6. Cấu trúc đề tài
3.1.3. Định hướng tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
a. Đối với kinh tế hộ gia đình
- Từng bước chuyển dần các hộ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa; giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện kịp thời đối với những hộ tự cấp, tự túc.
- Tạo điều kiện cho các hộ vay vốn, trang bị kĩ thuật để sản xuất và môi trường sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả. Từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống các nông hộ.
b. Đối với kinh tế trang trại
Quy hoạch phát triển kinh tế trang trại theo vùng sản xuất tập trung để thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển nhanh, vững chắc và hiệu quả, hình thành của vùng sản xuất tập trung chuyên canh, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Định hướng đến năm 2020, ở tất cả các địa phương trong tỉnh, quy hoạch các cơ sở chế biến sau thu hoạch để nâng cao giá trị sản phẩm và tăng sức cạnh tranh các sản phẩm của trang trại.
Ở các huyện miền núi của tỉnh phát triển nhanh các loại hình KTTT kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc lớn, khai thác tốt những thế mạnh, tiềm năng của vùng, ứng dụng rộng rãi khao học kĩ thuật mới vào sản xuất, thực hiện lấy ngắn nuôi dài, sản xuất gắn liền với chế biến, hình thành các hệ thống trang trại trồng cây ăn quả (vải, nhãn, dứa...), đảm bảo hài hòa lợi ích giữ chủ trang trại với doanh nghiệp chế biến, địa phương và nhà nước.
Phát triển trang trại gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới, tạo thêm nhiều việc làm để thu hút lao động nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất , góp phần xóa đói giảm nghèo nhằm hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái, năng suất chất lượng cao và bảo vệ môi trường tự nhiên.
c. Đối với HTX
Hỗ trợ các HTX chuyển đổi và thành lập mới hoàn thiện cơ chế quản lí, tăng cường và nâng cao hiệu quả các hoạt động dịch vụ, kinh doanh đáp ứng tốt hơn cỏc yờn cầu của xã viên theo hướng khuyến khích HTX chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân, phát triển thành các HTX nông nghiệp sản xuất dinh doanh tổng hợp.
78
Đối với các HTX khá và trung bình, tiếp tục hỗ trợ giải quyết các vướng mắc về tài sản, vốn quỹ, cho vay vốn, đào tạo các cán bộ HTX.
Đối với HTX yếu kém đã có nhiều biện pháp hỗ trợ vẫn không khôi phục được, các xã viên có nguyện vọng thì xem xét từng trường hợp có thể giải thể, hướng dẫn giúp đỡ nông dân hình thành tổ chức kinh tế hợp tác phù hợp.
Ở các địa phương chưa có HTX cần làm tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ khuyến khích hình thành HTX và các loại hình hợp tác đa dạng từ thấp đến cao, hướng vào dịch vụ sản xuất và đời sống theo nhu cầu của nông dân.
d. Vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung. * Vùng sản xuất cây ăn quả tập trung.
- Quy hoạch vùng trồng vải tập trung ở huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế với diện tích 26.300 ha.
- Quy hoạch vùng trồng na tập trung ở 10 xã huyện Lục Nam, diện tích 2.700 ha. - Quy hoạch vùng trồng chuối quy mô 1.100 ha, tập trung ở huyện Hiệp Hoà, Tân Yên, Lạng Giang.
- Quy hoạch vùng sản xuất cây có múi diện tích 545 ha ở các huyện Lục Nam, Lạng Giang, Sơn Động, Hiệp Hoà, Tân Yên, Lục Ngạn
* Vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung:
Quy hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, quy mô 2.100 ha ở TP. Bắc Giang, Lạng Giang, Việt Yên, Tân Yên, Hiệp Hoà, Yên Dũng, Lục Nam.
*Vùng chăn nuôi lợn hướng nạc: Quy hoạch vùng chăn nuôi lợn có tỷ lệ nạc cao ở Lạng Giang, Hiệp Hoà, Tân Yên, Yên Dũng, Việt Yên, Lục Nam và TP. Bắc Giang. Quy mô khoảng 1,5 triệu con.
*Vùng chăn nuôi bò thịt tập trung.
Quy hoạch vùng chăn nuôi bò thịt hàng hoá ở huyện Hiệp Hoà, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Dũng, Việt Yên. Quy mô khoảng 150 – 155 nghìn con.
*Vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung.
Quy hoạch vùng rừng nguyên liệu tập trung quy mô 53.504 ha ở 12 xã huyện Sơn Động, 5 xã huyện Lục ngạn, 8 xã huyện Yên Thế và 16 xã huyện Lục Nam.
*Vùng sản xuất lúa thâm canh cao sản:
Bố trí 35.000 ha gieo trồng ở các huyện Hiệp Hoà, Việt Yên, Yên Dũng, Tân Yên, Yên Dũng, Lục Nam, Lạng Giang.
79
Quy hoạch vùng rau an toàn khu vực Thành phố Bắc Giang, vùng rau tập trung huyện Lục nam, vùng rau chất lượng cao huyện Hiệp Hoà, vùng sản xuất rau vụ đông cung cấp cho chế biến huyện Lạng Giang, vùng sản xuất rau an toàn huyện Lạng Giang, vùng sản xuất rau phục vụ chế biến huyện Tân Yên, vùng sản xuất rau an toàn huyện Việt Yên, vùng sản xuất rau tập trung huyện Yên Dũng với tổng diện tích 3.600 ha.
*Vùng sản xuất hoa, cây cảnh.
Quy hoạch vùng trồng hoa, cây cảnh thuộc 3 xã, phường thuộc thành phố Bắc Giang; xã Tân Dĩnh huyện Lạng Giang; 2 xã huyện Yên Dũng; 2 xã huyện Việt Yên. Quy mô 35 – 45 ha.