doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 1989 - 2013
2.5.1. Những thành công trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
- Hành lang pháp lý và hệ thống pháp luật quy định về hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài dần đƣợc hoàn thiện và đầy đủ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ Việt Nam trong hoạt động đầu tƣ. Kể từ khi có Nghị định 22/1999/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài năm 1999 đến nay, cơ chế đã 2 lần sửa đổi và hiện nay Nghị định 78/2006/NĐ- CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cũng đang đƣợc Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.
51
- Tính đa dạng về các hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài thể hiện rõ nét, đa dạng về thị trƣờng, về ngành đầu tƣ và về hình thức đầu tƣ.
- Các dự án đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài không chỉ đem về nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia mà còn nâng cao vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế.
- Nâng cao bản lĩnh, kinh nghiệm và trau dồi các kỹ năng cho các nhà đầu tƣ trong quá trình tìm kiếm, đầu tƣ tại các thị trƣờng nƣớc ngoài.
- Góp phần ổn định kinh tế và tăng cƣờng an sinh xã hội cho các quốc gia tiếp nhận đầu tƣ bằng cách tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời dân trong vùng và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ.
- Động lực thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đổi mới công nghệ, cách thức quản lý, điều hành để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.
2.5.2. Nguyên nhân của những thành tựu đạt được
- Chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước
Những năm trở lại đây, làn sóng đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng mạnh mẽ cả về số dự án và quy mô dự án, đa dạng về địa bàn và lĩnh vực đầu tƣ. Một trong những nguyên nhân thúc đẩy hoạt động này là Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành những chủ trƣơng, chính sách đúng đắn.
Sự ra đời của Nghị định 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính phủ quy định về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đã đánh dấu bƣớc quản lý có hệ thống đầu tiên của Chính phủ về hoạt động này. Trƣớc khi có Nghị định này, lƣợng vốn đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp rất ít, thậm chí từ năm 1995 đến năm 1997, không có dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài nào. Kể từ sau Nghị định này, lƣợng vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tăng lên đáng kể. Những năm sau đó, sự ra đời của các thông tƣ hƣớng dẫn thi hành Nghị định trên đã giải quyết
52
những vƣớng mắc của các doanh nghiệp trong quá trình đầu tƣ. Chính vì vậy, lƣợng vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài liên tục tăng ổn định qua các năm. Không chỉ tăng về số lƣợng các dự án mà những dự án có vốn đầu tƣ lớn vào những địa bàn mới đƣợc triển khai nhanh chóng.
Đặc biệt, Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài ra đời đánh dấu bƣớc hoàn thiện về pháp luật đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Việt Nam. Ở trong Nghị định này, Chính phủ đã quy định rõ ràng quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tƣ bên cạnh những ƣu đãi đầu tƣ, lĩnh vực đầu tƣ cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, trách nhiệm của từng cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong việc quản lý hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài cũng đƣợc quy định tại Nghị định này.
- Các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương
Kể từ những năm 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đã chủ động tham gia đàm phán để ký kết các hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) song phƣơng và đa phƣơng. Đến nay, Việt Nam đã ký kết đƣợc một số FTA với các nƣớc nhƣ Nhật Bản, Chi Lê. Ngoài ra, Việt Nam còn ký kết với một số tổ chức nhƣ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và với tƣ cách là thành viên thì Việt Nam cũng đƣợc hƣởng lợi từ một số FTA đƣợc ký kết giữa ASEAN với Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, New Zealand, Úc. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang đàm phán để tiếp tục ký kết các hiệp định thƣơng mại tự do với Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc, liên minh thuế quan Nga – Belarus – Kazakhstan. Điều này giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tƣ ra nƣớc ngoài sẽ tránh đƣợc những hàng rào bảo hộ của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Hơn thế nữa, trong khuôn khổ các hiệp định đƣợc ký kết thì các doanh nghiệp cũng đƣợc hƣởng lợi từ các chính sách ƣu đãi về địa bàn đầu tƣ, lĩnh vực đầu tƣ...đặc biệt là chính sách thuế.
