Xây dựng mô hình

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 43)

Hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài mang lại nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, một câu hỏi đƣợc tác giả đặt ra là liệu Việt Nam có nên tiếp tục khuyến khích các hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài hay nên hạn chế?

Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài là một bộ phận quan trọng của đầu tƣ quốc tế, đây là cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn nguyên vật liệu mới, đặc biệt là thị trƣờng tiêu thụ mới. Ngoài ra, đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài cũng mang lại nguồn lợi nhuận lớn và thúc đẩy phát triển, áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu là một trong những thƣớc đo sự phát triển của nền kinh tế. Trong những năm trở lại đây, bằng cách khai thác các thế mạnh, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng đều và ổn định qua các năm. Điều này đã mang lại nhiều lợi ích cho đất nƣớc nhƣ tăng lợi nhuận cho nền kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán...

34

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam tăng qua các năm. Hiện nay, Việt Nam trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình. Chính vì vậy, Việt Nam đang đƣợc đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trƣởng kinh tế nhanh trên thế giới.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc thúc đẩy hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài sẽ làm hạn chế nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc, thu hẹp sản xuất kinh doanh, do đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ có xu hƣớng giảm và tăng trƣởng kinh tế Việt Nam sẽ chững lại. Vì vậy, tác giả đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu nhƣ sau:

Câu hỏi 1: Hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài có góp phần vào

tăng trƣởng kinh tế Việt Nam nói chung hay không?

Câu hỏi 2: Hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài có góp phần vào

kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không?

Để trả lời câu hỏi này, tác giả thực hiện phân tích kết quả của hai mô hình hồi quy kinh tế lƣợng Eviews 4 của đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài đối với giá trị xuất khẩu và tăng trƣởng kinh tế Việt Nam.

Qua cách tiếp cận và thu thập số liệu, tác giả thực hiện kiểm định mô hình hồi quy đơn nhƣ sau:

Mô hình 1: GDPi = β1 + β2OFDIi + ε Mô hình 2: EXi = β1 + β2OFDIi + ε

Trong đó:

- EXi là kim ngạch xuất khẩu theo giá thực tế của Việt Nam (tỷ USD) - GDPi là tổng sản phẩm quốc nội thực tế qua các năm (tỷ USD)

- OFDI là vốn đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài đăng ký của Việt Nam (tỷ USD)

- β là tham số hồi quy - ε là sai số

35

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)