Định hướng phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 81 - 85)

6. Cấu trúc đề tài

3.2.2Định hướng phát triển nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiệu quả, bền vững, gắn liền với đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn và giải quyết tốt vấn đề nông dân.

74

Tiến hành quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế so sánh của từng vùng. Tiếp tục đẩy đẩy mạnh cuộc vận động dồn diền, đổi thửa, khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông sản hàng hóa theo hướng tập trưng quy mô lớn.

Đối với vùng trung du miền núi, tập trung bảo vệ, khoanh nuôi tái tạo rừng hiện có; đẩy mạnh phát triển rừng sản xuất theo hướng thâm canh, hình thành cỏc vựng nguyên liệu gỗ, vải thiều, dứa…và của vùng chăn nuôi tập trung.

Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, đặc biệt là khâu giống và bảo quản, chế biến nông sản.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ kĩ thuật khác để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Xây dựng một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao để rút kinh nghiệm và nhân rộng, từng bước hình thành các khu công nghệ cao và vùng nông nghiệp công nghệ cao.

Nâng cao khả năng phòng ngừa và khắc phục dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là gia súc, gia cầm và thủy sản.

3.2.2.1. Đối với nông nghiệp a) Trồng trọt

*Quy hoạch sản xuất lương thực

- Bố trí tăng diện tích trà lúa xuân muộn và mùa sớm để đưa cây vụ đông vào sản xuất (các trà lúa này chiếm 70 – 75%).

- Đầu tư xây dựng vựng lỳa thâm canh chất lượng cao 35.000 ha.

- Bố trí 5% lúa lai, 75 - 85% giống lúa thuần và 10 - 20% giống lúa thô - Mở rộng diện tích ngô ở các huyện miền núi, sử dụng 100% giống ngô mới.

Quy hoạch sản xuất lương thực như trên, đến năm 2015 diện tích lúa 187.000 ha, sản lượng 850.700 tấn, diện tích ngô 19.465 ha, sản lượng 61.800 tấn.

*Quy hoạch sản xuất cây ăn quả:

- Tập trung đầu tư nâng cao chất lượng quả và thâm canh tăng năng suất.

- Đầu tư xây dựng của vùng sản xuất cây ăn quả hàng hoá thâm canh tập trung, chất lượng cao, như vùng vải, vùng na, vùng chuối.

- Diện tích cây ăn quả bố trí ổn định 45.000 ha, trong đó vải, nhãn 36.000 ha (chiếm 80,2%), cây na chiếm 8,1%,….

75

* Quy hoạch phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, rau, hoa cây cảnh. - Quy hoạch phát triển cây đậu tương:

+ Tiếp tục phát triển đậu tương hè thu trên đất lúa, tập trung mở thêm diện tích đậu tương đông và đậu tương xuân. Bố trí 70% diện tích đậu tương hè thu, 20% đậu tương đông và 10% đậu tương xuân.

+ Dự kiến năm 2010 có 7.365 ha, năng suất 18,9 tạ/ha, sản lượng 13.946 tấn. Năm 2020 diện tích 8.220 ha, năng suất 20,1 tạ/ha, sản lượng 16.490 tấn.

- Quy hoạch phát triển cây lạc:

+ Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng lạc vụ đông (che phủ nilon) để mở rộng diện tích lạc đông. Dự kiến trồng 75% lạc xuân, 15% lạc đông và 10% lạc thu.

+ 100% diện tích lạc được trồng giống mới, đầu tư thâm canh đạt năng suất 22 tạ/ha (năm 2010) và 25 tạ/ha (năm 2020).

- Dự kiến năm 2010 bố trí 11.155 ha, sản lượng 24.541 tấn, năm 2020 có 13.470 ha, sản lượng 33.675 tấn.

- Quy hoạch phát triển cây thuốc lá:

+ Bố trí 500 ha: Ở Lạng Giang 200 ha, Yên Thế 200 ha, Lục Nam 100 ha. + Thay giống cũ bằng các giống mới.

- Quy hoạch phát triển rau, hoa và cây cảnh:

+ Quy hoạch đến năm 2010 bố trí 25.000 ha cây rau đậu thực phẩm (trong đó rau 22.000 ha), năm 2020 bố trí 28.100, trong đó có 24.250 ha rau. Sản lượng rau năm 2010 đạt 277.200 tấn, năm 2020 đạt 313.150 tấn.

+ Quy hoạch vùng trồng hoa, cây cảnh ở thành phố, huyện Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên với tổng diện tích 35 – 45 ha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Quy hoạch phát triển chăn nuôi

- Đàn lợn: Dự kiến tốc độ tăng đàn đạt mức 6,9%/năm (giai đoạn 2006 đến 2010) và 5,6%/năm giai đoạn 2011 – 2020 (thời kỳ này tập trung nâng cao chất lượng đàn lợn). Đến năm 2010 đạt 1,3 triệu con và năm 2020 đạt 2,58 triệu con.