Tuy nhiên, để có thể tận dụng tối đa những chính sách ƣu đãi trong khuôn khổ các hiệp định thƣơng mại tự do thì buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động nắm bắt, tìm hiểu thị trƣờng và tận dụng lợi thế so sánh của mình để đầu tƣ có hiệu quả và lâu dài.
53
- Lợi thế so sánh của Việt Nam ở một số ngành
Xuất phát điểm là một nƣớc nông nghiệp, do đó, Việt Nam có những lợi thế nhất định trong lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp nhƣ cây lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Đặc biệt, với hơn 3000 km đƣờng bờ biển kéo dài, Việt Nam nổi bật trong ngành đánh bắt và chế biến thủy hải sản. Có rất nhiều doanh nghiệp đã tận dụng những khoảng đất rộng ở các quốc gia nhƣ Lào, Campuchia để tiến hành đầu tƣ trồng các cây lƣơng thực, cây công nghiệp nhƣ ngô, cao su, hồ tiêu,...Do đó, nông nghiệp vẫn là một trong những ngành đƣợc Chính phủ khuyến khích đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhằm tận dụng tối đa kinh nghiệm sản xuất và những ƣu đãi đầu tƣ của các quốc gia tiếp nhận đầu tƣ.
Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp năng lƣợng và khai thác dầu khí cũng là những lĩnh vực đƣợc đầu tƣ ra nƣớc ngoài khá nhiều của Việt Nam. Các dự án về xây dựng thủy điện chỉ có gần 10 dự án nhƣng tổng vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp Việt Nam là hơn 1,8 tỷ USD (2013). Ngoài ra, trong một vài năm trở lại đây, ngành khai khoáng, cụ thể là khai thác dầu khí luôn là ngành có vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài lớn nhất với hơn 7,1 tỷ USD (2013). Có thể kể đến một số địa điểm đầu tƣ về khai thác dầu khí nhƣ Liên bang Nga, Venezuela và một số quốc gia khác.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, viễn thông và phần mềm là những ngành có vốn đầu tƣ lớn ra nƣớc ngoài. Điển hình là Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel và Tập đoàn FPT.
Trong thời gian tới, các doanh nghiệp vẫn sẽ tiếp tục đầu tƣ các ngành mũi nhọn nhƣ nông nghiệp, công nghiệp năng lƣợng, viễn thông và công nghiệp khai khoáng ra nƣớc ngoài do họ có nhiều lợi thế so sánh hơn các ngành khác. Trong tình hình kinh tế hiện nay thì đây đƣợc coi là một bƣớc đi đúng và an toàn.
- Chiến lược đầu tư rõ ràng, hiệu quả của các doanh nghiệp
Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đi đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Ngoài những điều kiện đầu tƣ đƣợc quy định tại điều 4 của Nghị định
54
78/2006/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài, các doanh nghiệp cần phải có chiến lƣợc rõ ràng và hiệu quả. Sở dĩ nhƣ vậy vì các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài không chỉ cần lƣợng vốn tƣơng đối lớn mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro từ thị trƣờng, chính sách, lĩnh vực đầu tƣ của nƣớc sở tại. Bởi vậy, doanh nghiệp cần có chiến lƣợc cụ thể khi đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhƣ cần xác định rõ về đặc điểm địa bàn đầu tƣ, xu hƣớng phát triển của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ trong tƣơng lai hay những rủi ro chính sách có thể gặp phải. Những doanh nghiệp có chiến lƣợc đầu tƣ cụ thể, rõ ràng thì sẽ có đƣợc những thành công trên những dự án đầu tƣ đó.
