Các nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 45 - 53)

6. Cấu trúc đề tài

2.2.3.Các nhân tố kinh tế xã hội

2.2.3.1.Dân cư, lao động

Dân cư

Bắc Giang là tỉnh có dân số đông, năm 2005 là 1.537,2 nghìn người, đến năm 2010 đạt 1.567,5 nghìn người và tới năm 2013 dân số của tỉnh lên tới 1.605,0 nghìn người, xếp thứ 1 trong vùng (chiếm 13,9%) và xếp thứ 16 cả nước. Mật độ dân số rất cao (khoảng 412 người/km2), gấp khoảng 1,5 lần mức bình quân chung cả nước.

Tỉnh Bắc Giang có trên 20 dân tộc anh em chung sống, trong đó dân tộc Kinh đông nhất (88%), còn lại là các dân tộc thiểu số khác chiếm 12%, gồm: Nùng (4,96%), Tày (2,57%), Sán Dìu (1,77%), Hoa (1,2%), Sán chí (1,67%)...Các dân tộc chủ yếu tập trung ở những huyện miền núi, nơi có mật độ dân số thấp, trình độ dân trí chưa cao, cơ sở hạ tầng lại chưa phát triển. Vì vậy, cần có những chính sách phát triển đặc biệt theo từng vừng để thu hẹp khoảng cách giữa các huyện thuộc miền núi với đồng bằng và trung du.

Dân số chủ yếu sống ở vùng nông thôn chiếm khoảng 90,2%, tương đương gần 1.448,4 nghìn người, trong đó dân số thành thị chỉ chiếm khoảng 9,8%, là tỷ lệ thấp nhất cả nước (năm 2012, tỷ lệ dân số đô thị cả nước chiếm 31,9%), xấp xỉ 156,6 nghìn người, làm mất cân đối về số lượng và chất lượng giữa hai vùng này.

Qua đó, ta thấy dân số đông, trẻ và đang ở thời kỳ dân số vàng, lại từng bước được cải thiện vừa có thị trường tiêu thụ đồng thời cung cấp nguồn lao động lớn,là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp vì điều kiện của lao động trong ngành nông nghiệp là đông, trẻ, khỏe, không đòi hỏi trình độ dân trí cao và dân số cũng tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra không ít những khó khăn cho phát triển kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Vì chúng ta đang hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại, một nền nông nghiệp hiện đại thì những điều kiện về số lượng và chất lượng dân số như trên sẽ không đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Lao động

Dân số trong độ tuổi lao động tăng gần 1,82%/năm thời kỳ 2006-2013, năm 2005 là 887,8 nghìn người, chiếm 57,7%, đến năm 2010 là 967,4 nghìn người, chiếm 61,7%, đến năm 2013 khoảng 1.026 nghìn người, chiếm 63,% tổng dân số.

38

Đến năm 2013 theo ước tính, lao động vùng đồng bằng (trên 60%), sau đó là vùng trung du (gần 30%) và vùng núi ít nhất (trên 10%); lao động nông nghiệp cao nhất (60,8%), công nghiệp-xây dựng (21,0%) và dịch vụ (18,2%). Đây là lợi thế của tỉnh, vì tài nguyên con người là quan trọng nhất.

Biểu đồ 12: Chuyển dịch lao động Bắc Giang giai đoạn 2006-1013

(Nguồn: Sở LĐTB&XH, Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Giang (TT-Tăng trưởng))

Giai đoạn 2006-2013, chuyển dịch lao động đã xuất hiện các dấu hiệu tích cực giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản và tăng tỉ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ lên. Đây là do hình thành các KCN, CCN với các ngành dệt may, điện tử… và các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh (vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế) nên đội ngũ lao động khối CN-XD tăng nhiều, tác phong lao động chuyên nghiệp hơn và trình độ tay nghề khá hơn. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động như vậy đồng nghĩa số lượng lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản giảm, nhưng nó không có nghĩa là năng suất, hiệu quả trong ngành này sẽ giảm mà đó là sự cải thiện hơn về chất lượng lao động của khu vực này. Vì vậy, đây cũng là dấu hiệu đáng mừng của ngàng nông nghiệp.

