Trang trại

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 62 - 71)

6. Cấu trúc đề tài

2.3.2. Trang trại

1/ Quy mô

Năm 2009, Bắc Giang là tỉnh đứng đầu vùng TDMNPB về số lượng trang trại, chiếm 44,2% số trang trại của vùng và chiếm 1,5% so với cả nước. Số trang trại của tỉnh liên tục tăng lên trong những năm qua.

55

Biểu đồ 16: Số lƣợng trang trại tỉnh Băc Giang giai đoạn 2006 – 2009

Đơn vị: trang trại

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2011)

Nhìn vào biểu đồ ta có thấy, số lượng trang trại tăng đều qua các năm từ 2006-2010, số trang trại năm 2010 đã tăng 1042 trang trại, với tốc độ tăng gấp 1,7 lần so với năm 2006. Tuy nhiên, đến năm 2011 số lượng trang trại lại giảm mạnh. Nguyên nhân do theo Thông tư số 27/2011/TT-Bộ NN&PTNT ngày 13/4/2011 quy định tiêu chí mới về trang trại nên năm 2011 số lượng trang trại giảm 1934 trang trại (giảm 15,4 lần). Đến năm 2012, số lượng trang trại lại tăng lên, như vậy ta có thể kết luận được KTTT có sự phát triển qua từng năm.

Biểu đồ 17: Số lƣợng trang trại phân theo địa phƣơng năm 2012

Đơn vị: trang trại

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2011)

0 500 1000 1500 2000 2500 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1327 1406 1785 2068 2369 137 256 1.56% 13.28% 7.42% 0 19.14% 12.5% 28.91% 1.95% 8.59% 6.64% TP. Bắc Giang Huyện Lục Ngạn Huyện Lục Nam Huyện Sơn Động Huyện Yên Thế Huyện Hiệp Hoà Huyện Lạng Giang Huyên Tân Yên Huyện Việt Yên

56

Số lượng trang trại tập trung chủ yếu ở các huyện Lục Ngạn, Yên Thế, Hiệp Hòa, Lạng Giang và Việt Yên. Năm huyện này chiếm 82,42% số trang trại toàn tỉnh. Số lượng trang trại ở các huyện phản ánh hiện trạng và thế mạnh trong việc phát triển nông nghiệp nói chung và sự phát triển của mô hình kinh tế trang trại nói riêng ở các địa phương trong tỉnh.

Tuy có sự chênh lệch về số lượng trang trại giữa các huyện nhưng xu hướng chung là số trang trại ở các tỉnh đều tăng lên. Điều này chứng tỏ mô hình KTTT ngày càng phát huy được hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang.

Bảng 11: Số lƣợng trang trại phân theo các huyện của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2012 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số 1.327 1.406 1.785 2.068 2369 137 256 TP.Bắc Giang 36 38 50 59 75 1 4 Huyện Lục Ngạn 657 696 652 915 1047 26 34 Huyện Lục Nam 76 80 83 100 126 14 19 Huyện Sơn Động 21 23 25 24 26 0 0 Huyện Yên Thế 143 151 166 237 241 14 49

Huyện Hiệp Hòa 158 167 402 390 511 34 32

Huyện Lạng Giang 21 23 50 56 48 18 74

Huyện Tân Yên 64 68 73 113 106 7 5

Huyện Việt Yên 29 31 154 96 92 4 22

Huyện Yên Dũng 122 129 130 132 97 19 17

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2012)

Cũng theo xu thế chung, nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy ở các địa phương số lượng trang trại đều tăng qua các năm từ 2006-2010. Đến 2011, số lượng trang trại giảm mạnh do sự thay đổi của tiêu chí đánh giá. Đến năm 2012, số trang trại lại tiếp tục tăng. Điều này, chứng tỏ hình thức này đã và đang phát triển về số lượng cũng như chất lượng.

Trong số 137 trang trại năm 2011, có 123 trang trại nông nghiệp (chiếm 89,78% ), có 3 trang trại lâm nghiệp(chiếm 2,1%), có 11 trang trại thủy sản (chiếm 8,12%). Số lượng trang trại có sự chênh lệch rõ rệt giữa các ngành, trang trại nông nghiệp vẫn chiếm đa số do điều kiện tự nhiên của tỉnh phù hợp để hình thành các trang trại nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi). Trong đó số lượng trang trại trồng trọt nhiều hơn trang trại chăn nuôi. Trong những năm qua, loại hình KTTT luôn có số

57

lượng và tỉ trọng cao nhất là trang trại trồng cây ăn quả bởi đây là thế mạnh của tỉnh với nhiều loại cây ăn quả đặc sản. Bên cạnh đó là trang trại chăn nuôi cũng đang được chú trọng và phát triển mạnh.

