Đường lối, chính sách

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 54 - 56)

6. Cấu trúc đề tài

2.2.3.5.Đường lối, chính sách

Chính sách kinh tế là công cụ đắc lực để nhà nước can thiệp vào sản xuất nông nghiệp, khuyến khích hoặc hạn chế sản xuất nông nghiệp. Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng đã thực hiện theo đường lối chỉ đảo của Đảng, có những chính sách đã làm thụt lùi, có những chính sách đã tạo ra sự nhảy vọt trong sự phát triển nông nghiệp của cả nước cũng như tỉnh Bắc Giang. Tiêu biểu như:

Chính sách giảm tô, giảm tức được triển khai ngay sau sự thành công của cách mạng tháng 8/1945. Chính sách này phù hợp với nguyên vọng của nông dân nên đã phát huy tác động tích cực, thực hiện và củng cố liên minh công nông, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc tham gia cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Cùng với Nhà nước, tỉnh Bắc Giang cũng thực hiện chủ trương, chính sách hợp tác hóa nông nghiệp: Chủ trương của chính sách này là đúng đắn nhưng không phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước nói chung và tỉnh nói riêng nên đã không phát huy được hiệu quả như mong muốn trái lại lại đẩy lùi sự phát triển của nông nghiệp thời kỳ bấy giờ.

Chính sách khoán 10: Chính sách trao quyền tự chủ kinh doanh (bắt đầu từ Khoán 10) đã cho phép nông dân tiếp cận với đất đai và các tài nguyên khác như rừng, biển, mặt nước... và chính sách tự do hoá thương mại và đầu tư, đặc biệt đầu tư mạnh về thuỷ lợi đã tạo cú hích ban đầu cho nền nông nghiệp hàng hoá. Chính sách này như ngọn đuốc soi đường chỉ lối cho nền nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ lầm bước và tỉnh Bắc Giang nói riêng. Sau khi chính sách này được triển khai, nền nông nghiệp mới bắt đầu có những khởi sắc và phát triển. Vì vậy, nó là cơ sở, là nền tảng cho sự hình thành các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

Nhiệm vụ tổ chức lại sản xuất nông nghiệp: Trước tình hình nông nghiệp nói chung, HTX nông nghiệp nói riêng có nhiều vướng mắc nên vào tháng 8/1974, Ban CHTWĐ Khóa III đã triệu tập Hội nghị nông nghiệp các tỉnh đồng bằng và trung du tại Thái bình. Trên cơ sở đó đã có Nghị quyết vể Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp và cải tiến một bước quản lý nông nghiệp từ cơ sở theo hướng tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Nhờ vậy, hình thức tổ chức HTX phát triển theo một hướng đi

47

khác và có những sự khởi sắc đáng kể, số lượng và chất lượng HTX ngày càng tăng, đóng góp vào sự phát triển nông nghiệp.

Nghị quyết số 26-NQ/TW hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Là Nghị quyết toàn diện nhất veeg nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.Triển khai Nghị quyết trên địa bàn Tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả nhất định về lao động, năng suất, giá trị sản xuất, cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư...đều có những bước tiến đáng mừng. Đặc biệt, nó cũng thúc đẩy sự phát triển của các hình thức tổ chức lãnh thổ. Tính đến nay toàn tỉnh đã có 3921 tổ hợp tác xã hoạt động lĩnh vực nông, lâm nghiệp (tăng 351 tổ so với năm 2008). Tuy nhiên, số lượng HTX tăng nhưng chất lượng vẫn còn kém, kết quả hoạt động không rõ ràng, HTX chưa thực hiện tốt vai trò làm “dịch vụ hai đầu” cho nông dân. Hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn chưa phát triển, quy mô vẫn nhỏ lẻ, manh mún, số HTX, doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn ít là so với cả nước. Chủ trương, đường lối của Đảng là đúng đắn nhưng quá trình áp dụng, thực hiện vào mỗi địa phương lại chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.

Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn:

Là cơ sở để hình thành hình thức tổ chức doanh nghiệp nông nghiệp.Cụ thể, ngày 19 tháng 12 năm 2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Tại Nghị định đã quy định một số ưu đãi và hỗ trợ đầu tư bổ sung của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Những quy định cụ thể của Nghị định:

- Quy định về nguyên tắc áp dụng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư. - Quy định những nội dung được ưu đãi, hỗ trợ. Gồm:

+ Ưu đãi về đất đai: trong đó quy định cụ thể những trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễm, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; hỗ trợ tiền thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân; miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất;

+ Hỗ trợ đầu tư: Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và áp dụng khoa học và công nghệ; hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc; hỗ trợ trồng cây dược liệu, cây mắc ca; hỗ trợ đầu tư nuôi trồng hải sản trên biển; hỗ trợ cơ sở sấy lúa, ngô, khoai,sắn, sấy phụ phẩm thủy sản, chế biến cà phê; hỗ trợ đầu tư cơ sở chế tạo, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy

48

sản; hỗ trợ đầu tư chế biến gỗ rừng trồng đặc thù cho các tỉnh Tây Bắc và các tỉnh có huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP.

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 54 - 56)