80.8% 10% 9.2% 2006 60.8% 21% 18.2% 2013 Nông, lâm nghiệp, thủy sản CN-XD

39

Bảng 5: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn ở khu vực nông thôn của tỉnh Bắc Giang

Đơn vị: %

Chưa qua đào tạo

Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đai học

2006 98,06 0,95 0,82 0,1 0,07

2011 85,32 4,89 4,73 3,51 2,55

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang)

Qua đó ta thấy, lực lượng chưa qua đào tạo giảm từ 98,06% xuống còn 85,32%, đồng thời là sự tăng lên của lao động đã qua đào tạo. Đặc biệt là cấp độ cao đẳng, đại học đều tăng gấp hơn 20 lần. Đây là một dấu hiệu tích cực góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động, tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng khoa học công nghệ vào để triển khai các hình thức tổ chức nông nghiệp đạt hiệu quả cao hơn.

Bảng 6 : Số lao động trong các đơn vị nông, lâm, thủy sản phân theo các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp năm 2011.

Đơn vị: Người

Tổng ĐV nông nghiệp ĐV lâm nghiệp ĐV TS

Hộ gia đình 627474 619938 1149 6487

Trang trại 659 612 0 47

Hợp tác xã 839 533 12 294

Doanh nghiệp 1294 897 387 10

Tổng số 630336 621980 1548 6838 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang)

Qua bảng ta thấy, số lao động làm việc trong đơn vị nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất 98,67%, đơn vị nông nghiệp chiếm thấp nhất 0,26%. Đây là một sự chênh lệch lớn nhưng cũng dễ hiểu bởi đặc thù của từng ngành, nhu cầu sử dụng lao động của nông nghiệp lớn hơn lâm nghiệp rất nhiều. Đồng thời, nhìn vào bảng ta cũng thấy được sự phân bố lao động theo các hình thức tổ chức lãnh thổ không đều, lao động lam việc ở hộ gia đình chiếm tới 99,5%. Qua đó cho thấy, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang quy mô vẫn nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế sẽ không cao mà lại tốn nhiều nguồn nhân lực.

40

2.2.3.2.Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật

a. Về hệ thống giao thông

* Đường bộ: Hệ thống đường bộ với tổng chiều dài đường bộ là 9.866,75 km, trong đó: quốc lộ 251,8 km; đường tỉnh 411,8 km; 8.921,49 đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã, đường thôn) và khoảng 281,7km đường đô thị.

- Đường quốc lộ có 04 tuyến gồm đường 1A đạt tiêu chuẩn cấp II, các tuyến QL31, QL 37, QL279 đạt tiêu chuẩn cấp IV. Đã xây thêm cầu qua sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam, nâng cấp, xây mới bến xe, trạm dừng xe. Nhờ đó tạo ra sự kết nối liên vùng, nhất là trên hành lang kinh tế và vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Đường tỉnh có 18 tuyến, trong đó có 75,6 km mặt đường bê tông nhựa chiếm 18,36%, 294,3 km mặt đường đá dăm nhựa chiếm 71,47%, 4,3 km mặt đường bê tông xi măng chiếm 1,04%, 37,6 km mặt đường cấp phối chiếm 9,13%.

- Hệ thống đường giao thông nông thôn có tổng chiều dài 8.921,49 km, đã cứng hóa được 3.385,4 km bằng 37,95%, gồm 464,09 km mặt đường đá dăm nhựa, 2.921,25 km mặt đường bê tông xi măng, 453,17 km mặt đường loại khác và 5.082,97 km mặt đường cấp phối.

- Hệ thống đường đô thị các thị trấn của 10 huyện và đặc biệt là thành phố Bắc Giang, thị trấn Chũ, đô thị Thắng được chú trọng đầu tư nâng cấp, có tổng số chiều dài 281,7 km, đã được cứng hóa 95%.

Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ đủ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

* Đường sắt: Đường sắt liên vận Hà Nội - Lạng Sơn, đoạn chạy qua Bắc Giang dài trên 55 km được sửa chữa, duy tu, góp phần quan trọng kết nối tỉnh với 2 vùng và xa hơn là Trung Quốc. Bên cạnh đó, tuyến Quảng Ninh - Kép - Thái Nguyên với khổ rộng 1,4 m, dài 55 km, góp phần kết nối tỉnh với các khu vực du lịch, KT quan trọng.

* Đường thủy: Tổng chiều dài khoảng 354 km, trong đó 222 km do Trung ương quản lý, đảm bảo cho các phương tiện thuỷ có trọng tải từ 40 tấn đến 500 tấn qua lại được; 130 km do địa phương quản lý, chủ yếu cho các phương tiện thuỷ loại nhỏ hoạt động, góp phần quan trọng vận chuyển hàng hóa, hành khách với thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh….

b. Phát triển công trình hạ tầng khác

- Hạ tầng điện: Điện được cung cấp từ nguồn điện quốc gia và từ Công ty đạm và hóa chất Hà Bắc. Tỉnh có trạm Bắc Giang 22 KV tại Đồi Cốc và 6 trạm 110

41

KV với tổng công suất 338 MVA, trong đó phải kể đến việc xây dựng, đưa vào hoạt động trạm biến thế 110 KV.