- Đàn bò: Tốc độ tăng trưởng đàn 6,0 – 6,5%/năm, đi đôi với việc cải tạo đàn bò thịt, từng bước đưa bò sữa vào nuôi ở những nơi có điều kiện. Dự kiến đàn bò của tỉnh năm 2010 đạt 135.000 con, năm 2020 đạt 242.000 con.

- Đàn trâu: Đối với các huyện vùng thấp, đàn trâu giảm dần (giảm 0,4%/năm), 3 huyện miền núi đàn trâu tăng 1,5 – 2,0%/năm. Dự kiến năm 2010 đàn trâu đạt 95.000 con và năm 2020 là 103.000 con.

76

- Đàn gia cầm: Tập trung làm tốt công tác giống và phòng dịch bệnh để phát triển đàn gia cầm đạt 15 triệu con (năm 2010) và 29 triệu con (năm 2020).

- Vật nuôi khác: Dự kiến năm 2010, đàn dê đạt 8 – 9 nghìn con, đàn ong có 30.000 đàn; năm 2020 có 15 – 16 nghìn con dê và 36.000 đàn ong.

3.2.2.2.Đối với lâm nghiệp

Tiếp tục triển khai các nội dung trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tập trung vào trọng tâm điều chỉnh, bổ sung quy hoạch lâm nghiệp đến năm 2020:

- Trồng rừng: Tập trung trồng rừng kinh tế tại Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế, Lục Nam (vườn rừng) 20-25 nghìn ha và trồng cây dược liệu dưới tán rừng. Tích cự trồng rừng tại các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Từng bước chuyển từ trồng rừng kinh tế sang trồng các loại cây gỗ lớn như lim, dỗi, lát…

- Quản lý bảo vệ rừng bền vững: Thực hiện quản lý bền vững 3 loại rừng, trong đó chú trọng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Lục Nam, sông Thương và các hồ lớn tại Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế và rừng đặc dụng Khe Rỗ, Tây Yên Tử.

- Nuôi dưỡng, tái sinh rừng: Thực hiện công tác nuôi dưỡng, tái sinh rừng trên cả 3 loại rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) vì đây là con đường hợp lý nhất cả về kinh tế và sinh thái rừng.

- Sản lượng khai thác gỗ, tre nứa: Nâng cao sản lượng khai thác gỗ và tre nứa lên trong thời kỳ quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu lớn của nhân dân trên cơ sở thâm canh rừng trồng, rừng tự nhiên để có năng suất, chất lượng cao.

- Sản lượng khai thác đặc sản rừng: Sản lượng đặc sản rừng khai thác tăng lên nhờ thâm canh dưới tán rừng tự nhiên và trồng cây đặc sản gắn liền chăm sóc, thu hái và chế biến vùng Sơn Động, Lục Ngạn và Yên Thế.

- Chế biến sản phẩm lâm sản chất lượng: Cùng ngành CN tích cực chế biến đồ gỗ chất lượng cao và chế biến lâm đặc sản rừng gắn liền xây dựng vùng nguyên liệu, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và quản lý bền vững rừng.

- Tăng thu từ phí môi trường rừng: Triển khai thực hiện chính sách phí môi trường rừng nhằm gia tăng nguồn thu từ hoạt động lâm nghiệp, góp phần phục hồi rừng, quản lý rừng bền vững và giảm nghèo trên địa bàn vùng núi.

- Mô hình phát triển rừng: Thực hiện 2 mô hình phát triển rừng gồm mô hình lâm nghiệp quy mô nhỏ trang trại ở vùng trung du và mô hình quy mô lớn như ban quản lý hay công ty hoặc doanh nghiệp ở vùng rừng tiềm năng.

3.2.2.3. Đối với thủy sản

- Đưa toàn bộ diện tích 3.100 ha ao hồ nhỏ vào nuôi thâm canh để đạt năng suất 35 – 40 tạ/ha.

- Sử dụng 4.410 ha hồ mặt nước lớn vào nuôi thả cá, phấn đấu đạt năng suất 3 – 5 tạ/ha.

77

- Ở những nơi có điều kiện gần sông, mặt nước lớn phát triển nuôi cá lồng, dự kiến nuôi 300 lồng vào năm 2010 sau đó đưa lên 500 lồng vào năm 2020.

Quy hoạch như trên, năm 2010 toàn tỉnh có 11.000 ha nuôi thả cá, sản lượng 20.680 tấn. Năm 2020 diện tích 12.000 ha, sản lượng gần 30.000 tấn.

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 81 - 85)