2.5.3. Một số tồn tại trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
- Chƣa có chiến lƣợc đầu tƣ ra nƣớc ngoài cụ thể và dài hạn trừ ngành dầu khí đã có kế hoạch dài hạn. Hiện tại, đề án về thúc đẩy hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Việt Nam đƣợc phê duyệt từ năm 2009 song chỉ dừng lại ở những quy định chung chung. Đến nay, Chính phủ chƣa có một bộ luật riêng quy định về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài, chƣa có chiến lƣợc cụ thể về địa bàn, lĩnh vực khuyến khích đầu tƣ. Đặc biệt, do chƣa có chiến lƣợc đầu tƣ cụ thể nên trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động này còn chƣa rõ ràng. Nhiều doanh nghiệp đầu tƣ nhỏ lẻ, tự phát ở một số thị trƣờng mới, ẩn chứa nhiều rủi ro nhƣ ở châu Phi hay châu Mỹ Latinh.
- Mặc dù đã có những chính sách hiệu quả song nhìn chung, hệ thống chính sách, pháp luật chƣa bắt kịp thực tế và chậm thay đổi. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tƣ còn khá phức tạp đối với nhiều doanh nghiệp. Hay việc quản lý hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài còn nhiều bất cập từ khâu quản lý tiền đầu tƣ đến khâu hậu kiểm.
- Hoạt động xúc tiến đầu tƣ chƣa hiệu quả. Sự hoạt động của các tham tán thƣơng mại, cơ quan thƣơng vụ và Đại sứ quán ở nƣớc ngoài chƣa thực sự chặt chẽ với các doanh nghiệp trong nƣớc nói riêng và các cơ quan quản lý hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài nói chung. Hiện tại, do chƣa có cơ quan xúc tiến đầu tƣ ra nƣớc ngoài chuyên trách nên công tác này đƣợc giao cho nhiều
55
cơ quan khác nhau đảm trách. Điều này dẫn đến sự phối hợp thiếu chặt chẽ trong quản lý xúc tiến đầu tƣ. Hơn thế nữa, do các dự án đầu tƣ chậm báo cáo nên Cục đầu tƣ nƣớc ngoài không thể tổng hợp số liệu để có báo cáo chi tiết, từ đó, các cơ quan quản lý nhà nƣớc sẽ có những giải pháp thiết thực giải quyết các vấn đề phát sinh. Vì vậy, hoạt động xúc tiến đầu tƣ chƣa hiệu quả là do sự thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nƣớc và sự thờ ơ của các nhà đầu tƣ.
- Các doanh nghiệp thiếu thông tin về các thị trƣờng đầu tƣ trầm trọng. Hiện tại, chƣa có một cơ quan chuyên trách của Chính phủ thực hiện việc tìm kiếm, cung cấp những thông tin chính xác về thị trƣờng đầu tƣ, chi phí hay các chính sách ƣu đãi của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Do đó, nhiều doanh nghiệp đầu tƣ nhỏ lẻ, tự phát vào các thị trƣờng mới, tiềm ẩn nhiều rủi ro nhƣ châu Phi và châu Mỹ Latinh.
- Sự thiếu chuyên nghiệp trong quản lý, điều hành cũng sự chậm đổi mới khoa học công nghệ dẫn đến năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp đầu tƣ còn chƣa cao. Nhiều doanh nghiệp vẫn mang tƣ duy quản lý trong nƣớc để điều hành, quản lý các dự án đầu tƣ. Điều này hoàn toàn không hợp lý do môi trƣờng đầu tƣ ở hai nơi là khác nhau. Sự chậm đổi mới công nghệ khiến các doanh nghiệp tạo ra giá trị gia tăng thấp, năng suất lao động chƣa cao nên khó có thể gia tăng nguồn lợi nhuận nhƣ mong muốn. Mặt khác, việc chậm đổi mới công nghệ cũng cản trở sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trƣờng quốc tế.
- Các doanh nghiệp đầu tƣ thiếu tính liên kết trong hoạt động tại thị trƣờng nƣớc ngoài, chủ yếu hoạt động manh mún, nhỏ lẻ. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn không làm hoặc báo cáo chậm về thị trƣờng đầu tƣ. Hơn thế nữa, một số doanh nghiệp sau khi nhận giấy chứng nhận đầu tƣ thì không hoặc chậm triển khai dự án đầu tƣ.