Thời kỳ vừa qua đã cải tạo, nâng cấp lưới điện với 3.864,3 km đường dây, đạt chuẩn 81,7% và 100% số xã được cấp điện từ lưới điện Quốc gia, các tuyến chính là tuyến 220 KV Phả Lại - Thái Nguyên; tuyến 110 KV Bắc Giang - Phả Lại… và tuyến trung thế 35 KV, 22 KV… do thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn REII, REII mở rộng, bán điện trực tiếp đến người tiêu dùng (119/tổng 130 xã). Hệ thống chiếu sáng đô thị được cải tạo và tham gia xây dựng, đưa nhà máy nhiệt điện Sơn Động vào hoạt động.

- Phát triển hệ thống đê điều, thủy lợi: Hệ thống đê điều, thủy lợi được quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng khá tốt, gồm hệ thống đê điều, kênh mương và hệ thống hồ, đập, phục vụ phát triển KT-XH đặc biệt là nông nghiệp, gồm cả phòng chống thiên tai.

Đến năm 2013, diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới, tiêu chủ động đạt khoảng 82% theo các hệ thống sông (sông Cầu, đê sông Thương, sông Lục Nam) với các công trình thủy lợi trọng điểm, cụ thể là:

+ Trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài đê là 348,798 km, trong đó đê sông Thương dài 47,633 km, đê sông Cầu là 81,808 km, đê sông Lục Nam là 21,350 km, đê Cổ Mân là 20,750 km, đê tả, hữu Lái Nghiên là 27,1 km và các tuyến đê bối, đê bao dài 150,157 km. Đến hết năm 2013, toàn tỉnh đã tu bổ 152,298 km đê, kè đá 41,362 km.

+ Tỉnh có 618 hồ chứa, trong đó các Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi có 100% vốn nhà nước quản lý 33 hồ, đặc biệt là các hồ Cấm Sơn (dung tích 248 triệu m3), hồ Khuôn Thần (dung tích 16,1 m3). Đến hết năm 2013, đầu tư xây dựng thêm 4 hồ, cải tạo, nâng cấp 12 hồ và các địa phương quản lý 585 hồ.

+ Tỉnh có 6.990 tuyến kênh mương với tổng chiều dài 7.924,4 km, trong đó kênh chính 432,9 km (kênh cấp I: 488,1 km; kênh cấp II: 675,6 km và hệ thống kênh cấp III) và kênh nội đồng do các địa phương quản lý 6.327,8 km. Đến hết năm 2013, tỉnh kiên cố được 2.527 km (chiếm 31,9%), trong đó kênh chính 90,7km, (chiếm 21%), kênh cấp I là 144,5 km (chiếm 29,6%), kênh cấp II là 181,2 km (chiếm 26,9 %), kênh cấp III còn lại và kênh nội đồng 2.110,6 km (chiếm 33,4 %).

+ Tỉnh có 822 trạm bơm với tổng công suất 1.255.700 m3/h thực hiện tưới cho 23.500 ha/52.300ha, chiếm 45% tổng diện tích tưới trong tỉnh; tiêu bằng bơm điện cho diện tích lưu vực 32.052 bằng 100% diện tích được bơm tiêu toàn tỉnh.

42

Thực hiện chương trình an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh, hệ thống các hồ nước tiếp tục đầu tư cải tạo nên được củng cố vững chắc hơn và khai thác, quản lý tổng hợp hệ thống hồ chưa hiệu quả hơn.

- Khu sản xuất, chế biến hàng hóa nông sản chủ lực

Huyện Lục Ngạn, huyện Yên Thế, huyện Yên Dũng và quanh thành phố Bắc Giang … đã hình thành một số vùng chuyên canh, sản xuất ra sản phẩm nông sản có vị thế trên thị trường. Cụ thể:

- Vùng gà đồi Yên Thế đã xây dựng dựng thương hiệu với quy mô lên tới trên 4,5 triệu con năm 2013, đạt 17.632 tấn thịt và giá trị sản xuất ước 1.209 tỷ đồng, chiếm 13,0% tổng giá trị sản xuất đạt ngành chăn nuôi, cung cấp cho các siêu thị ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận.

