lợi thế số lượng lao động đông sẽ là nhân tố quan trọng để phát triển các hình thức tổ chức nông nghiệp thúc đẩy nền nông nghiệp hiện đại phát triển.
Cơ hội- thách thức
Tận dụng cơ hội hội nhập kinh tế, tiếp khoa học công nghệ hình thành các sản phẩm đặc trưng, phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ trang trại, doanh nghiệp, vùng chuyên canh để khắc phục được sự thu hẹp đất đai, lao động do quá trình công nghiệp hóa đất nước. Tạo ra năng suất lao động, hiệu quả kinh tế cao.
Tận dụng vốn vay ưu đãi có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi sự đầu tư về khoa học, kĩ thuật, giống cây trồng vật nuôi nâng nhằm xây dựng nền sản xuất hàng hóa có tính cạnh tranh cao.