Biểu đồ 19: Số đơn vị trang trại phân theo loại hình sản xuất và ngành giai đoạn 2006-2011 của tỉnh Bắc Giang

Đơn vị: trang trại

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2011)

Ở các huyện và Thành phố các loại hình trang trại có sự khác biệt rất lớn. Trang trại trồng cây ăn quả tập trung chủ yếu ở huyện Lục Ngạn, chiếm 94,1% trang trại trồng cây ăn quả của tỉnh. Sở dĩ có điều này do đây là huyện có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hình thành các trang trại trồng cây ăn quả mà đặc biệt là vải thiều.

Trang trại chăn nuôi ưu thế thuộc về 2 huyện Yên Thế và Hiệp Hòa (chiếm 49,4% của tỉnh) do các huyện này có nhiều điều kiện sản xuất lương thực phục vụ cho chăn nuôi.

2/ Lao động

Năm 2010 số lượng lao động trong các trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang khoảng 31 nghìn lao động, bao gồm cả lao động thường xuyên và thời vụ. Góp phần giải quyết một số lượng lớn việc làm cho người dân.

Dựa vào biểu đồ dưới ta thấy hầu hết các trang trại sử dụng nhiều lao động đều phần bố chủ yếu ở khu vực miền núi nơi tập trung phần lớn trang trại trang trại của tỉnh như Lục Ngạn, Yên Thế, Hiệp Hòa…Loại hình trang trại trồng cây lâu năm sử dụng nhiều lao động nhất 13192 lao động chiếm 42,4%, do hầu hết các trang trại này đều trồng cây ăn quả có thời gian thu hoạch tương đối ngắn như: vải, na,

0 20 40 60 80 100 120 140

Trang trại nông nghiệp Trang trại lâm nghiệp Trang trại thủy sản 123

3

58

hồng…vì vậy thời gian thu hoạch cần 1 lượng lao động lớn. Số lao động hoạt động sản xuất trong trang trại trồng cây hằng năm chiếm tỉ lệ nhỏ nhất khoảng 0.8%.

Biểu đồ 18 : Số lƣợng lao động làm việc trong trang trại phân theo địa phƣơng của tỉnh Bắc Giang năm 2010

Đơn vị: Người

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2011)

Nhân lực con người được coi là nhân tố quan trọng nhất, nó sẽ quy định sự phát triển của đơn vị kinh tế đó. Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy phần lớn chủ trang trại lại không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chủ yếu là do tự phát, kinh nghiệp và điều kiện tự nhiên. Đây chính là nguyên nhân làm cho hiệu quả kinh tế trang trại không thực sự cao như kì vọng và phát huy hết tiềm năng thế mạnh.

Biểu đồ 20: Trình độ chuyên môn của chủ trang trại tỉnh Bắc Giang năm 2009

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2009)

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 TP. Bắc Giang Huyện Lục Ngạn Huyện Lục Nam Huyện Lạng Giang Huyện Yên Thế Huyện Hiệp Hoà Huyện Sơn Động Huyên Tân Yên Huyện Yên Dũng Huyện Việt Yên 1.4% 0.5% 6.6% 5.3% 86.2%

59

3/ Diện tích đất sử dụng cho trang trại

Tổng diện tích đất được các trang trại đưa vào sử dụng là hơn 8,3 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 46,3% so với diện tích đất sử dụng. Bình quân đất sử dụng/trang trại năm 2009 (2,72 ha) giảm 2 ha so với năm 2006 (4,7ha). Trong đó, huyện Lục Ngạn có tổng diện tích trang trại lớn nhất chiếm 42,4% tổng diện tích trang trại toàn tỉnh. Đây cũng là huyện có nhiều trang trại trồng cây ăn quả tạo nên thương hiệu riêng, có giá trị kinh tế cũng như xuất khẩu cao: vải thiều, hồng không hạt…Các huyện miền núi khác như Yên Thế, Lục Nam, Sơn Động cũng phát triển các mô hình trang trại phù hợp với điều kiện tự nhiên từ đó tạo ra những nông sản hàng hóa đặc trưng: gà đồi Yên Thế, na Núi Gốm (Lục Nam)…

4/ Vốn đầu tư

Tổng nguồn vốn đầu tư của trang trại hơn 506 tỉ đồng, trong đó vốn tự có chiếm 86,4%, vây tín dụng, ngân hàng chiếm 3%; vay từ các nguồn khác chiếm 10,6% (vốn bình quân/ trang trại là 165 triệu đồng).