- Khu vải thiều Lục Ngạn có diện tích 18.595 ha, chiếm 53,7% diện tích vải toàn tỉnh, sản lượng đạt 94,5 nghìn tấn, giá trị sản xuất là 1.034 tỷ đồng, chiếm 72,8% giá trị vải chung và chiếm tới 10,8% tổng giá trị ngành trồng trọt (2013), cung cấp chủ yếu cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc (khoảng 50%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khu rau xanh khu vực đồng bằng và trung du với sản lượng tăng dần, chất lượng được nâng cao, cung cấp cho thị trường trong tỉnh và đặc biệt là thị trường Hà Nội, thị trường tiềm năng Trung Quốc.

- Một số thiết bị máy móc phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp

Để nâng cao năng suất và đạt được hiệu quả kinh tế thì yếu tố vật chất kỹ thuật đóng trò vô cùng quan trọng. Tỉnh Bắc Giang vẫn là một tỉnh miền núi, hoạt động nông nghiệp vẫn phụ thuộc nhiều vào lao động chân tay, mang nhiều tình truyền thống. Nên việc vận dụng máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất nông nghiệp chưa thực sự nhiều.

Nhìn vào bảng bên dưới, lại một lần nữa ta thấy hoạt động sản xuất nông nghiệp với quy mô sản xuất nhỏ lẻ. Số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu được hộ gia đình sử dụng. Ngày càng thấy rõ các hình thức tổ chức trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp kém phát triển, không tận dụng và phát huy được hết vai trò của mình. Vì vậy, cần có những biện pháp, chính sách thúc đẩy, hỗ trợ sự phát triển của các hình thức này để ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang phát triển theo hướng hiện đại hóa.

43

Bảng 7: Một số máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp phân theo hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Đơn vị: Chiếc

Hộ gia đình Trang trại Hợp tác xã Doanh nghiệp

Động cơ điện 14425 30 - 1

Đông cơ chạy bằng xăng, dầu, diezen

2493 15 39 0

Máy phát điện 2682 113 16 12

Máy kéo 9703 - 2 -

Máy gieo sạ 130 2 0 1

Máy gặt đập 233 2 0 2

Máy tuốt lúa 31188 18 19 0

Máy sấy 1484 2 1 5

Máy chế biến lương thực thực phẩm

4679 6 0 1

Máy chế biến thức ăn gia súc

2492 41 20 2

Máy chế biến thức ăn thủy sản

62 6 22 0

Máy bơm nước 103552 344 242 424

Bình phun thuốc sâu có động cơ

10210 41 16 3

Tổng số 183333 620 377 451

(Nguồn: Xử lý số liệu trên cục thống kê tỉnh Bắc Giang)

2.2.3.3.Khoa học, công nghệ

Khoa học, công nghệ là yếu tố quan trọng để đưa nền kinh tế nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp hiện đại. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ vào nông nghiệp cũng đã gặt hái được ít nhiều thành công. Nhiều kỹ thuật mới đã được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

44

ứng dụng vào thực tế sản xuất ở cả 3 lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Tiêu biểu như:

Trồng trọt: xây dựng mô hình ứng dụng đồng bộ một số tiến bộ KH và CN để nâng cao khả năng chống chịu sâu, bệnh của cây lúa nhằm tăng năng suất và chất lượng, ngăn chặn nguy cơ thiệt hại do sâu bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường ; nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thơm, lúa đặc sản có giá trị kinh tế cao; nghiên cứu tuyển chọn một số giống thủy sản chất lượng cao, thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt... Đặc biệt, những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ sinh học vi sinh đã giúp làm chủ côngnghệ sản xuất giống khoai tây sạch bệnh, nhân giống hoa lan thương phẩm bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật và ứng dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất rau quả an toàn và bảo vệ môi trường

Chăn nuôi: Cùng với sản xuất giống, việc cải tiến quy trình kỹ thuật các loại con nuôi cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh cũng được nghiên cứu hoàn thiện và hợp lý hóa, tạo được hiệu quả kinh tế cao như : quy trình nuôi tôm thâm canh bền vững bằng phương pháp chuyển giai đoạn. Nuôi cá trắm đen sử dụng thức ăn công nghiệp thay thế thức ăn tươi sống.

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, các cơ sở sản xuất giống thủy sản đã làm chủ được công nghệ sản xuất giống nhân tạo nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, gồm: ngao, tôm chân trắng, cua biển, cá trình, tu hài, hàu, cá lăng, cá song, cá vược, cá song chấm nâu. Trong đó năng lực sản xuất giống ngao, hàu và tôm chân trắng đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực. Cùng với sản xuất giống, việc cải tiến quy trình kỹ thuật các loại con nuôi cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh cũng được nghiên cứu hoàn thiện và hợp lý hóa, tạo

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 45 - 53)