Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 40 - 45)

6. Cấu trúc đề tài

2.2.2.4. Tài nguyên đất

- Đánh giá chung: Bắc Giang có diện tích 384.945,1 ha chiếm 4,01% diện tích trong vùng và 1,16% diện tích đất cả nước. Diện tích đất nông, lâm nghiệp có 275.797 ha, diện tích đất phi nông nghiệp là 93.402,77 ha, còn lại là đất chưa sử dụng.

Biểu đồ 8: Diện tích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Đơn vị: ha

(Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Bắc Giang)

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy đất sử dụng cho nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn chiếm tới 71,6% tổng diện tích chứng tỏ nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế trọng điểm đối với tỉnh Bắc Giang, giữ một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Bình quân đất sản xuất nông nghiệp/người tỉnh là 0,08 ha, cả nước đạt 0,11 ha, còn vùng Trung du và Miền núi phía Bắc vào khoảng 0,13 ha. Hệ số sử dụng đất tăng lên, đạt khoảng 1,9 lần. Tuy nhiên, bình quân sản xuất nông nghiệp/ người của tỉnh vẫn còn thấp hơn vùng Trung du và miền núi 0,05 ha và cả nước 0,03 ha. Cho thấy, hiệu quả sử dụng đất chưa hiệu quả.

Diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất do Bắc Giang là một tỉnh miền núi. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng, đất nuôi trồng thủy sản đều có xu hướng tăng còn đất sản xuất nông nghiệp lại có xu hướng giảm. Diện tích đất nông nghiệp tăng 18292,42 ha do đất sản xuất nông nghiệp tăng 5414,99ha, đất lâm nghiệp có rừng tăng 11145,61ha, đất nuôi trồng thủy sản tăng 1679,54ha, đất nông nghiệp khác tăng 52,28ha. Diện tích đất lâm nghiệp có xu hướng tăng cao nhất cho

27579.7 9340.277 15745.38 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000

33

thấy Bắc Giang đã chú trọng công tác chặt phá rừng bừa bãi và thực hiện tốt nhiệm vụ trồng rừng.

Bảng 3: Diễn biến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh BG giai đoạn 2006-2013

STT Chỉ tiêu

Diện tích và cơ cấu qua các năm Tăng, giảm (ha) Diện tích 2006 (ha) CC(%) Diện tích 2013 (ha) CC(%) 1 Đất nông nghiệp 257.504,57 67,4 275.796,99 71,6 18.292,42 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 123.973,00 48.14 129.387,99 46.91 5.414,99 1.2 Đất lâm nghiệp có rừng 129.164,53 50.15 140.310,14 50.88 11.145,61 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 4.226,58 1.64 5.906,12 2.14 1.679,54 1.4 Đất nông nghiệp khác 140,46 0,07 192,74 0.07 52,28

(Nguồn: Niên giám Thống kê, quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Giang)

Trên cơ sở diện tích sử dụng trong nông nghiệp như trên sẽ góp phần quan trọng vào hình thành các trang trại nông, lâm, thủy sản cũng như vùng chuyên canh phù hợp để khai thác tối đa lợi thế đất đai mang lại.

- Sử dụng đất theo hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: Đánh giá sử dụng đất theo hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, thấy rằng tỉnh Bắc Giang tồn tại 4 hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp. Diện tích đất sử dụng cho hộ gia đình vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất 89,89%, thấp nhất là trang trại chiếm 0,28%. Chứng tỏ nền nông nghiệp tỉnh Bắc Giang vẫn có quy mô nhỏ, hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính truyền thồng nhiều nên hiệu quả và năng suất chưa thực sự cao.Đồng thời, ta cũng thấy được sự chênh lệch khá rõ rệt giữa các hình thức tổ chức nông nghiệp được sử dụng trong đơn vị nông, lâm, thủy sản. Đơn vị nông nghiệp và thủy sản chủ yếu tồn tại hình thức hộ gia đình, tuy nhiên đơn vị thủy sản thì sự phát triển của hình thức trang trại có sự rõ nét hơn đơn vị nông nghiệp. Còn đơn vị lâm nghiệp chủ yếu phát triển hình thức doanh nghiệp nông nghiệp.

34

Bảng 4 : Sử dụng đất của các đơn vị nông, lâm, thủy sản phân theo các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp năm 2012.

Đơn vị: ha

Tổng số ĐV nông nghiệp ĐV lâm nghiệp ĐV thủy sản

Hộ gia đình 143068 138896 2086 2085

Trang trại 445 244 0 202

Hợp tác xã 1462 953 40 469

Doanh nghiệp 14179 86 14042 52

(Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Bắc Giang)

- Loại đất

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 50.246,08 ha, chiếm 13,14% diện tích tự nhiên. Loại đất này được phân bố ở vùng đồng bằng ven các sông. Đây là nhóm đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp với các loại cây nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng ngắn ngày.