KTTT của tỉnh phát triển với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, mỗi loại hình kinh tế trang trại có những thế mạnh riêng phù hợp với điều kiện cụ thể của chủ trang trại và xu thế chung của tỉnh, của cả nước.

4/ Thu nhập bình quân

Thu nhập bình quân của trang trại năm 2009 là 64,5 triệu đồng, tăng 18,3 triệu đồng so với năm 2006 (46,2 triệu đồng); trong đó trang trại có thu nhập cao nhất là trang trại chăn nuôi (84,4 triệu đồng), cây hàng năm (75 triệu đồng), nuụi trụng thủy sản (65,5 triệu đồng), thấp nhất là trang trại cây ăn quả(40,7 triệu đồng).

Việc hình thành và phát triển loại trang trại đó giúp người dân quen với kinh tế thị trường, thích ứng với nhiều loại cây, con mới yêu cầu kĩ thật cao; đưa nhanh tiến bộ khao học kĩ thuật vào sản xuất, tạo nhu cầu hợp tác, quan hệ giữa các chủ trang trại với nhau và giữa trang trại với doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhà khoa khọc.

Kết luận: trang trại bước đầu phát triển đã đạt được những thành quả đáng kể, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn tồn tại, đó là:

- Phần lớn cá chủ trang trại thiếu thông tin, chưa nắm được quy hoạch, thiếu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

- Việc tiêu thụ nông sản còn khó khăn, phần lớn các chủ trang trại tự tìm đầu ra, sản xuất thiếu sự liên kết 4 nhà “nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh

60

nghiệp và nhà nước”; khâu chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch chưa phát triển nên thị trường tiêu thụ nông sản của trang trại chưa ổn định.

- Bên cạnh đó, hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn (đường giao thông, điện...) mặc dù đã được đầu tư xong còn yếu kém.

- Ngoài ra, việc hỗ trợ đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại cho trang trại cũn ớt được quan tâm, chưa thường xuyên;

- Các chủ trang trại thiếu thông tin về thị trường lao động, nguyên vật liệu, thiết bị công nghệ, thị trường xuất nhập khẩu cũng như công nghệ thông tin. Đa phần các trang trại chưa nhận thức được mức độ ảnh hưởng trực tiếp của quá trình toàn cầu hoá, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt động sản xuất kinh doanh để phấn đấu nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Khả năng liên kết giữa các trang trại theo ngành và khu vực còn hạn chế; sự hợp tác giữa các trang trại với nhau, giữa các trang trại với doanh nghiệp, HTX chưa chặt chẽ nên chưa tạo ra được các sản phẩm hàng hoá lớn, tập trung.

2.3.3. Hợp tác xã

1/ Quy mô

HTX là loại hình TCLTNN có nhiều thay đổi trong những năm qua, nhiều HTXNN đã chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới, làm ăn có hiệu quả, tuy vậy đa số các HTX đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng, kết quả hoạt động dịch vụ phục vụ kinh tế hộ viờn xó cũn thấp. Bên cạnh những kết quả đạt được, HTXNN của tỉnh đã gặp không ít khó khăn, trở ngại.

Biểu đồ 21: Số lƣợng HTX phân theo hình thức sản xuất tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2011

Đơn vị: HTX

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2011)

0 20 40 60 80 100 120 140 2006 2011 107 64 1 1 26 24

61

Dựa vào đồ thị ta có thể thấy, số lượng HTX năm 2006 là 134 HTX đến năm 2011 giảm 45HTX chỉ còn 89 HTX. Nguyên nhân do phần lớn do các HTX trong tỉnh đều có quy mô nhỏ, manh mún, vốn ít, do đó việc áp dụng các tiến bộ KHKT, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; ngoài ra, nhiều HTX chưa được cấp quyền sử dụng đất để hoạt động, việc thực hiện chính sách thiếu đồng bộ, sản xuất thiếu quy hoạch nên sự gắn kết, nhu cầu liên kết của nông dân, xã viên còn hạn chế.