- Các ngân hàng Việt Nam chƣa phát triển mạnh và mở rộng các chi nhánh ở nƣớc ngoài. Điều này làm cho các doanh nghiệp hạn chế trong việc triển khai vốn đầu tƣ. Các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài có vốn đầu tƣ khá lớn,
56
việc các ngân hàng trong nƣớc chƣa mở nhiều các chi nhánh ở nƣớc ngoài khiến cho việc chuyển tiền trở nên phức tạp, qua nhiều khâu trung gian, do đó, chi phí sẽ gia tăng đối với các dự án đầu tƣ.
2.5.4. Nguyên nhân của những tồn tại
- Về phía Nhà nước
Khung pháp lý về hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài còn chƣa hoàn thiện, chậm thay đổi so với thực tế. Điều này không chỉ thể hiện ở việc tạo hành lang pháp lý cho các nhà đầu tƣ đầu tƣ ra nƣớc ngoài mà còn phải có cơ chế quản lý các dự án đó thật hiệu quả. Nhà nƣớc đã tạo nhiều điều kiện về chính sách cho các doanh nghiệp đầu tƣ ở nƣớc ngoài song cơ chế quản lý về các hoạt động đó thì lại lỏng lẻo. Điển hình nhƣ việc thực hiện báo cáo đầu tƣ của các doanh nghiệp chƣa nghiêm túc, gây chậm trễ cho công tác tổng hợp số liệu, dự báo tình hình phát triển của hoạt động này.
Việc phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc với các cơ quan tham tán, thƣơng vụ ở nƣớc ngoài chƣa hiệu quả. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận với thị trƣờng nƣớc ngoài. Các cơ quan Tham tán, thƣơng vụ ở nƣớc ngoài không nắm chính xác số lƣợng dự án đầu tƣ cũng nhƣ tình hình triển khai của các dự án. Và nhiều doanh nghiệp đầu tƣ đơn lẻ, tự phát khiến cho hoạt động này trở nên rủi ro.
- Về phía doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn hạn chế. Việc chƣa tìm hiểu kỹ môi trƣờng đầu tƣ và thị hiếu ngƣời tiêu dùng đã gây cản trở lớn cho các doanh nghiệp khi đầu tƣ sang một thị trƣờng mới. Mặt khác, kỹ năng quản lý và điều hành dự án còn kém, chƣa đáp ứng với môi trƣờng đầu tƣ hiện đại và năng động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chƣa đầu tƣ thích hợp vào Nghiên cứu và Triển khai (R&D) nên lộ trình đầu tƣ còn hạn chế.
Các doanh nghiệp chƣa xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ dài hạn. Việc thiếu kỹ năng quản lý, tầm nhìn chiến lƣợc đã khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam mất đi cơ hội đầu tƣ trong một thị trƣờng mới. Việc nắm bắt đƣợc xu hƣớng
57
chính sách ở nƣớc tiếp nhận đầu tƣ là vô cùng quan trọng bởi lẽ các dự án đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là những dự án lâu dài, có vốn đầu tƣ lớn. Do đó, cần phải nắm bắt những thay đổi trong chính sách của nƣớc sở tại để đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp mình.
Chậm báo cáo đầu tƣ là một trong những nguyên nhân chính của những hạn chế trên. Các doanh nghiệp chƣa hiểu hết tầm quan trọng của việc báo cáo đầu tƣ. Khi các doanh nghiệp chậm hoặc không báo cáo đầu tƣ thì các cơ quan quản lý nhà nƣớc không thể tổng hợp đƣợc số liệu. Qua đó, họ không thể dự đoán đƣợc xu hƣớng phát triển trong tƣơng lai của dòng vốn này và không thế đƣa ra những biện pháp thích hợp để giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tế. Điều này gián tiếp tác động đến sự hiệu quả trong đầu tƣ của các doanh nghiệp.
Nhƣ vậy, hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Việt Nam hiện nay đang dần đi vào khuôn khổ bởi khung pháp lý đang đƣợc hoàn thiện. Các nhà đầu tƣ Việt Nam nên tập trung đầu tƣ vào các nƣớc ASEAN để tận dụng