Địa hình

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 36 - 38)

6. Cấu trúc đề tài

2.2.2.1.Địa hình

Tỉnh Bắc Giang có diện tích là 384.945,1 ha, được phân ra 3 vùng là: Vùng miền núi và núi cao; vùng trung du và núi vừa; vùng đồng bằng.

29

Biểu đồ 7: Phân vùng của tỉnh Bắc Giang

(Nguồn: QH tổng thể tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030)

Diện tích miền núi và núi cao là 198246,73 ha chiếm tỷ lệ cao nhất nên thuận lợi phát triển lâm nghiệp, và khó hình thành các vùng chuyên canh với diện tích lớn. Vùng đồng bằng có diện tích 83533,087 ha chỉ chiếm 21,7% nhưng đất đai tương đối phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Do miền núi và núi cao chiếm diện tích lớn, đồng bằng lại chiếm diện tích ít sẽ gây khó khăn cho việc hình thành các trang trại quy mô lớn, cũng như vùng chuyên canh.

- Vùng miền núi và núi cao: Vùng núi phân bố chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn và một phần các huyện Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang… Đây là vùng núi vừa và núi cao, địa hình chia cắt mạnh, tiếp giáp với đỉnh Yên Tử (Quảng Ninh) và vùng núi tỉnh Lạng Sơn. Độ cao trung bình ở vùng địa hình này 300 - 400 m, độ dốc phần lớn trên 25o, thuận lợi phát triển lâm nghiệp. Đây là cơ sở để hình thành các trang trại lâm nghiệp.

- Vùng trung du và núi thấp: Vùng này phân bố ở nhiều huyện, trong đó tập trung ở huyện Hiệp Hoà, Việt Yên, Yên Thế, Lục Nam và một phần ở huyện Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Đây là vùng có địa hình lượn sóng, đồi bát úp, có độ chia cắt trung bình. Độ cao bình quân so với mặt biển từ 80 - 120 m, độ dốc từ 8 o - 15o, thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp và trồng trọt một số sản phẩm khoai, sắn, ngô, lạc,... chăn nuôi (trâu, bò, gà…). Với điều kiện địa hình này có thể hình thành các trang trại trồng trọt, chăn nuôi quy mô nhỏ và trung bình.

- Vùng đồng bằng: Vùng đồng bằng được phân bố ở thành phố Bắc Giang, Việt Yên, Yên Dũng và một phần của Lạng Giang, địa hình tương đối bằng phẳng, trừ một vài nơi trũng ở Yên Dũng. Độ cao bình quân so với mặt nước biển từ 15 - 25 m, đất đai tương đối phì nhiêu thuận lợi phát triển nông nghiệp, trồng trọt như lúa, lạc, hoa màu,…, chăn nuôi (lợn, trâu, bò, gà...)

51,5% 26,8%

21,7%

30

Như vậy, tỉnh có địa hình đa dạng (đồng bằng, trung du và miền núi) thuận lợi để phát triển nông nghiệp với nhiều cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế. Dù ở bất cứ địa hình nào thì kinh tế hộ gia đình đều phù hợp để phát triển, tuy nhiên cần hướng tới những hình thức tổ chức cao hơn như trang trại, vùng chuyên canh, doanh nghiệp để khai thác tối đa hiệu quả của điều kiện tự nhiên đem lại.

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 36 - 38)