Đồng thời, nhìn vào biểu đồ ta cũng thấy được HTX nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất ( chiếm 71,91% tổng số HTX), thấp nhất là HTX lâm nghiệp (chiếm 1,12% tổng số HTX). Nguyên nhân có sự chênh lệch lớn như vậy là vì nông nghiệp vẫn là hướng đi trọng tâm của nền kinh tế nông nghiệp tỉnh Bắc Giang, cùng với đó điều kiện tự nhiên của tỉnh không thích hợp phát triển ngành thủy sản, còn lâm nghiệp do đặc thù của lâm nghiệp không đòi hỏi hình thành nhiều HTX như trong nông nghiệp. Tuy nhiên, cần có sự chuyển dịch hợp lý để tạo ra sự đồng đều hơn trong phát triển nông nghiệp.

Biểu đồ 22: Số lƣợng HTX phân theo địa phƣơng của tỉnh năm 2011

Đơn vị: HTX

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2011)

Đa số các địa phương trong tỉnh, số lượng HTX tăng lên song có một số huyện giảm xuống như: Thành phố Bắc Giang, Yên Thế, Sơn Động, Yên Dũng. Những địa phương có số lượng HTX lớn trong tỉnh là: TP.Bắc Giang, huyện Lạng Giang, huyện Việt Yên. Những huyện có số lượng HTX ít nhất trong tỉnh là: Yên

0 5 10 15 20 25 30 TP. Bắc Giang H.Yên Thế H.Tân Yên H.Lạng Giang H.Lục Nam H.Lục Ngạn H.Sơn

Động H.YênDũng H.Việt Yên H.Hiệp Hòa

16 1 2 26 10 5 3 8 15 3

62

Thế , Sơn Động , Tân Yên, Hiệp Hòa. Những địa phương có số lượng HTX nông – lâm – thủy sản nhiều là do số lượng HTXNN lớn.

Những địa phương có số HTXNN cao nhất là huyện Việt Yên, Lạng Giang, TP.Bắc Giang. Những huyện có HTX lâm nghiệp cao nhất là: Lục Nam. Những huyện có số lượng HTX thủy sản nhiều là: Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Dũng, TP.Bắc Giang

2/ Lao động

Bảng 12: Số lao động làm việc trong HTX của tỉnh giai đoạn 2006-2011

Đơn vị: Người 2006 2011 HTX nông nghiệp 1323 533 HTX lâm nghiệp 4 12 HTX thủy sản 531 294 Tổng số 1858 839

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2011)

Trong giai đoạn 2006-2011, do số lượng HTX giảm nên số lượng lao động cũng giảm theo. Cụ thể, giảm 1019 lao động, tỷ lệ giảm 54.84%. Có thể nói, đây là một sự giảm mạnh của lao động trong hình thức này. Chứng tỏ, HTX chưa phát triển đúng hướng làm cho hiệu quả kinh tế đem lại không cao. Đây là nguyên nhân làm cho số lượng lao động giảm. Đồng thời, ta cũng thấy sự chênh lệch khá lớn, lao động chủ yếu tập trung ở HTX nông nghiệp.

3/ Đất đai

Bảng 13: Diện tích đất của HTX tỉnh Bắc Giang năm 2011

Đơn vị: Ha

Tổng số

Chia theo diện tích đất nông, lâm, thủy sản Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm Đất lâm nghiệp Đât nuôi trồng thủy sản Tổng số 1462 801 47 127 487 HTX NN 953 793 20 23 117 HTX LN 40 40 HTX TS 469 8 26 64 371

63

Tổng diện tích sử dụng cho HTX là 1462 ha, trong đó sử dụng cho HTX nông nghiệp chiếm 65,18%( đất trồng cây hàng năm là chủ yếu); HTX lâm nghiệp chiếm 2,74%; HTX thủy sản chiếm 32,08%.

Tóm lại, ta thấy hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp HTX ở tỉnh Bắc Giang không có sự phát triển. Số lượng HTX giảm kéo theo lao động giảm, đất dành cho HTX không nhiều làm cho quy mô HTX thường nhỏ, vốn ít, do đó việc áp dụng các tiến bộ KHKT, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; ngoài ra, việc thực hiện chính sách thiếu đồng bộ, sản xuất thiếu quy hoạch nên sự gắn kết, nhu cầu liên kết của nông dân, xã viên còn hạn chế. Vì vậy, hình thức này cần được quan tâm hơn nữa để phát huy được hết tiềm năng của tỉnh cũng như thế mạnh của HTX.

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)