- Nhóm đất bạc màu: Diện tích 42.897,84 ha, chiếm 11,22% diện tích tự nhiên, loại đất chính là đất bạc màu trên phù sa cổ. Loại đất này được phân bố ở hầu khắp các huyện trên địa bàn tỉnh, tập trung nhiều ở Việt Yên, Hiệp Hoà, Tân Yên… Đây là nhóm đất bằng, song nghèo đạm, lân, giàu kali, tơi, xốp, thoát nước tốt thích hợp với các loại cây lấy củ như khoai tây, khoai lang, cây đậu đỗ và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Diện tích 6.546,67 ha, chiếm 1,71% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các thung lũng nhỏ kẹp giữa các dãy núi. Đây là loại đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng, nên thường có độ phì khá, rất thích hợp với trồng ngô, đậu đỗ và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 241.358,21 ha, chiếm 63,13% diện tích tự nhiên. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các nhóm đất ở Bắc Giang. Đất thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng tuỳ theo mẫu chất, quá trình phong hoá và quá trình tích luỹ hữu cơ, thích hợp cho cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 1.008,04 ha, chiếm 0,27% diện tích tự nhiên, phân bố ở các ngọn núi cao giáp dãy Yên Tử và trên khu vực giáp Thái Nguyên.

35

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Diện tích 18.809,98 ha, chiếm 4,92 % diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các huyện. Đây là loại đất đã bị phá huỷ bề mặt do bị rửa trôi xói mòn mạnh trong quá trình khai thác sử dụng, tầng đất mỏng, độ phì kém, khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp.

Biểu đồ 9: Cơ cấu các loại đất chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

(Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang)

Đặc điểm này có vai trò quy định sự phân bố của các sản phẩm một cách phù hợp để phát triển đem lại hiệu quả cao nhất. Phần phụ lục sẽ trình bày một bản đồ thực trạng phân bố của một số sản phẩm tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.

Từ kết quả trên thấy rằng, tiềm năng đất của tỉnh còn khá lớn, đặc biệt là các nhóm đất phù sa, đất đỏ vàng, đất bạc màu nếu tích cực đầu tư, cải tạo có thể nâng cao hơn nữa giá trị kinh tế. Hiện nay, hệ số sử dụng đất còn thấp, nhất là các huyện miền núi, có thể nâng hệ số sử dụng đất lên. Năng suất cây trồng, vật nuôi cũng còn tiềm năng khá, nếu áp dụng đưa giống mới vào sản xuất, chế độ canh tác hợp lý sẽ đưa được năng suất lên 1,3 - 1,4 lần so với hiện nay.

2.2.2.5.Tài nguyên rừng

- Tình hình chung: Đến năm 2013, Bắc Giang có 163.139 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng tự nhiên là 62.531 ha, rừng trồng là 86.908 ha và đất chưa có rừng là 13.700 ha.Tổng trữ lượng gỗ là 5.150.784 m3, trong đó trữ lượng rừng tự nhiên là 2.913.587m3 gỗ và trữ lượng gỗ rừng trồng là 2.237.197 m3. Tổng số lượng cây tre nứa là 2,05 triệu cây.

13.14% 11.22% 1.71% 63.13% 0.27% 4.92% 5.61% Đất phù sa Đất bạc màu Đất thung lũng Đất đỏ vàng Đất đỏ vàng trên núi Đất xói mòn Đất khác

36

Biểu đồ 10: Diện tích 3 loại rừng Bắc Giang năm 2013

Đơn vị :%

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang)

Theo biểu trên đất rừng được chia làm 3 loại: Rừng sản xuất, chiếm 77,5%; Rừng phòng hộ, chiếm 12,9%, phân bố chủ yếu ở Sơn Động, Lục Ngạn; Rừng đặc dụng là 9,6%. Rừng đặc dụng tỉnh Bắc Giang gồm 3 khu bảo tồn thiên nhiên (Khe Rỗ, Tây Yên Tử, suối Mỡ).

- Tình hình biến động tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng biến động theo hướng tích cực xét trên góc độ gia tăng chất lượng rừng cả theo phân bố không gian, đặc biệt là vùng đầu nguồn.

Biểu đồ 11: Diễn biến đất lâm nghiệp Bắc Giang giai đoạn 2006-2013

Đơn vị: ha

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang)

9.6% 12.9% 77.5% Đất rừng đặc dụng Đất rừng phòng hộ Đất rừng sản xuất 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 2006 2013 69.899 62.531 81.382 86.908 31.955 13.7

37

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, giai đoạn từ 2006-2013 diện tích rừng tự nhiên giảm 7368ha, hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi vẫn diễn ra. Diện tích rừng trồng tăng 5526ha cho thấy chính quyền địa phương quan tâm đến công tác trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc đã đem lại hiệu quả nhất định.

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)