Thực trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 32 - 36)

6. Cấu trúc đề tài

2.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế

2.1.4.1.Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ, UBND Tỉnh cùng với những lợi thế và tiềm năng tự nhiên, nguồn lực con người, nền kinh tế của Tỉnh đã có những bước phát triển khá mạnh. Trong đó giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng đạt 9,1%; giai đoạn 2011-2012 tăng trưởng GDP đạt 10,1%/năm. Như vậy, tăng trưởng GDP đạt được tăng liên tục trong cả giai đoạn 2006 - 2012, đặc biệt trong 02 năm (2011, 2012) đạt được mức tăng khá trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới là thành tựu đáng mừng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Giang vẫn còn một số hạn chế sau: Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa trên sự gia tăng vốn đầu tư và gia công lắp ráp của lao động; chất lượng tăng trưởng của khu vực công nghiệp - xây dựng đã có khởi sắc song khu vực dịch vụ chưa có nhiều tiến bộ. Là tỉnh đông dân (gần 1,6 triệu người) song GDP của tỉnh và GDP/người vẫn thấp hơn mức bình quân cả nước; dân số, lao động sống ở khu vực nông thôn chiếm tới 90%.

2.1.4.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Giai đoạn 2006 - 2012, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, nhất là CN và XD, góp phần quan trọng phát triển KT-XH. Năm 2005 trong

25

các ngành kinh tế, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất (42%), tiếp đến là dịch vụ (35%), công nghiệp - xây dựng (23%); Đến năm 2012 cơ cấu các ngành kinh tế có sự thay đổi quan trọng, nông nghiệp chỉ còn chiếm 27,7%, dịch vụ chiếm 33,6% và cao nhất là ngành CN-XD, chiếm 38,7%.

2.1.4.3.Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a, Nông nghiệp

1/Đánh giá chung: Tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp thời kỳ 2006-2013 (giá SS 2010) đạt bình quân 2,9%/năm, trong đó giai đoạn 2006-2010 đạt 3,2%/năm, giai đoạn 2011-2013 giảm xuống 2,4%/năm (trong đó, năm 2013 tăng trưởng tiếp tục giảm chỉ còn 1,7%).

Giá trị sản xuất năm 2005 là 8.449,8 tỷ đồng, năm 2010 đạt 13.428,3 tỷ đồng, năm 2013 đạt 15.496 tỷ đồng, giá trị sản xuất tăng ổn định qua các giai đoạn, cho dù trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2010-2013 thì giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng 2067.7 tỷ đồng. Đóng góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao đời sống ở nông thôn.

Biểu đồ 4: Diễn biến GTSX ngành nông nghiệp giai đoạn 2006-2013 (Giá SS 2010)

ĐVT: tỷ đồng

( Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang)

Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Lục Ngạn cao nhất chiếm 15,15% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh. Thành phố Bắc Giang đóng góp vào giá trị sản xuất nông nghiệp thấp nhất. Nguyên nhân có sự chênh lệch là vì đặc thù của ngành nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Mà điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của huyện Lục Ngạn phù hợp cho sự phát triển nông nghiệp, tập trung nhiều cây trồng vật nuôi. Đặc biệt, huyện Lục Ngạn là vùng chuyên canh vải thiều, sản phẩm có thương hiệu của tỉnh và được xuất khẩu.

8449,8 13428,3 15496,0 0,0 2.000,0 4.000,0 6.000,0 8.000,0 10.000,0 12.000,0 14.000,0 16.000,0 18.000,0 2005 2010 2013

26

Biểu đồ 5: Gía trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá hiện hành phân theo địa phƣơng năm 2012

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang)

2/Đối với nông nghiệp: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp có bước tiến bộ, tỷ trọng chăn nuôi từ 34,5% năm 2005 tăng lên 44,9% năm 2010 và đến năm 2013 chiếm 52,5%; tỷ trọng ngành trồng trọt giảm còn 43,2%, dịch vụ tăng lên 4,3% vào năm 2013.

Sản xuất lương thực, thực phẩm tiến bộ nổi bật, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm từ lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh và xuất khẩu đạt giá trị khoảng 42,8 triệu USD năm 2013.

Biểu đồ 6: Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp giai đoạn 2005-2012

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang)

438,365 2,112,760 1,990,198 464,859 1,825,571 1,608,832 1,591,618 1,688,479 1,282,525 936,908 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 Thành phố Bắc Giang Huyện Lục Ngạn Huyện Lục Nam Huyện Sơn Động Huyện Yên Thế Huyện Hiệp Hoà Huyện Lạng Giang Huyên Tân Yên Huyện Việt Yên Huyện Yên Dũng 0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 14,000,000 Năm 2005 Năm 2012 5,604,132 7,199,270 2,259,501 6,207,377 244,962 533,468

27

Sản phẩm chủ lực khối ngành NN tăng cả về số lượng lẫn chất lượng và đặc biệt có sản phẩm (gà đồi Yên Thế, vải thiều Lục Ngạn) là thành tựu đáng trân trọng thời gian vừa qua. Hình thành một số vùng chuyên canh với sản phẩm chủ lực có thương hiệu như vải thiều Lục Ngạn (18.595 ha), gà đồi Yên Thế (trên 4,4 triệu con); vùng sản xuất rau, chế biến tập trung (Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Nam...).

Năng suất lao động ngành nông nghiệp đạt 9,3 triệu đồng năm 2010 và tăng lên 13,5 triệu đồng năm 2012, năm 2013 ước đạt 15,1 triệu đồng, là mức cao của vùng núi trung du Bắc bộ. Năng suất lúa nâng lên, đạt 53,2 tạ/ha (2010) và năm 2013 là 54 tạ/ha.

3/ Đối với lâm nghiệp: Đến năm 2013, diện tích rừng của tỉnh là 163.139 ha, là thế mạnh với đầy đủ 3 loại rừng và độ che phủ của rừng đạt 36,4% nhờ trồng rừng mới và phục hồi rừng tự nhiên tốt.

Diện tích rừng kinh tế tăng lên đáng kể, trong khi rừng phòng hộ đầu nguồn sông Thương, sông Lục Nam, các hồ lớn như hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần và các khu rừng đặc dụng, nhất là Tây Yên Tử được quản lý tốt. Khối lượng lâm sản được khai thác tương đối ổn định, đặc biệt là gỗ từ rừng trồng và đặc sản rừng từ rừng tự nhiên lâm sản và triển khai chính sách phí môi trường rừng sẽ góp phần nâng cao giá trị hàng hóa lâm sản. Nhờ vậy, rừng và nghề rừng góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH và đặc biệt là bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, làm giảm thay đổi thời tiết bất lợi và giảm nghèo ở vùng núi.

4/ Đối với thủy sản: Trong 7 năm từ 2005 đến 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng từ 9.100 ha lên 12.010 ha, gấp hơn 1,3 lần, nâng sản lượng từ 12.300 tấn lên 29.000 tấn trong cùng giai đoạn. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích tăng 1,8 lần, đạt 47 triệu đồng/ha và giải quyết việc làm cho số lượng lao động lớn nhất thời gian vừa qua. Một số sản phẩm thủy sản của Bắc Giang đã được thị trường tỉnh và vùng thủ đô chấp nhận.

b, Công nghiệp-Xây dựng: Giá trị sản xuất lĩnh vực công nghiệp – xây dựng đạt trên 39,4 nghìn tỷ đồng). Chuyển dịch cơ cấu 2 khu vực ngành (CN&XD) và các phân ngành cụ thể cũng theo hướng tích cực, tạo ra tiến bộ quan trọng, giải quyết gần 55 nghìn việc làm và giúp lao động nông nghiệp chuyển sang khu vực này mạnh nhất, lên 17.800 người, đưa tỷ lệ lao động làm việc trong ngành CN-XD từ 10,5% năm 2005 lên 19,5% năm 2012.

c, Dịch vụ:Tăng trưởng thời kỳ 2006-2010 là 9,9%/năm và giai đoạn 2011- 2012 là 9,1%/năm, là mức tăng thấp so trung bình cả nước. Năng suất lao động ngành đạt mức 57,7 triệu đồng, là mức năng suất cao nhất các ngành. Lực lượng lao

28

động các ngành dịch vụ của tỉnh hiện tại chiếm 18%. Giá trị ngành dịch vụ đến năm 2010 đạt 10.758 tỷ đồng, tới năm 2012 là 13.273 tỷ đồng tăng 2.515 tỷ đồng. Giá trị thương mại năm 2010 đạt 7.490 tỷ đồng đến năm 2012 lên 11.558 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)